Người Việt kể chuyện “đổ rác ở Mỹ”, tưởng cồng kềnh vất vả và bốc mùi ai ngờ sạch sẽ thơm tho đến mức không còn gì để chê!
Mỗi người, mỗi nhà, chỉ cần làm thêm 1 vài thao tác, góp một phần công sức nhỏ bé, trước là để giúp công nhân vệ sinh môi trường bớt vất vả và sau là để giữ cho môi trường đô thị thêm sạch sẽ.
Rác thải và phân loại rác thải là chủ đề chưa bao giờ hết “hot” ở tất cả các quốc gia trên thế giới, ở bất kỳ đâu, trong bất kỳ thời điểm nào. Vì RÁC tác động trực tiếp đến môi trường sống của chúng ta, nếu phân loại và xử lý rác hợp lý cũng là cách để gìn giữ môi trường xanh-sạch-đẹp cho thế hệ con cháu mai sau.
Đầu tháng 12/2021 vừa qua, chị Matroshka Ngo, đã đăng bài chia sẻ trên một diễn đàn hơn 2 triệu thành viên của Facebook để kể những điều chị mắt thấy tai nghe về cách người dân nước Mỹ phân loại rác và đổ rác theo quy định. Chị Matroshka Ngo cho rằng đây là cách làm khoa học, gọn nhẹ mà thể hiện được ý thức cộng đồng cao. Mỗi người, mỗi nhà, chỉ cần làm thêm 1 vài thao tác, góp một phần công sức nhỏ bé, trước là để giúp công nhân vệ sinh môi trường bớt vất vả và sau là để giữ cho môi trường đô thị thêm sạch sẽ.
Dưới đây xin trích lại bài đăng của chị Matroshka Ngo về chủ đề “ĐỔ RÁC Ở MỸ”:
“Chắc nhiều người sẽ bảo đổ rác có gì mà lạ. Khéo lại bị ném đá vì “sính Mỹ” mất. Nhưng cơ mà mình vẫn muốn chia sẻ, vì nghĩ cũng khối người giống mình chưa biết người dân Mỹ đổ rác như thế nào. Bởi bây giờ, ai cũng muốn hướng đến cuộc sống xanh và sạch, thì vấn đề rác thải và môi trường cũng là mối quan tâm không nhỏ của rất nhiều người phải không ạ?!
Mình đi nước ngoài cũng khá nhiều. Đi Mỹ cũng dăm bảy bận, nhưng mà lần này mới được mục sở thị xe rác ở Mỹ và biết được đổ rác kiểu Mỹ nó như thế nào. Bình thường mà đi công tác hay du lịch, khi đi xe hơi hay dạo bộ ngoài phố ở Nhật, Đức, Pháp, Ý, Mỹ, hay ngay Singapore… mình chưa bao giờ thấy xe rác chạy ngoài đường (có lẽ bởi thường xe rác sẽ đi lấy rác lúc sớm nên mình ít khi gặp), hoặc giả có gặp, có khi mình cũng không để ý, vì nó sạch sẽ và giống với các loại xe chở hàng, xe bồn khác… và nhất là vì nó không toát ra “mùi rác” thì ai mà biết.
Hình ảnh một xe thu gom rác ở Mỹ.
Ở chung cư Mỹ thì chắc cũng giống Việt Nam mình, vì mọi người chỉ cần bỏ bịch rác vào cái nhà rác ở mỗi tầng (khác là phải phân loại rác ra các bịch khác nhau thôi), nhưng ở nhà riêng thì khác lắm. Ở bên đây, các hộ gia đình sẽ chỉ có một ngày qui định trong tuần để thu gom rác. Nghĩa là, tối hôm trước khi đến ngày có xe đi thu rác thì đồng loạt các gia đình sẽ phải đẩy 3 thùng rác của nhà mình ra để ngay sát lề đường trước cửa nhà mình để sớm hôm sau xe rác của công ty vệ sinh môi trường đô thị đi thu gom.
Mỗi nhà có ít nhất 3 thùng rác. Nhà nào mà quên không đẩy ra thì coi như vào ô “mất lượt”, đến tuần sau mới đổ được rác nhé. Thực ra mình nghĩ mấy cái thùng chứa rác to đùng ấy thì nhà nào ít rác, chắc 2 tuần cũng chưa đầy đâu.
3 thùng phân loại rác này thường được để ở bên hông nhà hoặc ở sân sau nhà. Còn ở bên trong nhà, trong bếp và các phòng thì sẽ có các thùng rác nhỏ và khi đầy thì sẽ mang bỏ vào thùng rác lớn bên ngoài nhà.
Mình thấy sao mà cần tới 3 cái thùng to đùng như vậy mỗi tuần nhở?!
3 thùng rác 3 màu khác nhau.
Một thùng màu xanh lá cây, để đựng rác môi trường, rác cây xanh (đựng cây cối và cỏ được cắt hàng tuần của các nhà…).
Một thùng màu xanh da trời để đựng rác tái chế (gồm chai lọ, thùng carton, bao nhựa, báo chí tờ rơi quảng cáo, bao giấy gói đồ…). Mà thường cái thùng này lúc nào cũng đầy ắp, vì ở Mỹ mọi người mua đồ trên sàn thương mại điện tử vô cùng nhiều, mà đồ gì mua online thì cũng được đóng gói kín bằng bao xốp, bao giấy, hay bằng carton hết.
Mình không biết Amazon có bắt tay với công ty vệ sinh môi trường chuyên đi thu gom rác tái chế không, chứ đồ gì họ cũng bao gói bằng carton và bao giấy tái chế to lắm luôn. Mua có chai nước tẩy trang nhỏ bằng ba ngón tay đã có hộp giấy riêng của hãng rồi mà họ cũng bọc thêm nylon xốp và bỏ vào cái hộp “nhận diện thương hiệu” Amazon to gấp đôi cái hộp bánh trung thu luôn.
Vì vậy, nếu đi dọc đường trong khu dân cư vào buổi tối hôm trước hoặc đúng ngày quy định đổ rác bạn sẽ thấy 2 bên đường các thùng rác (hầu như đều mới và sạch tinh) đứng tăm tắp như duyệt binh. Và các thùng rác màu xanh dương này rất hay bị kênh nắp lên vì quá nhiều carton, mình nhìn thấy cả chữ Amazon in trên nhiều cái bao bì cồng kềnh xếp trong đó thò lên miệng thùng rác luôn. Thật sự là hàng ngày, thành phố thu về khối tiền từ rác tái chế à nha!
Còn cái thùng cuối cùng là thùng màu nâu là để chứa rác thải, rác thực phẩm nấu ăn hàng ngày của các gia đình.
Các thùng rác nói trên sẽ có 3 loại xe rác khác nhau đi thu gom. 3 xe không đi cùng lúc, chỉ là cùng trong một ngày mà thôi. Sau đó thì buổi chiều về các gia đình phải nhớ kéo 3 thùng rác trống ấy vào lại trong sân nhà mình.
Nếu mà quên cứ để ngoài lòng lề đường, lỡ mà nhằm ngày hôm sau lại là ngày quy định có xe đi quét đường hay xịt nước rửa đường thì coi như “lãnh” một vé phạt. Thêm một điều là mọi người dân ở đây phải nhớ lịch ngày nào trong tuần sẽ có xe đi quét đường vì xe này đi trước, theo sau lúc nào cũng có một xe cảnh sát để viết vé phạt cài lên mấy cái xe hơi đỗ lòng lề đường vào giờ quét đường. Những ngày đó là từ sáng sớm phải nhớ di chuyển mọi xe hơi đỗ trước nhà vào gara hoặc đi chỗ khác để lấy chỗ cho xe quét đường “tác nghiệp”, thùng rác cũng thế không được quên ngoài lề đường vào ngày đó.
Mình thấy 3 thùng rác ở Mỹ đã tưởng nhiều mà nghe nói ở Nhật phải phân loại làm 4 thùng rác! Mình cũng đang thắc mắc sao mà người dân ở đây mua mua thùng rác giống nhau thế, không biết có bao giờ bị “chôm”mất không? Thì con gái phì cười, thùng rác này được cung cấp miễn phí, khi bị hỏng hay cũ quá thì chỉ cần gọi điện báo là công ty lập tức cho mang thùng rác mới tới. Số điện thoại thì có ngay trên thùng rác, thật tiện cho người tiêu dùng quá, họ đóng phí rác thải mỗi tháng thì họ phải được hưởng dịch vụ tốt vậy mới đúng!
3 thùng rác sẽ được thu gom bởi 3 xe rác khác loại. Xe nào xe nấy sạch bóng. Tới trước cửa nhà dừng đúng chỗ 3 cái thùng rác xếp hàng chờ, một “cánh tay” cẩu thò xuống, tóm đúng cái thùng rác phân loại cho xe thu gom của mình, nhấc bổng lên, đổ vào thùng xe rồi đặt trả về đúng chính xác chỗ cũ trong vòng “một nốt nhạc”.
Mình nhìn 3 cái thùng rác to uỳnh của mỗi nhà cứ nghĩ bụng vất vả thật, mình mà tuần nào cũng phải đẩy ra kéo vào 3 cái thùng này chắc tay to như tay Lý Đức mất. Nhưng mà không phải thế. Một lần, mình nhìn thấy cụ bà 95 tuổi nhà đối diện thong thả kéo từng thùng rác ra đặt trước cửa mà chẳng cần nỗ lực gì mấy bởi vì thùng nào cũng có 2 cái bánh xe to đùng. Thế là mình cũng xuống kéo thử thì quả thật nó nhẹ và dễ kéo lắm.
Câu chuyện về rác ở Mỹ của mình chỉ có vậy thôi!”.
Nguồn: Facebook Matroshka Ngo
Hất rác vào nhà dân, hành động của nữ công nhân vệ sinh môi trường gây tranh cãi
Dù công việc là làm sạch đường phố nhưng nữ công nhân làm trái nhiệm vụ của mình.
Ảnh minh họa
Đoạn video dưới đây cho thấy mâu thuẫn giữa một phụ nữ với công nhân môi trường. Trong khi người phụ nữ quét rác trước cửa nhà gom lại một chỗ thì nữ công nhân liên tục dùng chổi hất tung lên.
Hành động gây tranh cãi của nhân viên vệ sinh môi trường.
Cô gái mặc váy hồng nói: "Cô hốt đi, cháu quét cho cô rồi", "Cô sai chứ cháu không có sai đâu. Cháu nói rất nhẹ nhàng. Cô đừng quét vô hiên nhà cháu nữa". Tuy nhiên, nữ công nhân vẫn tỏ ra khó chịu, tiếp tục hất rác, bụi vào nhà người dân rồi bỏ đi.
Chưa rõ nguyên nhân gây mâu thuẫn giữa hai người phụ nữ, nhưng hành động của nữ công nhân bị người xem chỉ trích. Các bình luận được để lại:
- Dù gì đó cũng là công việc của cô mà. Người ta có ý gom rác lại để cô quét cho đỡ cực, sao lại hất tung lên vậy?
- Cô đi gom rác hay đi xả rác?
- Ý là bà quét đường chứ không quét vỉa hè. Cô kia quét lá trên vỉa hè xuống đường, bà quét ngược lên vỉa hè đó.
- Sao không quay phần trước đi. Biết ai sai đâu. Không tự dưng cô ấy hất ngược rác vào nhà như vậy.
Hình ảnh người mẹ buồn rầu nhìn con trai đòi mua xe trả góp: Chi tiết đôi tay chạnh lòng Nghĩ về khoản tiền trả góp còn phải gánh trên vai, người mẹ ấy chỉ biết nhìn theo chiếc xe với chút tiếc nuối. Mới đây, trên một số diễn đàn mạng có đăng tải một câu chuyện với nội dung xung quanh việc mua xe của hai mẹ con thu hút đông đảo sự quan tâm. Theo đó, đoạn clip gần 1...