Người Việt kể từ Anh: Mang khẩu trang bị xem như nhiễm Covid-19, hết dám đeo
Tính đến trưa 10.3, Vương quốc Anh có 321 ca nhiễm Covid-19, trong đó 5 ca tử vong. Song, người dân địa phương quan niệm đây chỉ là cảm cúm thường. Người Việt ở đây không dám mang khẩu trang vì sợ bị kỳ thị.
Vừa có ca nhiễm Covid-19 đầu tiên ở Nottingham, người dân đã ‘càn quét’ hết giấy vệ sinh trong siêu thị – Ảnh: Phương Đặng
Mọi người vẫn sinh hoạt bình thường
Trong đổi với Thanh Niên, chị Nguyễn Quỳnh Trang (sống ở London) cho biết mọi người vẫn đi lại, tụ tập, ăn uống bình thường, nói không với khẩu trang.
“Người dân địa phương vẫn hớn hở vì quan niệm đó là bệnh lây nhiễm như cúm thông thường. Trái lại, rất nhiều người Việt, đặc biệt là du học sinh đều hoang mang trước dịch bệnh”, theo chị Quỳnh Trang.
Không có cảnh cháy hàng, người dân cũng không đổ xô mua hàng dự trữ
Riêng chị Quỳnh Trang cũng đang lo sợ nhưng vẫn không dám về Việt Nam. “Mình muốn về Việt Nam, tính xét nghiệm chắc chắn rồi về. Nhưng sợ lên máy bay nhỡ lây ai, nhỡ có sao thì sẽ ảnh hưởng cả nước, nên chẳng dám về nữa. Con cái thì vẫn phải đi học, cả 2 đứa đều sắp thi hết cấp. Mình cũng chưa dám đeo cái khẩu trang. Chưa bao giờ mình thấy mong manh như bây giờ”, chị bày tỏ lo lắng.
Ở Greenwich (thuộc London), chị T.L cho biết cuộc sống ở đây vẫn bình thường và chưa có gì thay đổi. “Ở đây cuộc sống vẫn bình thường, không giống đang có dịch như ở Việt Nam. Học sinh, sinh viên đi học như thường lệ. Mọi người cũng có ý thức rửa tay vệ sinh, nhưng không ai mang khẩu trang cả. Người châu Á thì người mang, người không”, chị T.L thông tin.
Video đang HOT
Hàng hóa dồi dào trong siêu thị ở Anh
Do tâm lý chung của người châu Á, chị T.L cho biết, người Việt sống trong khu vực cũng hạn chế đi lại. Một số người do công việc bắt buộc nên phải đi.
“Vài người bạn tôi quen vẫn đi ăn uống, lên trung tâm bình thường. Bản thân tôi thì lại ở nhà suốt, không còn ra thư viện học và chuyển sang đi bộ cho an toàn”, chị nói.
Không dám mang khẩu trang vì sợ bị kỳ thị
Vì cho rằng đây chỉ là cúm thông thường nên dân địa phương không ai mang khẩu trang.
Chị Quỳnh Trang cho biết: “Ở đây người ta nghĩ, ai đeo khẩu trang có nghĩa là người đó bị bệnh, lên tàu điện sẽ bị nhìn kiểu khó chịu. Bác sĩ còn khuyên không nên đeo khẩu trang, vì không ngăn được virus, dễ bị nhiễm hơn. Không ai đeo khẩu trang nhưng vẫn không có mà mua hoặc rất là đắt nếu mua online”.
Tuy nhiên ở Anh, mặt hàng khẩu trang, nước rửa tay và giấy vệ sinh lại khan hiếm
Dù đã xuất hiện 5 ca nhiễm Covid-19 ở Nottingham, nhưng anh Phương Đặng thấy tất cả người Anh đều không mang khẩu trang.
“Người Anh không hề lo lắng nên không ai mang khẩu trang cả. Chỉ có sinh viên Trung Quốc và Việt Nam mang khẩu trang khi ra đường thôi. Mình cũng không dám mang khẩu trang vì dễ bị kỳ thị”, anh Phương cho biết.
Anh Phương cũng cho biết thêm, khi có ca nhiễm Covid-19 đầu tiên ở Nottingham, người dân cũng đi mua gạo và đồ ăn tích trữ. Nhưng sau đó, mọi thứ ổn định lại. Song, nước rửa tay và giấy vệ sinh lại khan hiếm.
“Hiện nay, giá khẩu trang từ 3 – 4 bảng tăng lên đến 30 – 40 bảng/1 hộp. Và tại các siêu thị, đồ ăn thức uống không thiếu, chỉ có giấy vệ sinh và nước rửa tay là cháy hàng”, anh nói.
Trung tâm mua sắm Victoria intu Nottingham vẫn đông đúc
Từ đầu dịch chị T.L. cũng đi mua khẩu trang nhưng sau đó không ai đeo nên cũng sợ bị kỳ thị. Bây giờ dù có đôi chút e ngại vì sợ bị kỳ thị, nhưng chị T.L quyết định mang khẩu trang để bảo vệ chính bản thân mình.
“Hiện giờ, lo vì mình muốn tự bảo vệ mình mà lại sợ bị kỳ thị. Nhưng sau vụ ca nhiễm Covid-19 thứ 17 ở Việt Nam thì mình thật sự sợ lắm, nên mình quyết định cứ mang khẩu trang lo cho bản thân mình trước. Hai hôm nay mình mang thì chưa thấy mọi người phản ứng gì”, chị T.L kể.
Trên phố xá người dân đi lại như thường nhật
Theo thanhnien
Chàng trai Việt ở Anh chia sẻ hành trình "tử thần" tới miền đất hứa
Chàng trai Việt 20 tuổi đến Anh năm 2017 nhờ trốn sau một chiếc xe tải và hiện vẫn sống không có giấy tờ hợp pháp ở "miền đất hứa" - nơi cậu phải liều mạng mới tới được.
Chiếc xe tải chở 39 thi thể, được cho là người Việt tại một khu công nghiệp ở thị trấn Grays, Essex, Vương quốc Anh
Theo báo Anh Sky, chàng trai 20 tuổi, đến từ một vùng quê nghèo ở miền Bắc Việt Nam và việc đi lậu đến Vương quốc Anh được cậu xem là "lựa chọn duy nhất" để đổi đời bất chấp những rủi ro, nguy hiểm trong suốt hành trình.
"Dù rất buồn khi phải rời quê nhưng tôi cần đến Vương quốc Anh để tìm kiếm một cuộc sống mới. Cuộc sống ở Việt Nam quá nghèo khổ", Sky News dẫn lời chàng trai Việt.
Chàng trai cho biết, khi tôi khăn gói rời quê nhà sang Anh cậu không quan tâm đến cái chết mà chỉ mong sớm đến được "miền đất hứa" để làm việc. Cậu cho rằng, không có lựa chọn nào khác tốt hơn cho mình ngoài đi lậu đến Anh.
Khi nhắc đến 39 người mà cảnh sát Anh tin là người Việt, chết trong chiếc xe container được phát hiện ở thị trấ Grays, thị trấn Essex hôm 23/10, chàng trai Việt chia sẻ: "Khi tôi nghe nói rằng, có nạn nhân người Việt trong số 39 thi thể (trong xe container ở Anh), tôi đã rất đau lòng. Tôi biết hành trình đến đây gian khổ như thế nào và quyết định đến đây khó khăn như thế nào. Vì vậy, việc những người mất mạng vì đến Anh đã làm trái tim tôi tan nát. Tôi hy vọng có thể giúp đỡ gia đình họ bằng bất cứ cách nào để xác định danh tính các nạn nhân".
Câu chuyện của chàng trai Việt 20 tuổi đang sống ở Anh mà không có giấy tờ hợp pháp không hiếm. Hàng nghìn người Việt được cho là đã đi lậu và hiện vẫn sống mà không có giấy tờ hợp pháp ở Vương quốc Anh.
Phần lớn người Việt đến Anh làm việc trong các tiệm làm móng, nhà hàng cũng như trong ngành công nghiệp cần sa bất hợp pháp.
Anh Olivier Ly, ở phía đông London có nhiều bạn bè chấp nhận trốn trong container - "cỗ quan tài di động" để tới Anh kiếm tiền. Theo anh, sau cái chết của 39 người, được cảnh sát cho là người Việt, thì làn sóng nhập cư lậu vào Anh sẽ vẫn tiếp diễn.
"Một số người mất mạng không thể ngăn cản những người khác. Đó là một thảm kịch rất buồn nhưng họ (người Việt) sẽ vẫn đến Anh vì họ thấy vẫn có cơ hội kiếm tiền ở Anh", Olivier nói.
Theo danviet
Cộng đồng tôn giáo Hàn Quốc tê liệt vì virus corona Các nhà thờ và cơ sở tôn giáo của Hàn Quốc đã đình chỉ lễ bái tập thể trong bối cảnh lo ngại về dịch bệnh lan rộng trong các sự kiện tôn giáo đông đúc. Hơn một nửa tổng số ca nhiễm virus corona của Hàn Quốc liên quan đến các thành viên của giáo phái Shincheonji (Tân Thiên Địa) và những...