Người Việt đã thay đổi hành vi mua sắm và chi tiêu ra sao sau dịch bệnh?
Dịch Covid-19 đã khiến người dân cắt giảm chi tiêu không cần thiết như mua ô tô, điện thoại, đồ điện tử và tăng chi tiêu cho các sản phẩm phục vụ chăm sóc sức khỏe.
Hành vi mua sắm và chi tiêu của người tiêu dùng Việt Nam đang thay đổi rất nhanh. Ảnh: Đại Việt
Tại buổi tọa đàm “Hành trình Marketing từ mạng xã hội tới thương mại điện tử”, chuyên gia và đại diện nhiều doanh nghiệp nhận định, việc chi tiêu, mua sắm của người Việt đã thay đổi rất nhiều sau đại dịch Covid-19.
Bà Vũ Ánh Tuyết, đại diện Lazada Vietnam cho biết, người Việt đã cắt giảm rất nhiều loại chi tiêu không cần thiết như đi du lịch, mua ô tô, điện thoại, máy tính, đồ điện tử…
“Người dân tăng sử dụng các dịch vụ online khác như sử dụng dịch vụ tivi trực tuyến, ngân hàng trực tuyến hoặc mua các sản phẩm gia dụng, bảo hiểm qua mạng. Người dân chú ý đến sức khỏe hơn trước rất nhiều và chi tiêu cho các dịch vụ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhiều hơn”, bà Tuyết nói.
Theo bà Tuyết, người tiêu dùng cũng lựa chọn và mua sắm hàng hóa nội địa nhiều hơn thay vì các sản phẩm nhập khẩu, bởi người dùng đang dần cảm thấy yên tâm về nguồn gốc, chất lượng của hàng hóa trong nước.
“Có đến 49% lượng khách hàng trên các trang thương mại điện tử tăng chi tiêu mua sắm online và sử dụng dịch vụ giao hàng. Trong khi đó, chỉ có 22% lượng khách trực tiếp đến cửa hàng tăng chi tiêu”, bà Tuyết chia sẻ.
Tọa đàm “Hành trình Marketing từ mạng xã hội tới thương mại điện tử” diễn ra tại TPHCM. Ảnh: Đại Việt
Cũng theo bà Tuyết, chính vì nhu cầu mua sắm online của người dân tăng mạnh nên nhiều gian hàng kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử đã có doanh số ấn tượng với mức tăng trưởng từ 50 – 140%.
Bà Đoàn Yến Nhi, đại diện Total Vietnam cho biết, thương mại điện tử và thương mại truyền thống đều có những ưu điểm và nhược điểm của mình. Vấn đề là người kinh doanh phải kết hợp hài hòa hai hình thức này để tạo ra giá trị hiệu quả.
Đối với thương mại truyền thống, các cửa hàng đều bị giới hạn thời gian hoạt động. Người tiêu dùng phải ra đường khi muốn mua sản phẩm và phải trả giá. Người dùng chỉ được nghe đánh giá sản phẩm từ người bán hàng. Chi phí vận hành và vốn đầu tư lớn.
Còn nhược điểm của thương mại điện tử, thương mại xã hội (facebook, zalo…) là người dùng chỉ thấy sản phẩm qua hình ảnh, mô tả và không thể sở hữu món hàng ngay lập tức vì phụ thuộc vào việc giao hàng. Người dùng phải đối mặt với những việc như thái độ của người giao hàng, thời gian giao hàng không hợp lý, không được kiểm tra hàng hóa trước khi giao…
“Thế nhưng, thương mại điện tử và thương mại xã hội có ưu điểm là dễ dàng tiếp xúc lượng khách hàng tương lai rộng lớn, có thể tập trung vào lượng khách hàng tiềm năng, chi phí vận hành thấp, dễ dàng có phản hồi từ khách hàng…”, bà Nhi nói.
Cũng theo bà Nhi, doanh nghiệp muốn gia tăng thị phần thì phải tập trung vào giá trị cốt lõi của doanh nghiệp đó chính là sản phẩm. Củng cố, tập trung cho thương mại truyền thống và đầu tư cho Digital Marketing (tiếp thị kỹ thuật số) cũng như phát triển thương mại điện tử.
Phân tích về việc mạng xã hội đang ảnh hưởng đến việc mua sắm của người Việt, bà Đặng Thị Phương Thảo, đại diện Creative Point cho biết, Facebook đang là mạng xã hội phát triển nhất tại Việt Nam với 64 triệu người dùng. Việt Nam cũng là quốc gia có số lượng người dùng Facebook đứng thứ 7 trên thế giới.
Video đang HOT
Theo bà Thảo, độ tuổi tham gia vào Facebook nhiều nhất là từ 18 – 35 tuổi, đây cũng chính là nhóm tuổi lao động và có mức chi tiêu nhiều nhất.
“Trong 6 tháng đầu năm nay, mức chi cho mua sắm trực tuyến của người Việt là 31%, cao hơn mức chi tiêu bình quân của khu vực Đông Nam Á (24%)”, bà Thảo nói.
Cũng theo bà Thảo, người dân mua trực tuyến nhiều nhất là các sản phẩm thời trang, làm đẹp, thực phẩm, ăn uống và đồ điện tử.
Ông Nguyễn Kim Huy, chuyên gia ngành Marketing chia sẻ tại buổi tọa đàm. Ảnh: Đại Việt
Ông Nguyễn Kim Huy, chuyên gia ngành Marketing nhận định, mua sắm online đang rất phổ biến với người Việt, có đến 35% dân số thực hiện các giao dịch mua sắm trên nền tảng online. Điều này cho thấy sự thay đổi nhanh chóng trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng.
Theo ông Huy, các doanh nghiệp Việt đã và đang tích cực đầu tư vào các hoạt động Marketing cũng như cập nhật các xu hướng, phương thức bán hàng trên các nền tảng số.
“Việc đầu tư cho tiếp thị kỹ thuật số không chỉ giúp cho doanh nghiệp có được kế hoạch marketing chiến lược mà còn là phương pháp để tích hợp, tối ưu hóa các công cụ kỹ thuật số phục vụ cho các hoạt động bán hàng trên mạng xã hội, website, sàn thương mại điện tử đạt hiệu quả lâu dài”.
“Việc đầu tư cho tiếp thị kỹ thuật số cũng giúp doanh nghiệp tiếp cận được đối tác, khách hàng một cách nhanh chóng, hiệu quả hơn so với các phương thức bán hàng truyền thống”, ông Huy nói.
Cũng theo ông Huy, hiện nay đang có nhiều đơn vị đang cung cấp các giải pháp Marketing toàn diện cho doanh nghiệp trên nền tảng số. Việc này cũng giúp doanh nghiệp cắt giảm được chi phí vận hành, tăng hiệu quả trong kinh doanh.
Ngày Chủ nhật ở Sài Gòn vắng vẻ đến kỳ lạ
Ngày cuối tuần thứ 2 trong thời gian cách ly xã hội, đường phố Sài Gòn không còn cảnh ồn ào, không còn tiếng còi xe inh ỏi,...Người Sài Gòn hạn chế ra đường, tạm nghỉ ngơi chờ dịch bệnh COVID-19 qua nhanh.
Ngày cuối tuần thứ 2 trong thời gian 15 ngày thực hiện Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ, Sài Gòn không ồn ào vội vã như vốn có.
Trưa 12/4, khu vực Nhà thờ Đức Bà (quận 1, TPHCM) không một bóng xe cộ, đường phố rộng thênh thang.
Đại lộ Võ Văn Kiệt (quận Bình Tân, TPHCM) không còn cảnh xe cộ nối đuôi nhau, không khí trong lành, hoa nở vàng rực.
Hàng quán cũng tạm thời nghỉ buôn bán, chờ dịch bệnh COVID-19 qua mau.
Trước cửa quán, lác đác vài người ngồi trên vỉa hè ngắm nhìn phố Sài Gòn bình yên hiếm thấy.
Đường Lê Duẩn (quận 1, TPHCM) thông thoáng đến kỳ lạ.
Nhà thờ Đức Bà nhìn từ hướng đường Phạm Ngọc Thạch (quận 3, TPHCM).
Một người phụ nữ nhặt ve chai đạp xe trên đường Lê Lai (quận 1, TPHCM).
Khu vực giao lộ Lê Lai - Phạm Hồng Thái, tòa nhà nằm ngay ngã 3 là khách sạn New World Saigon.
Xa lộ Hà Nội (quận 2) nhìn về hướng trung tâm TPHCM.
Tòa nhà Bitexco (quận 1, TPHCM) nhìn từ đường Hàm Nghi.
Bưu điện TPHCM cũng vắng vẻ, không một bóng người.
Chợ Bến Thành cũng vắng vẻ, nhiều tiểu thương đã tạm nghỉ.
Phố đi bộ Nguyễn Huệ chiều Chủ nhật (12/4).
Phía trước trụ sở UBND TPHCM.
Bến Bình Đông (quận 8), những chiếc thuyền neo dưới kênh chờ hàng quán trên bờ mở cửa.
Đường Pasteur rợp bóng cây xanh mát, không còn cảnh kẹt xe như trước.
Trong những ngày này, các cây xăng cũng ế khách.
Bến xe miền Tây không còn cảnh xe cộ ùn ùn vào bến đón trả khách như trước.
Văn Minh
Ra ngoài không có lý do chính đáng tại TP.HCM sẽ bị phạt bao nhiêu tiền? Để lệnh cách ly toàn xã hội được người dân thực hiện nghiêm túc, Sở Tư pháp TP.HCM đề nghị phạt hành chính những người ra ngoài không có lý do chính đáng. Trước tình trạng người dân bất chấp dịch bệnh nguy hiểm vẫn ra ngoài dù không có lý do chính đáng, ngày 10/4, Sở Tư pháp TP.HCM đã có báo...