Người Việt dành 17 phút mỗi ngày học ngoại ngữ trên ứng dụng
Thống kê của Duolingo cho thấy số lượng người Việt học ngoại ngữ trên ứng dụng tăng gấp đôi, với thời gian dành cho ứng dụng này trung bình 17 phút/ngày.
Chị Uyên, quản lý một công ty truyền thông ở Quận 1 (TP.HCM), bắt đầu học tiếng Anh trên ứng dụng từ giai đoạn giãn cách do dịch bệnh. Thời điểm đó được ở nhà nhiều, và cho rằng mình cần trau dồi thêm ngoại ngữ, nên bà mẹ một con này quyết định mỗi ngày dành ra 15-30 phút học thêm. Đến hiện tại, dù không học đều đặn như trước nhưng chị vẫn tranh thủ một số buổi tối trong tuần mở Duolingo lên học.
Để khuyến khích con gái cùng khám phá ngoại ngữ, chị ra điều kiện cho con phải mở ứng dụng tiếng Anh 15 phút mới được chơi game trên điện thoại 15 phút. Đến nay, cô học sinh lớp hai cũng đã học qua được nhiều chủ đề.
Theo thống kê của Duolingo, số người dùng hoạt động hàng ngày tại Việt Nam tăng gần như gấp đôi từ năm 2020 đến năm 2021, đặc biệt trong giai đoạn đại dịch, một sự tăng trưởng đáng kinh ngạc mà không cần đến bất cứ chiến dịch truyền thông nào.
Theo khảo sát năm 2021 của công ty nghiên cứu thị trường Q&Me, người Việt Nam học ngoại ngữ vì các mục tiêu: Mong muốn đi du lịch khám phá những quốc gia khác (32%); học để hiểu những đầu sách, bộ phim và âm nhạc nước ngoài (24%); và tìm hiểu về nền văn hóa ngoại quốc khác (22%).
Nhưng những diễn biến phức tạp của đại dịch đã ảnh hưởng đến các kế hoạch du lịch và buộc mọi người phải ở nhà, khảo sát của Duolingo giai đoạn này cho thấy nhiều người đã tìm đến việc học ngoại ngữ với lý do đơn giản hơn: họ muốn kết nối với những người họ yêu mến, bạn bè và những nền văn hóa đã giúp họ có động lực phấn đấu trong suốt thời gian khó khăn.
Theo thống kê của nền tảng này, tại thị trường Việt Nam, tiếng Trung và tiếng Nhật là những lựa chọn phổ biến nhất của người dùng để học ngôn ngữ mới trên ứng dụng. Trung bình, mỗi người dùng dành hơn 17 phút mỗi ngày cho việc sử dụng ứng dụng, thường vào lúc 9 giờ sau bữa tối.
Video đang HOT
Có lẽ đại dịch và mong muốn du lịch chính là động lực cho nhiều người lên ứng dụng học ngoại ngữ. Chị Bùi Phương Thảo, nhân viên tại một ví điện tử có tiếng, cho hay đã học tiếng Trung Quốc từ giai đoạn dịch đến hiện tại. Chị Thảo thường xuyên lọt vào top những người dùng tích luỹ điểm kinh nghiệm – bằng chứng cho việc dành nhiều thời gian học.
“Em học tiếng Trung vì có tính ứng dụng cao, với em định tự đi du lịch một mình ở Trung Quốc”, cô cử nhân ngành tiếng Anh chia sẻ lý do học ngoại ngữ thứ hai.
Ngoài lý do hàng đầu là du lịch, việc học ngoại ngữ để hiểu sách, phim, âm nhạc nước ngoài cũng được người Việt chú trọng.
Dữ liệu toàn cầu của Duolingo cho thấy tại thị trường Việt Nam, tiếng Hàn là ngôn ngữ phổ biến thứ tư được lựa chọn để học. Hơn nữa, số lượng người dùng muốn học ngôn ngữ này đã tăng gấp đôi khi bộ phim truyền hình ăn khách của Hàn Quốc là Squid Game được phát hành.
Ngoài tiếng Hàn, phim truyền hình “ Emily in Paris” cũng là nguồn cảm hứng cho việc học tiếng Pháp trên toàn thế giới. Theo một báo cáo của Duolingo, số người học tiếng Pháp tăng đến 30% trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2021.
“Trước đây, việc học một ngôn ngữ mới đòi hỏi sự hỗ trợ từ những khóa học đắt đỏ, đĩa CD hoặc gia sư riêng. Tôi lớn lên ở Guatemala, nơi mà tiếng Anh có thể giúp tăng gấp đôi thu nhập và thay đổi hoàn toàn cuộc sống của gia đình bạn. Nhưng việc đó phần nào khá bất công khi việc tiếp cận học tập tiếng Anh chỉ dành cho những người có điều kiện kinh tế khá giả, trong khi những người kém may mắn hơn hầu như không thể học đọc và viết tiếng Anh. Và ý tưởng này đã trở thành sứ mệnh của công ty chúng tôi: mang đến nền giáo dục tốt nhất trên thế giới và phổ biến nó đến mọi nơi một sứ mệnh và là kim chỉ nam cho chúng tôi đến tận hôm nay”, ông Luis von Ahn, Giám đốc điều hành của Duolingo, chia sẻ trên blog của công ty.
Zalo tiếp tục là ứng dụng liên lạc hàng đầu của người Việt
Khảo sát của Decision Lab quý IV/2021 tiếp tục khẳng định vị trí số một của Zalo trong việc kết nối các mối quan hệ, đồng thời cho thấy sự tăng trưởng mạnh năm 2021.
Theo báo cáo "The Connected Consumer Q4 2021" vừa được Decision Lab công bố, các nền tảng mạng xã hội và ứng dụng nhắn tin tại thị trường Việt Nam có sự chuyển dịch lớn quý cuối năm ngoái. Khi được hỏi dùng ứng dụng nào để liên lạc với người thân, 48% số người tham gia khảo sát đưa ra đáp án là Zalo. Trong khi đó, con số này của Facebook và Messenger lần lượt là 27% và 20%.
Zalo là ứng dụng phổ biến nhất được người Việt dùng để liên lạc, kết nối gia đình và người thân yêu.
Báo cáo cũng nhận định Zalo đang là nền tảng trong nước có thể sánh vai và soán ngôi những gã khổng lồ quốc tế. Xét theo độ tuổi, Zalo được yêu thích nhất ở thế hệ Gen X và Y với tỷ lệ 55%, bỏ xa ứng dụng thứ hai với tỷ lệ lần lượt là 29% và 25%.
Messenger xếp thứ ba với 10% ở Gen X và 17% Gen Y. Ở nhóm tuổi Gen Z cũng ghi nhận sự tăng trưởng của Zalo khi lần đầu tiên vượt Facebook để trở thành ứng dụng yêu thích số hai, kém 2% so với ứng dụng dẫn đầu là Messenger.
Zalo là ứng dụng phổ biến nhất thế hệ X và Y dùng để liên lạc người thân, bạn bè.
Zalo được 33% người dùng trực tuyến xem là ứng dụng chính trong cuộc sống hàng ngày, tăng 10% điểm so với quý III. Điều này chứng tỏ Zalo ngày càng phổ biến và cần thiết trong cuộc sống của người Việt. Trong khi đó, Facebook giảm 5% từ 44% xuống còn 39%. YouTube duy trì ở mức 20% so với quý trước.
Không ngừng nghiên cứu, cho ra đời những tính năng phục vụ nhu cầu liên lạc, kết nối của người Việt, Zalo đang chứng minh sự hữu ích và thấu hiểu nhu cầu của người dùng trong nước.
Zalo tăng 10% điểm, trở thành ứng dụng chính của người Việt ở mọi lứa tuổi.
Trong năm 2021, Zalo giúp chuyển đi 620 tỷ tin nhắn, 52 tỷ phút gọi video, 14 tỷ thông báo khẩn về Covid-19, giúp người dân kịp thời ứng phó với diễn biến phức tạp của đại dịch.
Ngoài giữ vai trò kết nối cộng đồng, Zalo cũng phát triển một số tính năng kêu gọi người dân tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau về lương thực, nhu yếu phẩm, thuốc men... cùng vượt qua giai đoạn khó khăn của dịch Covid-19.
Ngoài ra, ứng dụng nhắn tin này đồng hành cùng nhiều hoạt động đời sống, xã hội như hỗ trợ làm căn cước công dân, bầu cử, tiêm vaccine, tra cứu điện nước. Ứng dụng hiện vượt qua mốc 70 triệu người dùng thường xuyên.
Zalo đồng hành cùng nhiều hoạt động đời sống, xã hội của người Việt.
Theo Decision Lab, với những nỗ lực trong việc thấu hiểu nhu cầu người dùng, đồng hành cùng các sự kiện xã hội, Zalo trở thành nền tảng không thể thiếu trong đời sống người Việt. Trước đó, báo cáo của Adsota giữa năm 2021 cũng công bố Zalo là ứng dụng nhắn tin được người Việt yêu thích nhất, đẩy Messenger về vị trí thứ hai sau nhiều năm đứng đầu bảng.
Người Việt tiêu tốn nhiều giờ mỗi ngày cho ứng dụng di động, mạng xã hội Nhóm người dưới 26 tuổi tại Việt Nam dành hơn 7 tiếng mỗi ngày cho các ứng dụng trên di động với những app phổ biến như Facebook, Youtube, Zalo, Tik Tok, Facebook Messenger, Shopee... Một nghiên cứu trực tuyến do Q&me thực hiện trên một số người dùng tại Việt Nam cho thấy, thời gian sử dụng các ứng dụng di động...