Người Việt “gánh” tỷ lệ thuế phí/GDP cao gấp từ 1,4 đến 3 lần khu vực
Thu từ thuế và phí, không kể thu từ dầu thô, của Việt Nam hiện nay ở mức rất cao so với các nước trong khu vực. Giai đoạn 2007-2012, tỷ lệ này ở Việt Nam là 21,6% GDP, Trung Quốc là 17,3%, Thái Lan và Malaysia là 15,5%, Indonesia là 12,1% còn Ấn Độ chỉ là 7,8%.
Ảnh minh họa
Trình bày tham luận tại Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2015, PGS.TS Trần Đình Thiên dẫn ước tính của Bộ Tài chính cho biết, trong năm 2014, tổng thu ngân sách Nhà nước (NSNN) đạt 846,4 nghìn tỷ đồng, đạt 108,1% dự toán năm, trong đó thu từ dầu thô 107 nghìn tỷ đồng, vượt 25,6% so với dự toán.
Tổng chi NSNN năm 2014 ước tính đạt 1019,7 nghìn tỷ đồng, bằng 101,3% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển 169,1 nghìn tỷ đồng, bằng 103,7% (riêng chi đầu tư xây dựng cơ bản 164 nghìn tỷ đồng, vượt 0,6% dự toán chi đầu tư phát triển. Tỷ lệ chi NSNN so với GDP giảm khá nhanh trong giai đoạn 2007-2014, trong khi tỷ lệ thu NSNN so với GDP chỉ giảm liên tục từ năm 2010 trở lại đây.
Thâm hụt ngân sách diễn ra liên tục trong khoảng hơn một thập kỷ qua và có mức độ ngày một gia tăng. Cụ thể, thâm hụt ngân sách (không bao gồm chi trả nợ gốc) của Việt Nam trung bình giai đoạn 2007-2010 là 2,4% GDP, nhưng con số này đã tăng gấp gần 1,5 lần trong giai đoạn 2011-2014, lên mức 3,4% GDP.
Video đang HOT
Trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng kinh tế sụt giảm thì việc tăng bội chi cũng có tác dụng tích cực ở mức độ nào đó, nhưng mức nợ công tăng nhanh để tài trợ thâm hụt ngân sách sẽ là áp lực cho cân đối NSNN những năm sắp tới và gây khó khăn cho việc điều hành chính sách tài chính, tiền tệ, nhất là khi mục tiêu kiềm chế phát cao được ưu tiên hơn mục tiêu tăng trưởng.
Theo đánh giá của TS Trần Đình Thiên, có thể thấy các khoản thu ngân sách là kém bền vững. Việc đưa khoản thu từ bán nhà thuộc sở hữu nhà nước và chuyển quyền sử dụng đất vào tính toán cán cân ngân sách sẽ làm giảm mức độ nghiêm trọng của tình trạng bội chi từ những con số báo cáo bởi về bản chất thì đây là việc bán tài sản đi để chi tiêu. Đặc biệt, khoản thu này đang có xu hướng ngày càng giảm dần về quy mô tuyệt đối cũng như tỷ trọng trong tổng thu và viện trợ khi các tài sản loại này thuộc sở hữu nhà nước đang cạn dần. Tương tự như vậy, thu từ việc khai thác dầu thô và tài nguyên khác cũng có bản chất giống như các khoản thu từ việc bán tài sản quốc gia và không bền vững do nguồn tài nguyên thiên nhiên là hữu hạn.
TS Trần Đình Thiên cho biết, trên thực tế, thu từ dầu thô có tỷ trọng ngày càng giảm dần trong tổng thu ngân sách nhà nước. Nó chứng tỏ tỷ trọng các khoản thu khác đang gia tăng.
Theo đó, thu từ thuế và phí, không kể thu từ dầu thô, của Việt Nam hiện nay ở mức rất cao so với các nước trong khu vực. Cụ thể, trung bình trong giai đoạn 2007-2012, tỷ lệ này ở Việt Nam là 21,6% GDP, Trung Quốc là 17,3%, Thái Lan và Malaysia là 15,5%, Indonesia là 12,1% còn Ấn Độ chỉ là 7,8%.
“Như vậy, những chính sách bảo hộ và thuế chồng lên thuế đang khiến mỗi người dân Việt Nam gánh chịu tỷ lệ thuế phí/GDP cao gấp từ 1,4 đến 3 lần so với các nước khác trong khu vực” – bản tham luận của TS Trần Đình Thiên cho hay.
Ngoài ra, tỷ trọng thu thuế thu nhập doanh nghiệp cũng có xu hướng giảm dần trong khi tỷ trọng thu thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu và tiêu thụ đặc biệt đang tăng nhanh. Theo nhận định của Ủy ban Kinh tế Quốc hội, sự phụ thuộc lớn vào nguồn thuế này khi lộ trình cắt giảm thuế được thực hiện theo cam kết WTO sẽ khiến mức độ thâm hụt ngân sách trở nên trầm trọng hơn trong những năm tới.
Năm 2014, giá dầu thô thế giới giảm mạnh, có thời điểm giảm đến hơn 50% nhưng thu từ dầu thô của Việt Nam vẫn chiếm hơn 10% tổng thu NSNN. Ước tính, giá dầu thô cứ giảm 1 USD/thùng sẽ làm NSNN hụt thu khoảng 1.000 tỷ đồng. Điều này đề ra một yêu cầu cấp thiết phải cơ cấu lại thu ngân sách Nhà nước theo hướng bền vững hơn.
Biến động trong quy mô và cơ cấu thu ngân sách Nhà nước năm 2015 do ảnh hưởng của khả năng giá dầu thô và xăng dầu giảm sâu sẽ gây hậu quả xấu hơn, trong bối cảnh các nhiệm vụ chi theo dự toán đều không thể trì hoãn. Tuy nhiên, giá dầu thô giảm dẫn đến giá xăng dầu giảm sẽ có tác động tích cực tới sự phục hồi kinh tế. Nhờ đó, thu ngân sách Nhà nước từ hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu có thể tăng được để bù đắp cho phần hụt thu từ khai thác và xuất khẩu dầu thô cũng như từ nhập khẩu xăng dầu.
Bích Diệp
Theo Dantri
Người nước ngoài được hoàn thuế VAT tại sân bay Phú Quốc
Thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đồng ý bổ sung cửa khẩu sân bay quốc tế Phú Quốc được áp dụng chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa của người nước ngoài, Việt kiều mua trong nước mang theo khi xuất cảnh.
Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan xử lý cụ thể.
Phó Thủ tướng lưu ý, việc bán hàng miễn thuế trên các chuyến bay nhập cảnh, Bộ Tài chính phối hợp với các Bộ, đơn vị liên quan nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét sửa đổi, bổ sung các Quyết định số 24/2009/QĐ-TTg ngày 17/2/2009 và số 44/2013/QĐ-TTg ngày 19/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế kinh doanh bán hàng miễn thuế để thực hiện.
Được biết, sân bay quốc tế Phú Quốc chính thức mở chuyến bay quốc tế vào tháng 2/2014 từ Liên bang Nga đến Phú Quốc tần suất 4 chuyến/tuần và đang tiếp tục mở thêm 2 tuyến bay: Phú Quốc- Singapore tần suất 2 chuyến/tuần và Phú Quốc- Siêm Riệp (Campuchia) tần suất 3 chuyến/tuần. Theo định hướng phát triển của Thủ tướng Chính phủ, sẽ tập trung đầu tư thúc đẩy phát triển du lịch tại Phú Quốc.
Vì vậy, việc triển khai hoàn thuế GTGT cho khách du lịch mang theo khi xuất cảnh tại Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển du lịch tại nơi đây.
Trước đó, đã có 2 cửa khẩu đã được thí điểm hoàn thuế GTGT là sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội) và Tân Sơn Nhất (TP. Hồ Chí Minh).
Từ tháng 7/2014, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt thêm 5 cửa khẩu trên lãnh thổ Việt Nam được hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài, bao gồm: sân bay quốc tế Đà Nẵng (TP Đà Nẵng), sân bay quốc tế Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa), cảng biển quốc tế Khánh Hội (TP.HCM), cảng Đà Nẵng (TP Đà Nẵng) và cảng Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa).
P.Thảo
Theo dantri
Phúc thẩm "bầu" Kiên: HĐXX yêu cầu một luật sư dừng phần bào chữa Lý do HĐXX đưa ra là luật sư đã có nhiều từ ngữ không phù hợp với sự nghiêm túc ở nơi pháp đình. ảnh minh họa Chiều nay (9/12), các luật sư tiếp tục phần bào chữa cho các bị cáo trong vụ án Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm. Khi luật sư Trương Thanh Đức - người bảo vệ quyền lợi...