Người Việt gửi về nước hơn 71 tỷ USD trong 5 năm
Cộng đồng Việt Nam ở nước ngoài tăng khoảng 800.000 người trong 5 năm qua, đóng góp lượng kiều hối hơn 71 tỷ USD.
“Cùng với sự phát triển và vị thế ngày càng cao của đất nước trên trường quốc tế, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) đang ngày càng lớn mạnh về số lượng và mở rộng hơn về địa bàn”, Thứ trưởng Ngoại giao Đặng Minh Khôi, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về NVNONN, cho biết trong bài viết nhân dịp 5 năm thực hiện chỉ thị của Bộ Chính trị về tăng cường công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài.
Các kiều bào thăm Nhà giàn DK1/20 thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu hồi tháng 4/2019. Ảnh : Anh Ngọc.
Từ 4,5 triệu người ở 109 quốc gia và vùng lãnh thổ năm 2015, đến nay cộng đồng NVNONN có khoảng 5,3 triệu người sinh sống, làm việc trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng 18% trong vòng 5 năm,
Tổng kiều hối đạt 71 tỷ USD, tăng trưởng trung bình 6%/năm, góp phần cải thiện cán cân thanh toán, tăng dự trữ ngoại hối nhà nước. Tính đến tháng 10, kiều bào từ 27 quốc gia và vùng lãnh thổ đã có 362 dự án FDI đầu tư tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký 1,6 tỷ USD. Nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn, mang tầm cỡ khu vực do những doanh nhân Việt kiều về nước thành lập, điều hành đã góp phần tạo công ăn việc làm, chuyển giao công nghệ và phát triển kinh tế – xã hội.
Video đang HOT
Đồng hành cùng nhân dân cả nước trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, kiều bào đã tổ chức các buổi triển lãm, hội thảo về Biển Đông, quyên góp tiền và hàng hóa trị giá hàng tỷ đồng ủng hộ “Quỹ vì biển, đảo Việt Nam”.
NVNONN cũng tích cực ủng hộ nạn nhân chất độc da cam dioxin và ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh ở trong nước. Cộng đồng đã chung sức ủng hộ trong nước phòng chống đại dịch Covid-19 với khoản tiền khoảng 35 tỷ đồng, cùng nhiều vật tư y tế.
Trong đợt thiên tai lũ lụt vừa qua, kiều bào ở nhiều nơi trên thế giới, kể cả những địa bàn đặc biệt khó khăn như ở Campuchia, quyên góp được khoảng 34 tỷ đồng, cùng nhiều hàng hóa, vật phẩm giúp đồng bào miền Trung nhanh chóng khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định cuộc sống.
Vai trò, vị thế và uy tín của cộng đồng người Việt trong xã hội sở tại ngày càng nâng cao. Theo ước tính, có khoảng 500.000 chuyên gia, trí thức người Việt, chiếm tỷ lệ 10% trong cộng đồng người Việt. Một thế hệ trí thức mới người gốc Việt trẻ và tài năng đang hình thành và phát triển, tập trung ở nhiều lĩnh vực mũi nhọn như tin học, viễn thông, điện tử, vật liệu mới, chế tạo máy, sinh học.
Các hội đoàn người Việt tiếp tục phát triển, góp phần tăng cường đoàn kết trong cộng đồng, gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc, trở thành cầu nối hữu nghị giữa Việt Nam với các nước. Phong trào dạy và học tiếng Việt của người Việt ngày càng phát triển mạnh, một số chính quyền sở tại đã cho phép đưa tiếng Việt vào giảng dạy như một ngoại ngữ tại nhiều bậc học.
Nhấn mạnh chủ trương cộng đồng người Việt là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, Thứ trưởng Đặng Minh Khôi cho hay trong thời gian tới, Bộ Ngoại giao sẽ tăng cường hỗ trợ đồng bào ở nước ngoài có địa vị pháp lý vững chắc, phát triển kinh tế và đời sống, hội nhập xã hội nước sở tại, đồng thời xây dựng triển khai các chương trình cụ thể để thu hút và phát huy có hiệu quả các nhà khoa học, chuyên gia giỏi.
Các nước ASEAN chung tay ứng phó dịch Covid-19
Trả lời phỏng vấn của phóng viên Báo Nhân Dân, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng (trong ảnh), Tổng Thư ký Ủy ban quốc gia ASEAN năm 2020, Trưởng đoàn quan chức cấp cao (SOM) ASEAN của Việt Nam đã nhấn mạnh những nỗ lực của Việt Nam cùng các nước ASEAN trong việc ứng phó sự lây lan và những tác động của đại dịch Covid-19.
Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc nội dung cuộc phỏng vấn.
Phóng viên (PV): Xin Thứ trưởng cho biết, nhìn lại năm 2020, Việt Nam đã nỗ lực vượt khó như thế nào để hoàn thành trọng trách Chủ tịch ASEAN năm 2020?
Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng: Có thể nói, chúng ta đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020 trong bối cảnh hết sức khó khăn. ại dịch Covid-19 đến hoàn toàn bất ngờ và đảo lộn tất cả những gì chúng ta đã nỗ lực trong năm 2018 và 2019 để chuẩn bị cho sự kiện này trong năm 2020. Thách thức tiếp theo đối với Việt Nam với tư cách Chủ tịch ASEAN năm 2020 là phải đưa ra hành động cụ thể, trong bối cảnh tất cả các quốc gia đều đang tập trung ứng phó dịch bệnh, bảo vệ sinh mạng của người dân. Việc tiếp tục theo đuổi những mục tiêu lâu dài về xây dựng và phát triển Cộng đồng ASEAN cũng là một thách thức.
Trước tình hình này, Việt Nam buộc phải tìm mọi cách thích ứng. ó là chuyển đổi các kế hoạch, cũng như tìm cách đáp ứng đúng những gì mà các nước ASEAN đang cần nhất. Chúng ta đã chuyển ưu tiên hàng đầu sang chung tay chống dịch Covid-19. Bên cạnh đó, chúng ta không muốn việc xây dựng Cộng đồng ASEAN bị đứt đoạn cho nên vẫn tiếp tục đưa ra các sáng kiến để duy trì xây dựng Cộng đồng. Có thể nói rằng, đây là những thách thức vô cùng lớn, công việc chúng ta phải làm nhiều gấp hai đến ba lần. Nhưng với sự nỗ lực không ngừng nghỉ, cho đến giờ, Việt Nam vẫn đạt được những mục tiêu đề ra trong Năm Chủ tịch ASEAN 2020.
PV: Xin Thứ trưởng cho biết, những sáng kiến mà Việt Nam đề ra trong năm nay sẽ có đóng góp như thế nào trong việc xây dựng Cộng đồng ASEAN trong những năm tiếp theo?
Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng: Trong quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, thời gian qua, những sáng kiến của Việt Nam cùng những nỗ lực chung của ASEAN đã giúp khu vực đứng vững trước đại dịch Covid-19 và sớm đi vào phục hồi. Do đó, những kết quả được thông báo tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 sẽ định hướng kế hoạch cho ASEAN tới sau năm 2025, bảo đảm cho định hướng phát triển của ASEAN. Những đóng góp của Việt Nam không chỉ cho công việc trước mắt mà ở cả những giai đoạn lâu dài.
PV: Thứ trưởng đánh giá như thế nào về sự kết nối của các nước ASEAN trong việc phục hồi kinh tế, bảo đảm cuộc sống người dân sau dịch bệnh?
Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng: Tôi cho rằng, càng khó khăn, chúng ta càng phải gắn kết với nhau. Trên thực tế, chủ đề của Năm ASEAN 2020 là "Gắn kết và chủ động thích ứng" rất phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh hiện nay. Trong năm nay, khi dịch Covid-19 bùng nổ, ASEAN đã gắn bó hơn với nhau. Các nước ASEAN cùng nhau đưa ra các sáng kiến phối hợp trong phòng, chống dịch Covid-19 cũng như kế hoạch triển khai các chương trình kết nối tổng thể của ASEAN. Cũng trong Năm ASEAN 2020, Việt Nam đã gắn hợp tác tiểu vùng với các chương trình phát triển và kết nối của ASEAN để tăng thêm sức mạnh chung, đồng thời tích cực thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia, không để bất cứ một khu vực nào, bất cứ một quốc gia nào bị tụt lại phía sau.
PV: Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng.
Hội nghị quan chức cấp cao ASEAN Sáng 7-9, Hội nghị quan chức cấp cao (SOM) ASEAN và Hội nghị Ban iều hành của Ủy ban Hiệp ước khu vực ông - Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ) diễn ra với sự chủ trì của Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam. ây là hoạt động mở đầu chuỗi Hội nghị Bộ...