Người Việt gặp khó khi đi nước ngoài vì giấy tiêm vaccine thiếu tiếng Anh
Lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC) thừa nhận, có hiện tượng các điểm tiêm cấp giấy xác nhận tiêm vaccine không đúng quy định, khiến người dân gặp khó khăn khi đi nước ngoài.
Chiều 25/11, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TPHCM đã tổ chức họp báo thông tin tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn Thành phố những ngày qua.
Trả lời câu hỏi về việc một số người dân TPHCM khó khăn khi đi nước ngoài vì vướng giấy xác nhận tiêm vaccine Covid-19, ông Nguyễn Hồng Tâm – Phó Giám đốc HCDC – thừa nhận có thực trạng này xảy ra.
Ông Tâm cho biết, theo quy định tại Công văn 3588 của Bộ Y tế, hướng đến cấp hộ chiếu vaccine cho người dân được quốc tế chấp nhận, các điểm tiêm vaccine phải cấp giấy xác nhận có song ngữ Việt – Anh cho người dân khi tiêm xong. Tháng 8 vừa qua, Sở Y tế có ra công văn yêu cầu các điểm tiêm phải thực hiện đúng điều này.
Đến nay, khi tiếp tục nghe phản ánh của báo chí về việc giấy xác nhận một số nơi cấp cho người dân vẫn chưa có tiếng Anh, HCDC đã cho lực lượng chức năng nhắc nhở các quận huyện, điểm tiêm phải tuân thủ quy định để đảm bảo quyền lợi cho người đi tiêm.
Ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó Giám đốc HCDC (Ảnh: Hoàng Lê).
Video đang HOT
Về chiến lược “đánh chặn từ xa” trong phòng chống Covid-19 mà TPHCM đưa ra, ông Tâm lý giải nghĩa là phải chăm sóc tốt F0 ngay từ đầu để hạn chế số lượng nhập viện, từ đó giảm tỉ lệ tử vong. Để làm được như vậy, các địa phương phải quản lý chặt chẽ số F0 mới, tiếp cận F0 trong vòng 24 tiếng đồng hồ để đánh giá đúng tình hình và có biện pháp hỗ trợ kịp thời, cấp phát đúng túi thuốc.
Nếu F0 đủ điều kiện ở tại nhà thì để cách ly tại nhà, nếu không đủ điều kiện kịp thời đưa đi khu cách ly ngay.
Đặc biệt, phải tăng cường sử dụng gói thuốc C, gói thuốc này qua thời gian thí điểm sử dụng đã phát huy điều trị hiệu quả, giảm tỉ lệ tử vong. Với F0 cách ly tại nhà phải đảm bảo liên lạc thông suốt, đường dây nóng sẵn sàng để nắm được tình hình F0 và kịp thời can thiệp.
Ông Phạm Đức Hải – Phó trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TPHCM – cho biết, quan điểm của TPHCM là tiếp cận nhanh nhất các F0. Tuy nhiên, có những phường lực lượng y tế quá ít, trong khi dân số lên đến hàng trăm ngàn người nên sẽ có trường hợp chưa thể tiếp cận được ngay.
Hiện nay, TPHCM đã có giải pháp như tăng cường lực lượng cho trạm y tế lưu động và lực lượng y tế phường xã. TP dự định chỉ đạo Bộ Tư lệnh TPHCM phối hợp với Sở Y tế cử thêm lực lượng quân y, dân quân đến trực cùng nhân viên trạm y tế lưu động. TPHCM sẽ cố gắng triển khai việc này nhanh nhất có thể.
Người dân cũng có thể gọi cho 115, gọi đường dây nóng của phường… để có thêm con đường nhận được túi thuốc điều trị.
Đồng Tháp bãi bỏ quy định "đánh đố" người dân khi khai báo y tế
Lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp cho biết đã điều chỉnh quy định bắt buộc người dân cài phần mềm khác PC Covid.
Theo đó, người dân có thể dùng các app, miễn sao đầy đủ thông tin về lịch trình, tiêm vaccine...
Những ngày qua, một số người dân phản ánh khi lưu thông trên tuyến quốc lộ 54 hướng Vĩnh Long đi Đồng Tháp khi đến trạm xã Phong Hòa, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp bị chặn lại thực hiện khai báo y tế.
Tuy nhiên, người dân bị từ chối quét mã vạch QR trên phần mềm PC Covid, sổ sức khỏe điện tử. Người dân bị cán bộ tại trạm yêu cầu khai báo giấy hoặc cài phần mềm VNEID để khai báo và quét mã vạch...
Theo phản ánh, phần mềm họ đang xài đã cập nhật đầy đủ thông tin, như lịch trình di chuyển và số mũi vaccine đã tiêm... Khi cài đặt lại phần mềm VNEID mất thời gian không cần thiết, hơn nữa phần mềm chỉ cập nhật tiêm vaccine mũi một; còn mũi 2 phải có thời gian phần mềm mới cập nhật thêm...
Lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp đã chỉ đạo cán bộ tại các chốt hỗ trợ khai báo y tế không làm khó dân khi không chấp nhận phần mềm khai báo y tế, quét mã vạch... (Ảnh minh họa)
Liên quan phản ánh của người dân, ngày 22/11, trao đổi với PV Dân trí, ông Đoàn Tấn Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp - cho biết tỉnh đã nắm được thông tin và điều chỉnh.
Theo ông Bửu, tại các trạm hỗ trợ khai báo y tế, khi cán bộ xem thông tin về lịch trình di chuyển, số mũi vaccine người dân được tiêm thông qua các phần mềm. Nếu đầy đủ thì người dân di chuyển bình thường vào Đồng Tháp, cán bộ không buộc người dân phải cài đặt thêm hay một phần mềm nào đó.
Theo Ban chỉ đạo phòng, chống dịch tỉnh Đồng Tháp, trong ngày 21/11, toàn tỉnh ghi nhận 508 trường hợp dương tính với SARS-COV-2, trong đó có 178 trường hợp phát hiện trong cộng đồng. Đáng nói trong số các F0 có 45 người tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19, 17 người tiêm một mũi vaccine, 375 người đang điều tra thông tin tiêm vắc xin phòng Covid-19.
Tính đến ngày 20/11, Đồng Tháp đã tiêm mũi một đạt hơn 90,7% dân số tỉnh, tiêm mũi 2 đạt trên 60,9% dân số.
Lãnh đạo tỉnh An Giang đang xem xét dỡ bỏ trạm vào cửa ngõ TP Long Xuyên (Ảnh: Tiến Tầm).
Tại An Giang, thời gian qua vẫn duy trì trạm kiểm soát dịch tại cửa ngõ vào TP Long Xuyên. Đối với những trường hợp người dân, tài xế khai báo về từ "vùng đỏ" nếu không có giấy xét nghiệm còn hiệu lực sẽ được hỗ trợ test nhanh. Trường hợp chưa tiêm vaccine mũi nào sẽ được hỗ trợ test nhanh.
Tuy nhiên, lãnh đạo tỉnh An Giang đang xem xét, chuẩn bị dỡ trạm kiểm soát dịch tại cửa ngõ vào thành phố này, từng bước thích ứng an toàn với dịch để phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.
Theo Ban chỉ đạo phòng, chống dịch tỉnh An Giang, ngày 21/11, toàn tỉnh ghi nhận 243 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 118 trường hợp phát hiện trong cộng đồng. Hiện An Giang đã tiêm mũi một đạt trên 95,6%, mũi 2 đạt trên 76,4%.
Vì sao "tắc" điểm tiêm vaccine ở TPHCM, khiến trung tâm y tế đóng cổng? Nhiều người dân đứng kín trước cổng ra vào điểm tiêm vaccine Covid-19, khiến Trung tâm Y tế TP Thủ Đức (TPHCM) phải tạm đóng cổng. Chiều 15/11, mạng xã hội lan truyền hình ảnh hàng trăm người đứng xếp hàng, chen lấn bên ngoài cổng của Trung tâm Y tế TP Thủ Đức, khu vực 2 (phường Tăng Nhơn Phú B, TPHCM)....