Người Việt đánh nhau nhiều nhất lúc Giao thừa
Trong 9 ngày nghỉ Tết dịp Tết nguyên đán Bính Thân, đã có 5.121 trường hợp tai nạn do đánh nhau phải nhập viện cấp cứu.
Trong dịp Tết năm 2016, kể từ sáng ngày 6/2 đến sáng 14/2 (tức là 28 Tết đến mồng 6 Tết Bính Thân), ở tất cả các cơ sở y tế trên cả nước đã khám, cấp cứu gần 270 nghìn trường hợp, hơn 18 nghìn ca phẫu thuật, trong đó 460 trường hợp phẫu thuật chấn thương sọ não.
Số ca đánh nhau nhiều nhất rơi vào thời điểm Giao thừa. Cụ thể trong 3 ngày nghỉ Tết đầu tiên, cả nước có gần 2.000 trường hợp nhập viện vì đánh nhau. Những ngày kế tiếp, trung bình mỗi ngày có hơn 300 bệnh nhân.
Số ca tử vong do đánh nhau trong dịp tết đã tăng vọt so với Tết Ất Mùi 2015. Nguyên nhân đánh nhau cũng có nhiều, điển hình, ngày 10/2 (tức mùng 3 Tết), xuất hiện một video được đăng tải trên facebook và YouTube.
Clip dài 1 phút 12 giây ghi lại cảnh một nhóm thanh niên khoảng 5-6 người đánh, đá hội đồng một đôi nam nữ trẻ túi bụi, người đánh, người đá vào người và đầu khiến hai người này nằm dài trên cầu chịu trận.
Điều đáng nói là trong lúc nhóm này đánh, có rất nhiều người đi qua lại trên cầu nhìn và bỏ đi, không ai can thiệp hay gọi người có trách nhiệm đến can thiệp.
Sau khi đấm đá đôi nam nữ này nằm tại trận, nhóm thanh niên này đã bỏ đi rồi người trong nhóm còn quay lại đạp tiếp vào mặt người nữ để dằn mặt, sau đó cả nhóm đã bỏ đi.
Video đang HOT
Khoa cấp cứu các bệnh viện lớn tiếp nhận nhiều ca đánh nhau dịp Tết
Trong khi đó, riêng về tai nạn giao thông, các bệnh viện trên cả nước đã khám, cấp cứu 43.787 trường hợp, trong đó 5.401 trường hợp bị chấn thương sọ não ở các mức độ.
Tuy nhiên, con số này thống kê từ khoa khám bệnh của các bệnh viện, bao gồm nhiều mức độ khác nhau, chưa loại trừ số liệu trùng lặp do các trường hợp chuyển tuyến, hay một trường hợp đến khám tại nhiều bệnh viện.
Tổng số trường hợp tử vong do tai nạn giao thông trong dịp Tết là 224 trường hợp, trong đó, số đã xác định danh tính là 170 trường hợp.
So Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015, ông Nguyễn Trọng Thái, Chánh Văn phòng Uỷ ban ATGT Quốc gia cho biết, số vụ, số người chết, số người bị thương đã giảm mạnh. Cụ thể, giảm 150 vụ (giảm 37%); giảm 73 người chết (giảm 31%).
Bên cạnh đó, mặc dù có qui định cấm đốt pháo song vẫn xảy ra và gây nên nhiều vụ tai nạn. Vì thế, các bệnh viện đã phải tiếp nhận, khám, cấp cứu 96 lượt do tai nạn do pháo nổ. May mắn là không có trường hợp tử vong.
Một con số liên quan khác, có hơn 2.200 người nhập viện cấp cứu do ngộ độc rượu, trong đó mùng 4 và 5 Tết đã có 230 trường hợp nhập viện cấp cứu do ngộ độc rượu với 1 ca tử vong.
Theo bác sĩ Ngô Đức Ngọc (khoa A9 Bệnh viện Bạch Mai), trung bình mỗi ngày khoa tiếp nhận năm bệnh nhân vào viện do xuất huyết tiêu hóa, vỡ tĩnh mạch thực quản do uống quá nhiều rượu.
Hiện tại khoa đang điều trị một bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa vì lý do này, bệnh nhân có tiền sử uống mỗi ngày nửa lít rượu, dịp tết uống nhiều hơn và phải vào viện. Bác sĩ Lê Quang Thuận, trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai, cho biết khoảng 10% bệnh nhân điều trị tại trung tâm trong những ngày qua là do ngộ độc rượu.
Ngân Giang (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
2.000 vụ đánh nhau trong 3 ngày Tết, 10 người tử vong
Trong 3 ngày của Tết nguyên đán Bính Thân cả nước có tới gần 2.000 trường hợp đánh nhau khiến 10 người tử vong.
Theo báo cáo nhanh của Bộ Y tế, trong 3 ngày Tết từ 7/2 đến hết ngày 9/2 tức là từ ngày 29 đến mùng 2 Tết), cả nước đã có tới 1.971 trường hợp cấp cứu do đánh nhau, xô xát.
Mặc dù số bệnh nhân đi cấp cứu vì ẩu đả có giảm so với năm 2015 nhưng số người tử vong lại tăng lên. Năm 2015, cả nước có 4 trường hợp tử vong và năm nay con số này là 10.
Trong 3 ngày của Tết nguyên đán Bính Thân cả nước có tới gần 2.000 trường hợp đánh nhau khiến 10 người tử vong. (Ảnh chỉ mang tính minh họa)
Ba ngày nghỉ Tết vừa qua, số lượng bệnh nhân nhập viện liên quan đến TNGT cũng tăng đột biến với khoảng 17.278 trường hợp (tăng 113% so với năm 205).
Trong số này có: 1.928 trường hợp chấn thương sọ não, 182 trường hợp phẫu thuật chấn thương sọ não. Số ca tử vong trước viện và tiên lượng tử vong xin về là 88 ca.
Liên quan đến vấn đề đốt pháo, cả nước có 98 ca nhập viện cho pháo nổ. Con số này tăng gấp đôi năm 2015 và tập trung nhiều nhất ở Quảng Ngãi với 17 trường hợp. Có 1.971 trường hợp cấp cứu do ngộ độc thức ăn, ngộ độc rượu.
Ngoài ra, theo báo cáo của Bộ Y tế, tình hình dịch bệnh trên cả nước không có bất thường. Tính tới hiện tại, cả nước chưa ghi nhận trường hợp nào nhiễm cúm A, nhiễm vi- rút Zika.
Hiện, Bộ Y tế cũng ghi nhận một số ca sốt phát ban, nghi sởi; 51 ca sốt xuất huyết chủ yếu ở miền Nam; 4 ca tay chân miệng mới ở TP HCM và Đồng Nai.
Theo Báo Giao thông
"Đóng vai" du xuân, giật dây chuyền phụ nữ ngày Tết Ngày 9/2 (tức mùng 2 tết Bính Thân), Công an TX.Thuận An (Bình Dương) tạm giữ hình sự Phạm Tuấn Minh (27 tuổi, ngụ TP.HCM) về hành vi cướp giật tài sản. Theo điều tra, chiều 8/2 (mùng 1 tết Bính Thân), Minh cùng với Nguyễn Thành Nghĩa (23 tuổi, cùng ngụ TP.Hồ Chí Minh) ăn mặc lịch sự như người đi du...