Người Việt đầu tiên trở thành Hiệu trưởng ở Nhật: Nam sinh trường huyện có cú lột xác ngoạn mục nhờ học tập
Sau khi tốt nghiệp phổ thông tại Việt Nam, Nguyễn Duy Anh đã lên đường sang Nhật Bản du học.
Mới đây, thông tin Nguyễn Duy Anh (Hà Nội) trở thành người Việt Nam đầu tiên được bổ nhiệm chức vụ hiệu trưởng một trường Nhật ngữ tại Nhật Bản đang khiến cộng đồng mạng hết mực quan tâm. Được biết sau 16 năm học tập, làm việc trong lĩnh vực giáo dục tại “đất nước mặt trời mọc”, 8x hiện giữ chức vụ Hiệu trưởng của trường Học viện Nhật ngữ GAG.
Từ học sinh trường huyện đến Hiệu trưởng một trường Nhật ngữ
Nguyễn Duy Anh sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống hiếu học tại Đông Anh, Hà Nội. Thời phổ thông, 8x theo tại THPT Liên Hà – một ngôi trường huyện nhưng có thành tích học tập không phải dạng vừa.
Trường luôn xếp top đầu trong danh sách các trường THPT có chất lượng đào tạo tốt nhất Đông Anh. Hai năm gần đây (2020, 2021), THPT Liên Hà vinh dự lọt tốp 10 trường có điểm Toán cao nhất Hà Nội trong kỳ thi Tốt nghiệp THPT.
Được biết trong thời gian học tại THPT Liên Hà, Nguyễn Duy Anh cũng đạt được nhiều thành tích học tập tốt. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, 8x lên đường sang Nhật du học. Trong 7 năm, anh học tại 3 ngôi trường là: Học viện Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản (tỉnh Fukuoka), Học viện EHLE (TP Osaka), Đại học công lập tỉnh Hyogo (TP Kobe – tỉnh Hyogo).
Nguyễn Duy Anh – Hiệu trưởng Học viện Nhật ngữ GAG.
Năm 2013, Nguyễn Duy Anh tốt nghiệp đại học công lập với tấm bằng cử nhân Kinh tế quốc tế loại giỏi và chứng chỉ năng lực tiếng Nhật N1. 8x sau đó tìm kiếm các công việc trong lĩnh vực giáo dục và liên tục hoàn thành xuất sắc công việc, nhận được đánh giá cao của đồng nghiệp, cấp trên. Trong những năm tháng làm việc, 8x đã giúp đỡ cho rất nhiều du học sinh Việt Nam và quốc tế tại Nhật, được các bạn trẻ yêu quý và kính trọng.
Ban đầu, Nguyễn Duy Anh đảm nhận cương vị quản lý và phiên dịch cho du học sinh tại Trường Nhật ngữ Osaka Minami (TP Osaka). Sau một thời gian làm việc, tích lũy được nhiều kinh nghiệm, 8x đã đánh bạo: Xây dựng một cơ sở đào tạo giáo dục chuẩn Nhật, thân thiện với các du học sinh quốc tế và đặc biệt là các bạn du học sinh Việt Nam.
Sau khi có ý tưởng, mục tiêu, Nguyễn Duy Anh lập tức bắt tay vào thực hiện dự án, từ những việc chuẩn bị đề án thành lập, tập hợp đội ngũ giảng viên, chuẩn bị cơ sở vật chất,…
Video đang HOT
Tháng 4/2015, Học viện tiếng Nhật GAG (Fukuoka) chính thức đi vào hoạt động và đào tạo lứa học sinh đầu tiên. Còn Nguyễn Duy Anh giữ chức vụ Giám đốc điều hành của Học viện. Từ tháng 5/2021, 8x chính thức đảm nhiệm cương vị Hiệu trưởng Học viện tiếng Nhật GAG. Được biết, ngoài vai trò này, chàng trai Hà Nội còn đảm nhận nhiều vai trò như: một trong những thành viên sáng lập của Hiệp hội giáo dục tiếng Nhật dành cho các quốc gia không sử dụng chữ Hán (JLAN); Phó chủ tịch kiêm Tổng thư kí của “Hội người Việt Nam tại Fukuoka”,…
Học viện Nhật ngữ GAG – Ngôi trường uy tín được nhiều du học sinh Việt Nam và quốc tế tin tưởng
Dù mới thành lập được 6 năm nhưng nhờ tôn chỉ hoạt động đúng đắn mà Học viện Nhật ngữ GAG hiện rất có tiếng tăm và được không chỉ du học sinh Việt Nam mà cả du học sinh quốc tế tin tưởng.
Với tôn chỉ “Chất lượng đào tạo là giá trị cốt lõi, đem lại giá trị cho học viên”, Học viện hiện có nhiều giảng viên người Nhật giàu chuyên môn và kinh nghiệm giảng dạy ngoại ngữ. Được biết, ngoài lượng du học sinh Việt Nam chiếm tỉ lệ từ 50-60% thì Học viện còn có đông đảo du học sinh đến từ nhiều quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Nepal, Srilanka, Mông Cổ, Hồng Kong, Thái Lan, Nga,…
Hiệu trưởng Nguyễn Duy Anh nói riêng và tập thể Học viện Nhật Ngữ GAG nói chung từng được Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Fukuoka trao tặng 2 bằng khen.
Ngoài chất lượng đào tạo thì một điều khiến du học sinh yêu mến Học viện Nhật ngữ GAG là bởi ngôi trường của Nguyễn Duy Anh không ngừng khuyến khích du học sinh bằng những học bổng chất lượng trước, trong và cả sau khi theo học tại trường. Các học bổng này giúp học sinh không ngừng cố gắng để đạt được phần thưởng.
Được biết, Hiệu trưởng Nguyễn Duy Anh nói riêng và tập thể Học viện Nhật Ngữ GAG nói chung từng được Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Fukuoka trao tặng 2 bằng khen.
El Salvador: Giáo dục trực tuyến còn nhiều bất cập
Trong quá trình chuyển đổi từ học ở trường sang hình thức học trực tuyến, hệ thống giáo dục El Salvador, trong đó phải kể đến giáo viên, đã gặp phải không ít bất cập.
Học sinh vùng nông thôn ở El Salvador không có điều kiện tiếp cận dịch vụ Internet để học trực tuyến.
Tình trạng này vẫn tồn tại và cần có hướng giải quyết mới.
Những điều được và chưa hiệu quả
Giáo viên và hiệu trưởng thường xuyên liên lạc, chủ yếu tập trung vào các hệ thống để giúp học sinh học trực tuyến: Hầu hết, giáo viên đều nói họ đã liên lạc với hiệu trưởng ít nhất một lần trong tuần qua, thường là thông qua sự kết hợp giữa các cuộc gọi điện thoại di động (76%) và tin nhắn
WhatsApp (88%). Các vấn đề xoay quanh vai trò và trách nhiệm trong việc thực hiện chương trình đào tạo từ xa khẩn cấp AeC (66%); cách tương tác với gia đình (64%); và thông tin về chương trình các bài học trên đài phát thanh và truyền hình (54%).
Hầu hết giáo viên thường xuyên tham khảo Chương trình Đào tạo Từ xa (AeC): Giáo viên thường sử dụng kết hợp các chiến lược và thiết bị để tìm ra mục tiêu và kế hoạch học tập cho học sinh. Phổ biến nhất là truyền hình (86%) và cổng thông tin điện tử MINED (44%).
Giáo viên có nguy cơ bị kiệt sức: Việc kết nối nhiều giờ liên tục khiến giáo viên có nguy cơ lâm vào tình trạng kiệt sức cao. Khoảng 60% giáo viên cho biết họ cảm thấy choáng ngợp khi phải thường xuyên nhắn tin qua WhatsApp và gọi điện liên lạc với phụ huynh. Hơn một nửa số giáo viên (53%) cho biết họ đang mắc một số triệu chứng liên quan đến căng thẳng; 1/3 trong số đó nghĩ rằng họ bị đòi hỏi quá nhiều; và 17% người cảm thấy bất lực khi thực hiện nhiệm vụ giáo viên của mình.
Trở ngại trong việc tìm ra các chiến lược để khuyến khích học sinh tham gia học trực tuyến: Hầu hết, giáo viên (82%) còn gặp trở ngại khi khuyến khích học sinh tham gia các lớp học trực tuyến, cũng như chương trình các bài học trên đài phát thanh và truyền hình.
Khoảng 62% giáo viên có những trở ngại trong giao tiếp, mặc dù vẫn thường xuyên liên lạc với phụ huynh: Khoảng 71% giáo viên cho rằng các kênh liên lạc - chủ yếu là điện thoại di động và WhatsApp - không phải là nền tảng lý tưởng để giao tiếp giữa cha mẹ học sinh và giáo viên. Những trở ngại chính khác được giáo viên cho biết là phụ huynh thiếu thời gian để kết nối và hỗ trợ con cái (68%); và có thái độ chưa đúng trong việc học tập của học sinh (59%).
Học trực tuyến đang làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng: Khoảng 60% các nhà giáo dục cho rằng phụ huynh có liên quan đến việc duy trì mối liên lạc giữa giáo viên và phụ huynh về sự tiến bộ của học sinh. Khoảng 36% giáo viên cho biết phụ huynh thậm chí còn yêu cầu các hoạt động học tập bổ sung. Có ít nhất 15% giáo viên lo ngại hầu như không có học sinh và phụ huynh nào tuân thủ các hoạt động giáo dục được cung cấp cho họ.
Giáo viên ở El Salvador gặp nhiều khó khăn về giảng dạy trực tuyến.
Các yếu tố ảnh hưởng
Truyền hình công cộng và YouTube: Bộ Giáo dục El Salvador đã cho ra mắt kênh YouTube có tên "Aprendemos en Casa". Kênh này là một phần của chương trình truyền hình El Salvador. Hàng ngày, học sinh được dạy các môn học khác nhau như Khoa học, Toán, Văn học và Nghiên cứu xã hội.
Kênh "Aprendemos en Casa" được xem là một cơ hội lành mạnh về thể chất và tinh thần cho học sinh. Mặc dù, các chương trình giáo dục là công cụ bổ trợ tốt cho học sinh, nhưng chưa đủ. Do vậy, hầu hết các trường học ở El Salvador đang sử dụng Internet để cung cấp cho học sinh các bài học và bài tập về nhà, đồng thời tạo điều kiện để học sinh là quen với hình thức học trực tuyến.
Khuyến khích học sinh học tại nhà: Ngoài một kênh YouTube về giáo dục, một trang web cung cấp các bài học cho học sinh cũng có sẵn. Trong đó, các chương trình giảng dạy trải dài từ mầm non đến trung học và mỗi môn học bao gồm một bài kiểm tra để xác minh những gì học sinh đang học. Đối với những sinh viên không có máy tính, có thể truy cập trang web thông qua điện thoại di động.
Sự khác biệt giữa giáo dục tư nhân và giáo dục công lập: El Salvador tiếp tục vật lộn với tình trạng bất bình đẳng giữa tầng lớp giàu nghèo. Khoảng 44% nền kinh tế của quốc gia này thuộc sở hữu của 20% người giàu nhất, vì thế khoảng cách về chất lượng giáo dục dựa trên thu nhập của học sinh ở El Salvador ngày càng lớn. Hơn nữa, các giới hạn về các công cụ cần thiết cho giáo dục trở nên rõ ràng hơn khi xem xét sự khác biệt giữa giáo dục tư nhân và giáo dục công lập.
Công nghệ là một giải pháp tuyệt vời để cứu các lớp học khỏi đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, nhiều học sinh ở El Salvador không thể tiếp cận đầy đủ các bài học. Chỉ có 33% học sinh được truy cập Internet băng thông rộng. Internet là một phương tiện giáo dục tốt hơn nhiều so với những phương tiện khác, nhưng nó không phải là một giải pháp hoàn hảo ở El Salvador.
Dịch vụ Internet hạn chế làm giáo dục bị suy yếu: Internet là một công cụ tuyệt vời để trợ giúp học sinh trong bối cảnh đại dịch Covid-19, nhưng việc tiếp cận nó còn hạn chế, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Một số học sinh không thể tiếp cận bất kỳ dịch vụ nào, và phải mất rất nhiều thời gian mới có thể hoàn tất việc học. Thậm chí, học sinh ở thành phố Atiquizaya phải trèo lên cây mới có thể tiếp cận được dịch vụ. Bên cạnh đó, việc không cập nhật kiến thức cũng gây ra hậu quả trực tiếp nghiêm trọng cho những học sinh đang cố gắng vào đại học.
Theo một khảo sát gần đây cho thấy, học sinh có hoàn cảnh cảnh khó khăn có xu hướng bỏ học nhiều hơn. Điều này làm ảnh hưởng đến mục tiêu giáo dục của học sinh trong tương lai, so với những học sinh có điều kiện kinh tế - xã hội tốt hơn. Mặc dù, chính phủ sở tại đã hỗ trợ học sinh ở các thị trấn khác nhau được tiếp cận với wifi và máy tính xách tay, nhưng vẫn chưa đủ. Điều quan trọng, là phải cung cấp các dịch vụ Internet ở khắp mọi nơi để khuyến khích học sinh tiếp tục đi học.
Những mục tiêu của Bộ Giáo dục trong năm 2021: Bộ Giáo dục El Salvador đã hợp tác với UNICEF và chính phủ Canada để giúp cải thiện giáo dục để tất cả học sinh được tiếp cận với các cơ hội giáo dục bình đẳng. Chương trình sẽ khởi động vào cuối năm 2021. Với những đóng góp của các tổ chức phi lợi nhuận, Bộ Giáo dục El Salvador có thể tăng cường nỗ lực để cung cấp chất lượng giảng dạy bên ngoài lớp học trong thời kỳ đại dịch.
Tuy vậy, bất chấp những cải thiện, đại dịch vẫn tiếp tục làm phức tạp công tác giáo dục ở những đối tượng học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên, mặc dù không phải là một giải pháp hoàn hảo, nhưng công nghệ đang giúp thu hẹp khoảng cách để giáo dục trực tuyến tốt hơn ở El Salvador trong thời kỳ khó khăn này.
Cụ bà có 17 người con, lấy bằng tốt nghiệp trung học ở tuổi 92 Một cụ bà 92 tuổi ở bang Utah (Mỹ) từng được lên báo vì sinh tới 17 người con và lâm bồn cùng ngày với con gái, mới đây đã thực hiện được ước mơ của mình là lấy bằng tốt nghiệp trung học sau 76 năm. Bà Barbara Stanley, 92 tuổi, từng nuôi ước mơ trở thành một giáo viên dạy thể...