Người Việt công tác ở Nepal hiến máu giúp nạn nhân động đất
Sang công tác ở Nepal, hai thành viên của tập đoàn Viễn thông Quân đội ( Viettel) đã tham gia hỗ trợ những nạn nhân của trận động đất ở đây. Phóng viên thực hiện phỏng vấn qua điện thoại với ông Nguyễn Thế Nghĩa, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư Quốc tế (Viettel Global).
Trận động đất kinh hoàng gây thiệt hại nặng nề tại Nepal. (Ảnh: AFP/TTXVN)
PV: Chào anh, sức khỏe anh em trong đoàn thế nào? Các anh sang Nepal làm gì?
Ông Nguyễn Thế Nghĩa: Chúng tôi vẫn đang ở Kathmandu, thủ đô Nepal. Chúng tôi không phải sang để tham quan mà để khảo sát thị trường và tìm cơ hội định hướng đầu tư, vẫn đang liên hệ với đối tác bên này.
Mình là Phó Tổng giám đốc Viettel Global, công ty con của Viettel Group phụ trách về kỹ thuật. Đoàn có một bạn nữa là Trần Hoài Anh, chuyên viên phòng Dự kiến đầu tư. Sức khỏe hai anh em vẫn bình thường.
Đoàn sang từ 20/4. Dự kiến quá trình làm việc với các đối tác, với cơ quan quản lý nhà nước bên này để tìm hiểu thị trường khoảng một tháng.
PV: Tình hình động đất ở Nepal giờ ra sao rồi?
Ông Nguyễn Thế Nghĩa: Hiện vẫn còn những đợt động đất nhỏ khoảng 5 độ Richter, thỉnh thoảng hơi rung rung, dư chấn mà anh.
PV: Khi động đất xảy ra, hai anh em đã phản ứng gì để tự bảo vệ mình?
Video đang HOT
Ông Nguyễn Thế Nghĩa: Khi biết xảy ra động đất, việc đầu tiên là phải thoát ra khỏi tòa nhà càng sớm càng tốt.
PV: Kỹ năng đấy là do ai dạy hay do bản năng?
Ông Nguyễn Thế Nghĩa: Tình huống lúc đó nhà cửa rung lắc dữ dội, chúng tôi phải thoát ra càng nhanh càng tốt. Một phần do bản năng và một phần do có tìm hiểu về động đất. Chúng tôi biết Nepal là nơi có nguy cơ xảy ra động đất. Đấy cũng là một chi tiết trong nghiên cứu thị trường.
PV: Khi động đất xảy ra, cảnh tượng tan hoang đổ nát, thậm chí nguy hiểm tính mạng, đoàn mình có ý định về nước ngay không thưa ông?
Ông Nguyễn Thế Nghĩa: Không ai về cả, bọn mình vẫn đang ở đây. Tự lo bản thân an toàn trước, sau là tìm cách giúp đỡ những người khác. Khi xảy ra động đất, tôi thấy xung quanh quang cảnh không đến nỗi điêu tàn lắm, chừng 10% số nhà bị sập thôi nên nghĩ không thiệt hại nặng nề lắm, nghĩ là không ai chết, không việc gì.
Sau đó, tìm hiểu thông tin qua bạn bè, qua các kênh khác thì mình mới biết đất nước này thiệt hại quá nặng. Chứng kiến nhiều người bị thương, chúng tôi lại ở khá gần một bệnh viện, nên hai anh em vội qua đấy đề nghị họ cho hiến máu.
Công việc chưa xong nên chúng tôi chưa về. Mà mình đi tìm hiểu thị trường thì phải tìm hiểu phản ứng xã hội khi trải qua thiên tai như thế nào. Định hướng đầu tư, nên động đất cũng là một trong những khía cạnh để quan sát. Bọn mình tự nghĩ có thể lo cho bản thân và an toàn được.
PV: Cảm ơn anh. Mong và chúc đoàn sức khỏe, có chuyến công tác thành công./.
Theo Quốc Giang (Vietnam )
Vẫn chưa liên lạc được với 5 người Việt mắc kẹt trên núi Nepal
Theo thông tin từ Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ, đến chiều nay (30/4), đoàn cứu hộ vẫn chưa thể liên lạc được với nhóm 5 người Việt bị kẹt trên núi Namche sau trận động đất ở Nepal.
Khu vực núi Namche, Nepal (Ảnh: tripadvisor)
Trao đổi với phóng viên Dân Trí, Tham tán Công sứ Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ kiêm nhiệm Nepal, ông Trương Quang Tuyến, cho biết, đến nay đã có khoảng hơn 10 người Việt rời Nepal bằng đường hàng không, trong đó có Phạm Thanh Tùng, Trương Bảo Hân; Hồ Thị Kim Nga, Trần Thị Hương Giang.
Ông Tuyến cũng cho biết thêm, nhóm của Nguyễn Mạnh Linh và Nguyễn Phương Thanh đã an toàn xuống tới Pockhara đang đợi nhóm 10 người của trưởng đoàn Trần Đức Hùng xuống núi để cùng về Kathmandu.
Trong khi nhóm 4 người gồm Nguyễn Hà Cẩm Tú (phóng viên báo Pháp luật TP.HCM), Huỳnh Quốc Huy, Cao Thị Hồng Nhung và Đoàn Ngọc Tiến hiện đang ở tại quán Pho 99 của chị Võ Thị Kim Cương tại Kathmandu.
Theo ông Tuyến, 3 người trong nhóm của chị Cẩm Tú sẽ rời Nepal vào sáng mai (1/5), còn một người sẽ ở lại đến 3/5 theo vé đã đặt.
Về tình hình 5 người ở trên núi Namche, ông Tuyến cho biết, Đại sứ quán đã gửi danh sách của những người này cho phía Ấn Độ và Nepal và tích cực đề nghị họ hỗ trợ. Trong nhóm có một người đã có tuổi.
Nhóm đang di chuyển từ đỉnh Namche cao hơn 3.400m xuống đỉnh Phakding để từ đó tiếp tục đi xuống điểm thấp hơn chờ trực thăng đến cứu hộ. Máy bay khó tiếp cận được đỉnh Namche do vậy sẽ bằng mọi cách thông báo cho nhóm này xuống khu vực Lukla để đón trực thăng, ông Tuyến cho hay.
Cùng ngày, Đoàn công tác cũng đã phối hợp với công ty bảo hiểm AIG lập kế hoạch đưa các công dân Việt Nam là khách hàng của AIG, trong đó có nhóm 5 người hiện đang ở núi Namche, rời Nepal về Việt Nam trong thời gian sớm nhất.
Đến chiều tối ngày 30/4/2015, ngay sau khi nhóm công tác của Đại sứ quán đến Kathmandu bằng đường bộ, Đoàn Công tác đã hỗ trợ những công dân Việt Nam ở Kathmandu các nhu yếu phẩm cần thiết.
Cập nhật về việc hỗ trợ người Việt sau động đất tại Nepal với phóng viên Dân Trí, chị Võ Thị Kim Cương, chủ quán phở Pho 99, tại Jhamsikel, Kathmandu, nơi đã che chở, giúp đỡ hàng chục người Việt sau trận động đất, cho biết: vào lúc 9h tối qua, đoàn công tác của Đại Sứ Quán Ấn Độ đã đến quán Pho 99, gặp gỡ và động viên các bạn người Việt. Cán bộ sứ quán nói sẽ cố gắng hết sức để sớm đưa các bạn rời khỏi Nepal, đồng thời cứu hộ những nhóm chưa liên lạc được.
Đoàn của Đại sứ quán Ấn Độ cùng các bạn người Việt tại quán Pho 99 ngày 29/4 (Ảnh chị Cương cung cấp)
"Hiện có 18 người Việt đang lánh nạn tại quán của chị. Mọi người đều khỏe cả và điều kiện sinh hoạt ở quán khá đảm bảo. Một số người đã rời quán an toàn", chị cho hay.
"Sau khi về đến Việt Nam, một người thân của Hồ Thị Kim Nga và Trần Thị Hương Giang đã nhắn tin cảm ơn chị và gia đình đã giúp đỡ. Chị vui lắm, đó có lẽ là món quà ý nghĩa nhất chị nhận được trong ngày 30/4", chị Cương, vẫn thường được mọi người gọi với cái tên thân mật "Chị Út" chia sẻ.
"Nếu không có gì thay đổi, có thể trong ngày mai rất nhiều bạn ở quán chị sẽ được Đại sứ quán giúp để rời khỏi Nepal. Có thông tin gì chị sẽ tiếp tục cập nhật", chị nói.
Bộ Ngoại giao Việt Nam cho hay, đến chiều tối ngày 30/4, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ đã xác định được một số công dân Việt Nam rời khỏi Nepal, cụ thể: 1. Nhóm 2 người là Trương Bảo Hân và Phạm Thanh Tùngđã rời Kathmandu về Kuala Lumpur an toàn vào sáng 29/4/2015. 2. Nhóm 3 người là Hà Thị Kim Ngân, Trần Thị Hương Giang và Nguyễn Việt Hòa đã rời Nepal đi Quảng Châu trưa ngày 29/4/2015. 3. Nhóm 6 người gồm Nguyễn Anh Tiến, Đỗ Thị Như Quế, Nguyễn Huệ Phương, Huỳnh Thị Minh Trang, Trung Liêu Cương, Phạm Hồng Yến đã rời Nepal đi Kuala Lumpur chiều ngày 29/4/2015. 4. Nhóm 2 người gồm Vũ Thị Phương Thảo và Mai Phương Thảo đã rời Nepal trên chuyến bay cứu trợ của hãng hàng không Malaysia Airlines ngày 29/4/2015. 5. Theo đầu mối thông tin tại Kathmandu, nhóm 3 người gồm Vũ Thị Quỳnh Như, Nguyễn Hồ Nguyên Trinh và Võ Thị Kim Ngân cũng đã ra sân bay rời khỏi Nepal. Đoàn Công tác đặc biệt của Đại sứ quán Việt Nam cũng thông báo hiện nay tại Kathamandu đang có 04 nhóm công dân Việt Nam an toàn bao gồm: 1. Sư cô Nguyễn Thị Thông và Sư cô Hoàng Thị Đoan 2. Nhóm 4 người của chị Nguyễn Hà Cẩm Tú, Cao Thị Hồng Nhung, Huỳnh Quốc Huy, Đoàn Ngọc Tiến. Dự kiến nhóm này sẽ sớm rời Nepal theo lịch đặt vé trước. 3. Nhóm 2 người là Trần Mai Trâm và Trần Việt Phương. 4. Vợ Nguyễn Thị Thanh Mai và chồng Phạm Duy Khánh. 5. Nhóm của chị Quách Thùy Linh và 07 người khác 6. Nhóm 2 người Nguyễn Tiến Luật và Trần Ngọc Việt Tú Một số nhóm công dân Việt Nam khác đang trên đường về Kathmandu bao gồm: 1. Nhóm 2 người gồm Nguyễn Phương Thanh và Nguyễn Mạnh Linh. 2. Nhóm Trần Đức Hùng, Trần Thị Thiên Hương, Trần Thúy Hiền, Lê Đức Bảo, Ngô Xuân Trường, Nguyễn Thị Minh Phương, Nguyễn Thị Hải Yến, Nguyễn Lâm Thắng, Huỳnh Phước Thọ. 3. Nhóm của Nguyễn Thị Bích Ly và Hiếu Hà Trung. 4. Nhóm của Nguyễn Thị Bích Ly, Hà Hiếu Trung và một số người khác 5. Gia đình chị Hviet Knul Đoàn công tác hiện đang tiếp tục giữ liên lạc chặt chẽ với trung tâm xử lý khủng hoảng của Ấn Độ tại Kathmandu, các cơ quan chức năng của Nepal, các đầu mối thông tin các nhóm người Việt Nam khác hiện đang an toàn để theo dõi sát tình hình đồng thời tìm mọi cách liên lạc với những nhóm hiện chưa có thêm thông tin nhằm bằng mọi cách đảm bảo an ninh, an toàn cho các công dân Việt Nam. Ngoài các đường dây nóng phục vụ công tác bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài của Bộ Ngoại giao ( 84981848484 và 84462844844) và của Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ ( 911126879852), các công dân Việt Nam hiện đang gặp khó khăn tại Nepal, người thân hoặc những ai biết thông tin có thể liên hệ trực tiếp đến các đường dây nóng của Đoàn công tác đặc biệt ( 9779818826861; 919810415354; 9779812268093; 919818867943; 9779821408351) để được hỗ trợ kịp thời.
Nam Hằng
Theo Dantri
Thư Nepal: Di tản khỏi Kathmandu Một cuộc di tản khổng lồ xảy ra ở Nepal. Còn bạn đi đâu về đâu khi nhà đã đổ nát? Bạn cười hiền, bảo tối nay bạn ngủ nhờ nhà chú hướng dẫn. Rồi sao đó bạn ra sao?... Lời tòa soạn: Tối muộn 29.4, phóng viên Nguyễn Hà cẩm Tú đã về đến Kathmandu. Về, bởi đây không phải là lần...