Người Việt chưa tin thuốc nội
Tại các bệnh viện tuyến trung ương, tỷ lệ thuốc nội được kê chỉ khoảng 12%, tuyến huyện cao nhất 62%. Lý do vì số thuốc thiết yếu chưa nhiều, niềm tin của người sử dụng với thuốc nội chưa cao, tâm lý sính ngoại…
Ông Trương Quốc Cường, Cục trưởng Cục quản lý dược (Bộ Y tế) cho biết, hiện cả nước có hơn 200 nhà máy sản xuất thuốc trong nước đạt tiêu chuẩn GMP (thực hành sản xuất tốt). Nhiều sản phẩm dược đã được xuất đi các nước. Doanh số thị trường dược đạt gần 3 tỷ USD, nhưng giá trị tiền thuốc nội sử dụng cả ở các bệnh viện cũng như trên thị trường tự do chỉ chiếm gần 48%.
Theo ông Nguyễn Thành Lâm, Trưởng phòng Quản lý giá, Cục Quản lý Dược, hiện tỷ lệ thuốc nội được kê ở các bệnh viện tuyến trung ương chỉ khoảng 12%, ở tuyến tỉnh là 34% còn tuyến huyện khoảng 62%. Các doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước đã sản xuất được hầu hết mặt hàng thuốc theo phân nhóm dược lý nhưng xét về việc đáp ứng được nhu cầu sử dụng thuốc thiết yếu thì chưa đạt. Đây là một khó khăn trong việc nâng tỷ lệ thuốc nội vào bệnh viện.
Tâm lý người dân khi đi mua thuốc vẫn thích chọn thuốc ngoại hơn thuốc nội. Ảnh:H.H.
Video đang HOT
Luật Đấu thầu vừa được Quốc hội thông qua có một mục riêng về đấu thầu thuốc, trong đó, có quy định giao Bộ Y tế ban hành danh mục những thuốc nào trong nước sản xuất đã đáp ứng nhu cầu thì không được nhập thuốc ngoại. Theo ông Lâm, quy định này nhằm ưu tiên, tạo điều kiện cho thuốc nội vào bệnh viện nhưng việc ban hành không hề đơn giản. Nó chỉ có thể thực hiện được khi các doanh nghiệp đảm bảo được nguồn thuốc, chất lượng thuốc và các bác sĩ cũng tin tưởng chất lượng thuốc đó.
Chung quan điểm này, tiến sĩ Lê Thanh Hải, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, để một ngày nào đó các bác sĩ đều kê đơn thuốc nội cho chính người thân của mình thì quan trọng nhất là sản phẩm phải có chất lượng. Điều này phụ thuộc vào vai trò của nhà sản xuất.
“Cơ chế đấu thầu thuốc không cản trở nhưng niềm tin của người sử dụng với thuốc Việt chưa cao. Những mặt hàng của mình còn đang hạn chế nên nếu muốn đứng trên thị trường thì doanh nghiệp phải chứng minh được thuốc của mình chất lượng tốt, hiệu quả điều trị tốt, ít tai biến”, tiến sĩ Hải nói.
Theo ông, có nhiều nguyên nhân khiến thuốc nội khó vào tuyến trung ương như: tuyên truyền chưa sâu rộng; tâm lý sính ngoại, có những thuốc tương đương sản xuất trong nước rất tốt nhưng vẫn dùng thuốc ngoại. Ngoài ra, kinh phí để quảng bá, giới thiệu thuốc vẫn còn hạn chế nên người dân ít biết đến.
Phát biểu tại lễ ra mắt chương trình truyền thông Con đường thuốc Việt diễn ra ngày 20/12 tại Hà Nội, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, luật Dược sửa đổi sắp tới cũng như các thông tư đấu thầu thuốc, quy trình đăng ký thuốc, quy chế kê đơn… sẽ được biên soạn theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho thuốc nội. Dù vậy, để người dân lựa chọn thuốc sản xuất trong nước, các nhà sản xuất cần nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm…
“Quan trọng là phải chứng minh thuốc nội sản xuất có chất lượng cao, hình thức đẹp không thua kém gì thuốc ngoại trong khi giá thành lại rẻ, phù hợp với phần lớn người dân Việt Nam, nhất là cộng đồng dân cư nghèo sống ở nông thôn, vùng sâu/xa. Mỗi năm Bộ Y tế sẽ bình chọn và tôn vinh 100 sản phẩm thuốc Việt tốt về chất lượng, đảm bảo hiệu quả điều trị và an toàn trong sử dụng”, Bộ trưởng Tiến nói.
Theo VNE
Ra mắt chương trình 'Con đường thuốc Việt'
Ngày 20.12, tại Hà Nội, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã tổ chức buổi ra mắt chương trình truyền thông "Con đường thuốc Việt".
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến (thứ 4, từ trái qua) tặng hoa cho hội đồng bình chọn thuốc nội trong lễ ra mắt chương trình - Ảnh: T.T
Ông Trương Quốc Cường, Cục trưởng Cục Quản lý dược, cho biết: Hiện ngành dược nội địa đã có bước phát triển mạnh, với 121 nhà máy sản xuất thuốc trong nước đạt tiêu chuẩn GMP; nhiều sản phẩm dược Việt Nam đã được xuất khẩu đi các nước trong khu vực và trên thế giới. Rất nhiều tập đoàn dược phẩm nước ngoài đã chọn những nhà máy sản xuất thuốc trong nước để sản xuất nhượng quyền hoặc gia công sản phẩm để xuất khẩu. Tuy nhiên, giá trị tiền thuốc nội địa sử dụng ở bệnh viện cũng như trên thị trường tự do đều chưa cao, chỉ xấp xỉ 48% tổng trị giá thị trường.
Để người Việt ưu tiên dùng hàng Việt, Bộ Y tế đã chỉ đạo Cục Quản lý dược tìm ra những hướng đi thích hợp cho sự phát triển của ngành dược trong nước để từ đó nâng cao doanh số và chất lượng thuốc sản xuất trong nước. Vì vậy, Cục Quản lý dược xây dựng và hoàn thiện chương trình "Con đường thuốc Việt", với mong muốn mỗi năm bình chọn và tôn vinh 100 sản phẩm thuốc Việt Nam tốt về chất lượng, đảm bảo hiệu quả điều trị, an toàn trong sử dụng và được hội đồng chuyên môn đánh giá cao, được nhân dân tin cậy sử dụng.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng chương trình truyền thông "Con đường thuốc Việt" sẽ nâng cao nhận thức của người dân đối với thuốc sản xuất trong nước cũng như tăng cường vai trò trách nhiệm của đội ngũ thầy thuốc đối với việc kê đơn, sử dụng thuốc đảm bảo hợp lý, an toàn, hiệu quả; từ đó hỗ trợ ngành dược Việt Nam phát triển. Các doanh nghiệp dược phải nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm, nhất là phải chứng minh rằng, thuốc nội sản xuất có chất lượng cao, hình thức đẹp không thua kém gì thuốc ngoại nhập, trong khi giá thành lại rẻ, phù hợp với phần lớn người dân Việt Nam...
Công ty cổ phần dược phẩm Traphaco là nhà tài trợ chính của chương trình này.
Chương trình "Con đường thuốc Việt" được phát sóng và hợp tác phát sóng trên kênh VTV1, VTV2, HTV7, VOV và được bảo trợ thông tin bởi Báo Thanh Niên và một số báo khác...
Theo TNO
Lại "nóng" chuyện cho bác sĩ kê đơn Cuối tháng 11-2013, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã hoàn thành dự thảo thông tư về việc cho phép bác sĩ kê đơn thực phẩm chức năng. Theo thông tư này, người bệnh khi đi khám chữa bệnh, nếu có nhu cầu sử dụng thực phẩm chức năng sẽ được bác sĩ kê đơn và tư vấn, hướng dẫn sử...