Người Việt chống chọi thế nào trong hơn 2 tháng ‘đóng băng’ Italy?

Theo dõi VGT trên

Đứng trước mối đe dọa của dịch COVID-19, mỗi người Việt NamItaly lại có lựa chọn riêng, hoặc ở lại xoay xở, hoặc về quê hương và chỉ trở lại khi lo lắng đi qua.

COVID-19 khiến nhịp sống thường nhật của người dân ở nhiều nước trên thế giới đảo lộn. Italy không phải ngoại lệ, khi đây là một trong những quốc gia châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong đại dịch. Cộng đồng người Việt Nam tại Italy đã đối phó với dịch bệnh thế nào trong hơn 2 tháng biến động vừa qua?

Người Việt chống chọi thế nào trong hơn 2 tháng đóng băng Italy? - Hình 1

Tính đến sáng 15/5, Italy ghi nhận hơn 220.000 ca nhiễm và gần 33.000 người c.hết do COVID-19. Giai đoạn đỉnh dịch ở quốc gia hình chiếc ủng rơi vào nửa cuối tháng 3 đến đầu tháng 4 với trung bình 4.000-6.000 ca nhiễm/ngày.

Đó là quãng thời gian số ca nhiễm mới ở Italy tăng đột biến, vượt qua Trung Quốc để đứng trong nhóm ba nước chịu thiệt hại về người nhiều nhất do SARS-CoV-2. Tình hình nguy cấp khiến Thủ tướng Giuseppe Conte phải ra lệnh phong tỏa toàn quốc, trước khi nới lỏng khi tình hình có dấu hiệu hạ nhiệt.

2 tháng “đóng băng” chống dịch, bức tranh toàn cảnh tại Italy thực sự u ám. Trong ký ức của Thiên Ái, cô sinh viên 20 t.uổi tại Venice, những dòng tin nhắn hỏi thăm nhuốm màu lo âu từ bố mẹ ở quê nhà vẫn vẹn nguyên như mới hôm qua.

Người Việt chống chọi thế nào trong hơn 2 tháng đóng băng Italy? - Hình 2

Dịch COVID-19 khiến cuộc sống người ở Italy nói riêng và các nước châu Âu nói chung đảo lộn.

Ở quê nhà, mọi người rất lo lắng. Tôi quen nhiều người cũng từ nước ngoài về Việt Nam. Họ nhắn hỏi tôi là “ sao em còn chưa về?”, “em phải về đi, ở lại làm gì?”, rồi “về Việt Nam có chính phủ, bố mẹ lo, ở đây một thân một mình thì ai lo, lỡ có chuyện gì thì phải làm sao“.

Bố mẹ tôi lo và suy nghĩ nhiều nhưng luôn tôn trọng quyết định của tôi. Họ theo chủ trương là phải ở yên. Nhiều khi ở yên tại chỗ mới không nhiễm bệnh, còn khi về nguy cơ lây chéo ở sân bay là tương đối cao, hơn nữa từ Italy về Việt Nam không có chuyến bay thẳng mà phải quá cảnh ở một sân bay khác.

Ở Italy, tôi cũng ở trong nhà thôi, không đi đâu. Như thế vẫn hơn là ra sân bay, gặp bao nhiêu người mà cũng có những người không quan tâm, không đeo khẩu trang“, Thiên Ái kể lại.

Giống với Thiên Ái, chị Quỳnh Anh (sống tại Venice) cũng cho rằng sự hoảng loạn là không cần thiết bởi càng sợ hãi, người ta càng có nguy cơ hành động mất kiểm soát.

Tôi hạn chế tối đa tiếp xúc với mọi người, nhất là người lớn t.uổi vì hơn hết họ là đối tượng cần được bảo vệ nhất. Tôi cũng dành thời gian ở nhà nhiều hơn, mua nhiều thức ăn hơn một chút để đỡ phải ra ngoài, ăn nhiều rau củ quả, dành thời gian tập luyện tại nhà.

Người nhà lo lắng, thường xuyên gọi điện, nhưng mình không nghĩ đến chuyện trở về Việt Nam. Quan điểm của mình là ở đâu thì hãy ở yên đó để bảo vệ chính mình và xã hội. Việc xê dịch sẽ làm lây lan dịch bệnh nhanh và mạnh hơn. Theo mình, bến tàu xe, sân bay là những nơi dễ lây lan nhất“.

Người Việt chống chọi thế nào trong hơn 2 tháng đóng băng Italy? - Hình 3

Các bệnh viện Italy luôn quá tải trong giai đoạn đầu.

Theo Thiên Ái, tình hình ở Italy dù không khả quan, nhưng cũng không đến mức cuốn vào bi kịch như nhiều người hình dung.

Đôi khi ở tâm dịch, mình còn phải trấn an ngược lại người nhà là tình hình không đến mức như họ nghĩ. Người dân vẫn đi siêu thị bình thường, đồ ăn rau củ quả vẫn đầy đủ“, Thiên Ái nói.

Lan Hương, sinh viên Đại học Ca’ Foscari (Venice), cũng cho rằng cuộc sống ở Italy vẫn diễn ra bình thường, chỉ có việc đi lại là bị kiểm soát chặt chẽ. “ Khi Italy thắt chặt đi lại, mọi người đi ra ngoài phải có tờ khai, tôi ở trong nhà một mình, thỉnh thoảng mới đi ra ngoài đi siêu thị, không được gặp bạn bè nên rất buồn. Nói chuyện với bạn bè chỉ qua Facebook hoặc gọi điện.

Tuy nhiên, cảm giác sợ hãi cũng chỉ xuất hiện thời gian đầu, về sau thì cũng không quá lo lắng. Mình cẩn thận khi ra ngoài, khử trùng khi về nhà là được. Y tế tại Italy lúc đó rất thiếu thốn, việc liên lạc với bác sĩ, cũng như đến bệnh viện thời điểm đó rất khó khăn. Vì vậy, mình cần phải cảnh giác, tự bảo vệ mình tốt nhất có thể. Tất nhiên, mỗi lần có triệu chứng bị nhiễm bệnh là tôi thấy lo“, Lan Hương nói.

Vấn đề mà người Việt nói chung ở Italy đối mặt là sự bàng quan của người bản địa với dịch bệnh trong giai đoạn đầu. Thói quen đeo khẩu trang hiếm khi tồn tại với nhiều người dân ở châu Âu trước khi dịch COVID-19 bùng phát.

Video đang HOT

Người Việt chống chọi thế nào trong hơn 2 tháng đóng băng Italy? - Hình 4

Italy là ổ dịch COVID-19 lớn thứ 5 thế giới hiện nay.

Định kiến “chỉ ai bị bệnh mới đeo khẩu trang” khiến không ít người có ý thức bảo vệ sức khỏe phải chịu cái nhìn dò xét. Chỉ đến khi SARS-CoV-2 lây lan mạnh ở Italy, tất cả mới coi khẩu trang, găng tay là bạn đồng hành.

Trong cộng đồng người Việt Nam ở Italy, mỗi người có một góc nhìn. Với tôi, người Italy tương đối bàng quan trước dịch. Tại thời điểm COVID-19 bùng phát, cộng đồng châu Á, với ý thức dịch bệnh sớm nhất, mọi người đeo khẩu trang và tránh nơi đông người. Dù vậy, người Italy vẫn ra ngoài, nói chuyện, đi bar, tụ tập như thường.

Có những người trẻ còn nói dịch bệnh không có gì đáng sợ, cũng như cúm mùa thôi, dịch cúm có khi tỷ lệ t.ử v.ong còn cao hơn. Họ chỉ sợ khi chính phủ đăng thông tin số lượng người mắc bệnh hay c.hết vì COVID-19“, chị Hạ Vũ, đang làm việc trong ngành xuất nhập khẩu tại Milan, khẳng định.

Đeo khẩu trang ở đây sẽ bị kỳ thị, người ta nhìn mình như người mang dịch bệnh. Lúc dịch bệnh bùng phát ban đầu thì hầu như mọi người lạc quan, chỉ nghĩ là cúm mùa thông thường. Khi chính phủ yêu cầu người dân cách ly, chia “vùng đỏ” (những vùng có nguy cơ lây nhiễm cao nhất) thì mọi người mới lo sợ, thậm chí có tâm lý kỳ thị người châu Á“, Thiên Ái nói.

Người Việt chống chọi thế nào trong hơn 2 tháng đóng băng Italy? - Hình 5

Bình thường, chỉ mất khoảng 10-12 tiếng ngồi máy bay để đi từ Việt Nam sang các nước châu Âu, nhưng COVID-19 đã khiến đường về nước của các du học sinh trở nên gian nan, khó khăn hơn nhiều.

Mẹ rất muốn tôi về nước. Tuy nhiên, khi dịch bệnh bùng phát mạnh, máy bay hủy chuyến nên cũng không về được. Một số hãng có chuyến bay nhưng phải xin giấy xác nhận y tế không bị nhiễm COVID-19. Việc xin giấy này rất khó khăn, nhiều người có vé máy bay nhưng không thể lên máy bay để về nước”, Lan Hương nhớ lại.

Người Việt chống chọi thế nào trong hơn 2 tháng đóng băng Italy? - Hình 6

Để di chuyển trong thời đại dịch, người Italy cần rất nhiều giấy tờ.

“Khi Italy bắt đầu siết chặt các biện pháp hạn chế, số người nhiễm bệnh có xu hướng giảm. Lúc đó, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy có gửi cho tôi phiếu đăng ký để bảo lãnh công dân Việt Nam tại Italy. Trong phiếu có câu hỏi là khi có chuyến bay về nước, bạn có về không. Nếu đồng ý thì coi như đăng ký nguyện vọng về nước.

Công việc chuẩn bị rất gấp, ngày 18/4 bay nhưng chúng tôi chỉ nhận được thông báo hôm 15/4.

Ngày 16/4, Lan Hương nhận được thông tin sẽ bay về nước từ Milan. Cô phải xin rất nhiều giấy tờ để di chuyển từ Venice lên Milan. Trong đó có giấy tờ bảo lãnh từ Đại sứ quán Việt Nam ở Italy, và tự viết bằng tay một tờ khai rất dài, cung cấp thông tin ở đâu, lý do di chuyển là gì.

“Chúng tôi phải di chuyển quãng đường từ Venice đến Milan mất 3 tiếng đồng hồ. Theo dự kiến, tôi phải có mặt ở sân bay lúc 3h sáng. Quá trình di chuyển từ Venice đến Milan có nhiều khó khăn, nhiều bạn bị cảnh sát giữ lại bởi vì mình di chuyển nhóm đông người. Cảnh sát sẽ hỏi mục đích di chuyển, khi đó mình sẽ phải giải trình những giấy tờ chứng minh việc di chuyển này là có mục đích.

Vì nhiều thủ tục, nên dù được báo là có mặt ở sân bay lúc 3h nhưng đến 7h sáng, chúng tôi mới được xếp hàng, đóng dấu xuất cảnh rồi mới lên máy bay về nước. Quá trình bay, chúng tôi cũng phải chờ 2 tiếng để làm thủ tục, mặc đồ bảo hộ, phun thuốc khử trùng. Khi đáp xuống sân bay Đà Nẵng, chúng tôi được đưa thẳng khu vực cách ly”, Lan Hương nhớ lại.

Người Việt chống chọi thế nào trong hơn 2 tháng đóng băng Italy? - Hình 7

Chuyến bay VN9054 từ Italy chở 60 hành khách hạ cánh xuống sân bay quốc tế Đà Nẵng.

Đây là chuyến bay được Tập đoàn dầu khí Italy (ENI) tài trợ, không phải là chuyến bay thương mại nên không phải đóng bất kỳ kinh phí nào. Công dân Việt Nam chỉ phải đóng khoản phí sân bay là khoảng 800.000 đồng/người. Thành phần tham gia chuyến bay đa số là sinh viên, một số người đi làm và có những người đang sống cố định ở Italy. Đây là chuyến bay mà ai cũng có thể đăng ký nếu có nhu cầu thực sự

Cũng có mặt trên chuyến bay về nước cùng Lan Hương, Phương Thảo không thể quên cảm giác hồi hộp khi thực hiện các thủ tục về nước và vui mừng khi trở lại quê hương. Nhờ có sự hỗ trợ của Đại sứ quán Italy và cộng đồng du học sinh Việt tại Italy, hành trình về nước của các sinh viên Việt Nam diễn ra suôn sẻ, dù phát sinh nhiều thủ tục hơn thường lệ.

Cảm giác của tôi khi về “đất mẹ” là hạnh phúc và yên tâm. Khi đặt chân xuống Đà Nẵng, tôi vui vì bố mẹ mình cũng không còn quá lo lắng như khi ở Italy. Khi vào trại cách ly thì đã có người theo dõi sức khỏe, không như ở Italy, mình không biết tình hình sẽ như thế nào.

Tôi cũng thường xuyên cập nhật thông tin về dịch bệnh và các biện pháp chống dịch của Việt Nam nên thấy rất an toàn khi đã về quê hương. Việt Nam có sự cảnh giác cao độ trong chống dịch COVID-19. Sau khi hoàn thành thời gian cách ly, tôi ra Hà Nội đoàn tụ, sum vầy cùng bố mẹ và gia đình“, Phương Thảo chia sẻ.

Người Việt chống chọi thế nào trong hơn 2 tháng đóng băng Italy? - Hình 8

Dịch COVID-19 khiến toàn thế giới chịu tổn thất không thể đong đếm về mặt con người lẫn kinh tế, tiêu dùng, dịch vụ. Dù vậy, trên góc độ lạc quan, khó khăn cũng là mảnh đất phì nhiêu để sự lạc quan cùng tình cảm giữa người với người vươn lên mạnh mẽ. Những kỷ niệm trong những ngày gồng mình chống dịch đã trở thành một phần ký ức của nhiều người Việt Nam ở Italy.

Tôi sẽ nhớ đến tinh thần lạc quan của người Italy. Họ lãng mạn, yêu đời đến kinh ngạc. Cứ 6h chiều, người dân đổ ra ban công.

Họ hát, họ nhảy, cổ vũ tinh thần cho các bệnh nhân chiến đấu với dịch bệnh cùng các bác sĩ, những người làm trong lĩnh vực y tế ngày đêm cống hiến cho công việc, cũng như người nhà của y bác sĩ, những người phải chịu thiệt thòi khi người thân làm việc xa nhà liên tục“, chị Quỳnh Anh nhớ lại.

Quan trọng hơn, người Việt Nam ở Italy đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ từ đồng hương bằng nhiều hình thức khác nhau. Những bàn tay siết lấy bàn tay khiến không ai cô đơn trong cuộc chiến với COVID-19, dù ở cách Tổ quốc hàng nghìn cây số.

Người Việt chống chọi thế nào trong hơn 2 tháng đóng băng Italy? - Hình 9

Những chuyến bay đưa đồng bào về nước là minh chứng cho sự quan tâm của Chính phủ với công dân Việt Nam trên khắp thế giới. (Ảnh: Phương Thảo)

Tôi có tham gia một số diễn đàn của người Việt Nam tại Italy, có rất nhiều cô chú, các bác đã sống nhiều năm ở đây. Họ chia sẻ thông tin về hỗ trợ chính phủ Italy, rồi động viên tinh thần nhau. Mình có thêm nhiều thông tin bổ ích từ đó.

Đại sứ quán Việt Nam tại Italy cũng gửi thông điệp “an toàn là trên hết” tới cộng đồng người Việt. Trong suốt thời gian dịch bệnh hoành hành, đại sứ quán luôn có những khuyến cáo an toàn, đường dây nóng 24/7 trực hỗ trợ về dịch bệnh, thậm chí cả về vấn đề visa, thẻ cư trú, thi cử của sinh viên, các chuyến bay hỗ trợ công dân về nước“, chị Quỳnh Anh chia sẻ.

Cũng tại Venice, Phương Thảo nhận được sự hỗ trợ của cộng đồng người Việt khi mọi người rất đoàn kết, quan tâm lẫn nhau, thường xuyên thông tin dịch bệnh, hỏi xem những ai thiếu nước rửa tay, khẩu trang để gửi thêm cho nhau.

Ở Milan, chị Hạ Vũ nhận được sự giúp đỡ rất lớn về mặt thông tin từ các diễn đàn của người Việt. “ Hội sinh viên ở Italy có một nhóm trên Facebook, mọi người vẫn thường cập nhật thông tin trên đấy. Các anh chị admin sẽ cập nhật thông tin từ đại sứ quán, chính phủ xem cấm ra sao, biện pháp tránh dịch thế nào. Chúng tôi cũng có nhóm hội sinh viên học ở Milan. Mọi người hỏi nhau nhiều thứ, ví dụ trong thời điểm này mua đồ gia dụng thế nào, cần gì để về Việt Nam“.

Với Thiên Ái, sinh viên ở Venice, đại dịch COVID-19 lại mang tới kỷ niệm khó quên khi phải viết lá đơn trong 40 phút chỉ để… ra đường đổ rác.

Ở Italy, mọi người phải viết đơn trình báo khi ra đường, nếu gặp cảnh sát thì phải đưa đơn trình báo, còn không là sẽ bị phạt nặng. Với nhiều gia đình ở Italy, họ có máy in nên có thể gõ trên máy, còn sinh viên chúng tôi không có máy in nên sẽ phải viết tay, mà đơn thì rất dài. Đơn được sử dụng khi mọi người ra đường đi mua nhu yếu phẩm, chữa bệnh, đi về nơi cư trú hay đi làm.

Mục đích của tôi khi viết đơn là đi ra đường mua nhu yếu phẩm, mà đi mua siêu thị thì không lẽ không đi đổ rác. Mỗi lần ra đường là tôi làm luôn cả hai việc. Có những lúc rác trong nhà nhiều quá, tôi phải mang đi đổ, mà phải sử dụng lý do là mua nhu yếu phẩm.

Thế là để ra đường đổ rác khoảng 5 phút, tôi phải viết một tờ đơn hơn 40 phút, chưa kể viết sai nữa. Chưa bao giờ tôi có trải nghiệm này, đi đổ rác mà vẫn phải cầm đơn, rất buồn cười“, Thiên Ái nhớ lại.

Người Việt chống chọi thế nào trong hơn 2 tháng đóng băng Italy? - Hình 10

Người dân Italy vẫn trong giai đoạn sống chung với COVID-19.

Thời gian phải ở nhà tránh dịch tại Italy, nhiều người Việt cũng rèn luyện được những thói quen mới tích cực hơn. Với chị Quỳnh Anh, COVID-19 khiến công việc trong ngành du lịch ảnh hưởng nặng nề, nhưng bù lại, chị tạm rời xa xô bồ công việc để dành nhiều thời gian hơn cho bản thân, gia đình.

Mình làm trong lĩnh vực du lịch, mà bây giờ 100% không còn khách du lịch nữa nên bạn cũng đoán được ảnh hưởng thế nào rồi đấy. Mình không lo lắng cho tương lai, chỉ quan tâm đến hiện tại thôi.

Mình coi đó là khoảng thời gian nghỉ ngơi, không dính líu nhiều đến công việc. Mình có thêm thời gian cho bản thân và những người thân yêu. Mình học thêm nhiều kỹ năng mới như nhiếp ảnh, quay phim, mình phát hiện ra đam mê mới về trồng cây để cung cấp lương thực cho gia đình, không phụ thuộc vào nguồn cung từ bên ngoài“, chị Quỳnh Anh kể lại.

Người Việt chống chọi thế nào trong hơn 2 tháng đóng băng Italy? - Hình 11

Việt Nam trao tặng khẩu trang, hỗ trợ Italy chống COVID-19.

Với chị Hạ Vũ, công việc văn phòng về xuất nhập khẩu có thể làm trên máy tính, Internet. Khi dịch bùng phát, chị chuyển về làm tại nhà, làm trên máy tính, điện thoại, nên công việc không bị ảnh hưởng nhiều.

Đối với những ai phải đi công tác thì ảnh hưởng đôi chút, còn lại thì không phải vấn đề quá lớn. Tôi nghĩ những người bị ảnh hưởng nhiều nhất là làm việc trong lĩnh vực nhà hàng, sản xuất, hoặc công việc bắt buộc phải đến chỗ làm. Với công việc văn phòng thì vẫn ổn“, chị Vũ khẳng định.

Với Thiên Ái, phải ở nhà 2 tháng là cảm giác không dễ chịu, nhất là với các thanh, thiếu niên thường xuyên ra ngoài vận động, nhưng đó cũng là cơ hội để sắp xếp lại không gian sống và nâng cao ý thức sức khỏe.

Sau 2 tháng phong tỏa, tình hình dịch bệnh ở Italy đã khả quan hơn. Chính quyền Thủ tướng Conte bắt đầu nới lỏng cách ly xã hội, từng bước mở cửa trở lại nền kinh tế.

Các sinh viên Việt Nam vừa từ Italy về lại chờ đợi thông báo từ trường học để nhanh chóng hoàn thiện thủ tục, giấy tờ.

Người Việt chống chọi thế nào trong hơn 2 tháng đóng băng Italy? - Hình 12

Nhiều trường học ở Italy đóng cửa tới tháng 9.

Ở Italy, tôi cần thẻ cư trú để sinh sống trên địa bàn nên mong muốn tháng 7 hoặc tháng 8 sẽ có chuyến bay để làm thẻ theo yêu cầu của chính quyền sở tại. Theo diện du học, tôi chỉ được cấp visa năm đầu, còn sau đó phải làm thẻ cư trú“, Lan Hương băn khoăn.

Còn Phương Thảo cho biết trường học dự kiến mở cửa trở lại từ tháng 9, nhưng chưa chắc khi ấy tình hình đã khả quan hơn. Tất cả vẫn đang ở trạng thái chờ.

Italy đang bắt đầu sang giai đoạn 2. Biện pháp triệt để thì chưa có, nhưng chính phủ bắt đầu có phương án để người dân từng bước trở lại cuộc sống bình thường. Người dân có thể ra ngoài đi bộ, đi xung quanh khu vực của mình. Nếu đi quá xa thì phải xin giấy ra ngoài. Nhà hàng chưa mở nhưng dịch vụ giao đồ ăn tại nhà vẫn hoạt động.

Italy đã phần nào kiềm chế được dịch bệnh. Mọi thứ có thể mở lại trong tháng 6, khoảng 80%. Người dân mong tháng 7, mọi thứ có thể trở lại như nối lại đường bay“, chị Hạ Vũ cho biết.

Italy cùng rất nhiều nước trên thế giới cần nhiều thời gian phục hồi, khi khủng hoảng dịch bệnh đã mang đến thiệt hại lớn hơn nhiều cuộc khủng hoảng từng khiến loài người hoang mang trong lịch sử. Dù vậy, sự lạc quan và tin tưởng của người Việt cũng như toàn thể người dân tại tại Italy sẽ là xúc tác cần thiết để xứ sở mỳ ống đứng dậy sau khó khăn.

Học sinh Italy trở lại trường vào tháng 9 sau đại dịch

Italy đang có kế hoạch cho học sinh trở lại trường vào tháng 9 sau khi dịch bệnh có xu hướng giảm.

Sau nhiều tháng Italy áp dụng các biện pháp phong tỏa đất nước nhằm kiềm chế mức độ lây lan của virus gây bệnh Covid-19, Italy dự kiến sẽ mở cửa trường học vào tháng Chín.

Học sinh Italy trở lại trường vào tháng 9 sau đại dịch - Hình 1

Ảnh minh họa. Nguồn: Newsweek

Lucia Azzilian - Bộ trưởng Bộ Giáo dục của Italy đã có thông báo về kế hoạch đi học trở lại của học sinh tại nước này. Bà Lucia Azzilian cho biết, các điều kiện hiện tại sẽ chưa thể giúp học sinh đi học trở lại an toàn và nhiều khả năng kế hoạch đến trường sẽ phải vào mùa thu tới.

Theo Newsweek, Italy đóng cửa các trường học khắp nước vào ngày 5/3 trước khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo đại dịch mới bùng nổ ở châu Âu. Một số quốc gia vượt qua Italy về số ca nhiễm nhưng đây lại là nước có số ca t.ử v.ong cao thứ ba thế giới. Cùng với việc nhiều trường học đóng cửa, Thủ tướng Italy Guiseppe Conte đã ngăn chặn việc tụ tập, bao gồm các quán bar, cửa hàng trong đó yêu cầu người dân ở nhà trừ khi cần thiết, chẳng hạn như mua thực phẩm hoặc nhu cầu mua thuốc. Khi mọi người muốn rời khỏi nhà thì họ phải điền thông tin về tên và địa chỉ cũng như giải thích ly do tại sao muốn ra ngoài.

Các biện pháp phong tỏa đã mang đến thành công cho Italy trong nỗ lực chống dịch bệnh Covid-19. Các ca nhiễm mới giảm cho phép các quan chức bắt đầu việc nới lỏng các hạn chế. Vào ngày 4/5, các cửa hàng và quán bar đã mở cửa trở lại. Các nhà máy và khu xây dựng đi vào hoạt động. Các cửa hiệu, bảo tàng và thư viện có thể mở cửa trở lại vào ngày 18/5 trong khi các hiệu cắt tóc và phòng tập gym đi vào hoạt động vào ngày 1/6.

Bộ Y tế Italy cho biết, các bệnh nhân cần chăm sóc đặc biệt đã giảm và xu hướng các ca nhiễm mới ở nước này cũng giảm mạnh.

Trong bối cảnh Italy từng bước nới lỏng các hạn chế, các quan chức nước này cảnh báo rằng, thời gian này không phải thúc đẩy nhanh chóng đưa về cuộc sống bình thường mà trên hết cần sự thận trọng và trách nhiệm của người dân. Ông Silvio Brusaferro, người đứng đầu Viện Y tế quốc gia giải thích rằng virus vẫn có thể truyền từ người này sang người khác và nếu mọi người không tuân thủ quy định thì đại dịch có thể bùng phát trở lại bất kỳ lúc nào.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Canada hạn chế sinh viên và người lao động nước ngoài
08:47:00 19/09/2024
Đơn vị chiến tranh mạng tối mật của Israel
14:28:41 19/09/2024
Tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp ở Campuchia
20:19:18 18/09/2024
Bầu cử Mỹ: Bà Harris chưa đẩy lùi được lợi thế về điều hành kinh tế của ông Trump
08:01:37 18/09/2024
Máy bay quay đầu vì gặp sự cố áp suất khiến hành khách đau tai
08:36:08 19/09/2024
Le Figaro: Phương Tây đang xem xét lại lập trường về xung đột Ukraine
21:01:54 18/09/2024
Máy nhắn tin là gì và bị kích nổ hàng loạt ở Lebanon như thế nào?
10:32:03 19/09/2024
Fed mạnh tay trong lần giảm lãi suất lần đầu tiên sau hơn 4 năm
06:00:03 19/09/2024

Tin đang nóng

Hình ảnh lạ trên bầu trời Sapa chiều 19/9 khiến nhiều người ngỡ ngàng
21:38:10 19/09/2024
Hình ảnh khác lạ của hoa hậu Đỗ Mỹ Linh khi xuất hiệc cùng đội bóng của chồng chủ tịch, tết tóc dịu dàng, mặc đồ đơn giản
23:04:30 19/09/2024
Một hoa hậu Việt muốn sinh con với người chồng đã mất, chấp nhận nuôi con một mình
22:16:32 19/09/2024
Phan Như Thảo lấy đại gia hơn 26 t.uổi: "Tôi chưa từng phải tự rót nước"
23:17:24 19/09/2024
Phim vừa chiếu đã leo top 1 rating cả nước, nam chính là cực phẩm nhan sắc được cả showbiz "chống lưng"
22:29:16 19/09/2024
Con gái thứ 3 của Kim Tử Long xuất hiện trên truyền hình, nhan sắc đời thực ra sao?
22:22:38 19/09/2024
Công ty quản lý phản hồi tin "Ngụy Anh Lạc" Ngô Cẩn Ngôn cưới "chạy bầu"
23:12:20 19/09/2024
Hồng Đăng vui bên gia đình sau những ngày lăn xả ở vùng lũ, Thuỳ Tiên gây cười
23:05:26 19/09/2024

Tin mới nhất

Bão Pulasan đổ bộ vào Chiết Giang, miền Đông Trung Quốc

06:05:26 20/09/2024
Dự báo, bão Pulasan sẽ đi vào Vịnh Hàng Châu và đổ bộ lần thứ hai dọc theo vùng ven biển giữa Bình Hồ của Chiết Giang và khu vực Phố Đông của Thượng Hải. Cường độ của bão được cho là có thể suy yếu dần khi đi vào đất liền.

Mỹ dần thay đổi lập trường về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine

06:04:01 20/09/2024
Sự thay đổi này xuất phát từ thực tế rằng cuộc phản công của Ukraine trong mùa Hè năm 2023 không mang lại kết quả như phương Tây kỳ vọng.

Nghĩa tình của người Việt tại Hong Kong và Macau (Trung Quốc) gửi về đồng bào vùng lũ

20:04:33 19/09/2024
Mặc dù sống xa Tổ quốc, bà con người Việt tại Hong Kong và Macau luôn phát huy tinh thần yêu nước, giữ gìn truyền thống văn hóa và hướng về cội nguồn, có nhiều đóng góp xây dựng quê hương và đất nước.

Thủ tướng Liban tuyên bố đất nước đang trong trạng thái chiến tranh

20:01:51 19/09/2024
"Liban đang trong trạng thái chiến tranh với Israel. Cuộc chiến này bắt đầu cách đây khoảng 11 tháng và đang ảnh hưởng đến người dân của chúng tôi ở phía nam, nơi nhà cửa của họ đang bị phá hủy", ông Mikati nhấn mạnh.

Dịch cúm mùa lan rộng tại Nga

19:59:02 19/09/2024
Đây là loại virus thường gây bệnh cảm lạnh thông thường và viêm đường hô hấp trên, trong điều kiện thích hợp virus Rhino có thể phát triển mạnh, gây bệnh viêm phổi.

Bốn địa phương trồng ngũ cốc của Nga ban bố tình trạng khẩn cấp do mưa lớn

19:56:39 19/09/2024
Như vậy, đây là địa phương sản xuất ngũ cốc thứ 4 của Nga ban bố tình trạng khẩn cấp do mưa lũ, sau các tỉnh Tomsk, Novosibirsk và Kemerovo.

Người Việt chung tay cứu trợ lũ lụt tại CH Séc

19:54:22 19/09/2024
Đoàn công tác đã đến 3 vùng bị thiệt hại nặng trong trận lũ vừa qua của CH Séc gồm Opava, Krnov và Jesenik, đều là những địa phương có người Việt sinh sống.

Myanmar: 268 người t.hiệt m.ạng do lũ lụt

19:47:48 19/09/2024
Trước tình hình khẩn cấp này, chính quyền Myanmar đã kêu gọi sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế. Ngày 18/9, một tàu hải quân Ấn Độ đã cập cảng Yangon để cung cấp viện trợ bao gồm thực phẩm, thuốc men và vật dụng thiết yếu.

Các nền kinh tế châu Á trước thách thức tái thiết khi bão chồng bão

19:45:39 19/09/2024
Khi những tàn dư của bão Yagi còn chưa được khắc phục hoàn toàn châu Á lại phải hứng chịu thêm một cơn bão khác. Sáng 16/9, bão Bebinca đã đổ bộ vào Thượng Hải (Trung Quốc) với cường độ bão cấp 1.

Sri Lanka đóng cửa trường học để chuẩn bị cho bầu cử Tổng thống

19:42:44 19/09/2024
Ông Wickremesinghe khẳng định sẽ tiếp tục thực hiện chương trình thắt lưng buộc bụng nếu đắc cử và cảnh báo rằng mọi chính sách chệch hướng so với yêu cầu của IMF sẽ dẫn đến nhiều rắc rối hơn.

Mỹ điều thêm quân tới đảo Alaska cách Nga chưa đầy 500 km

19:40:52 19/09/2024
Tuy nhiên, theo NORAD, số lượng các chuyến bay từ Nga vào vùng Alaska dao động hàng năm. Trung bình là 6-7 lần/năm. Năm ngoái, 26 máy bay Nga đã bay trong khu vực Alaska và tính đến thời điểm hiện tại trong năm nay đã có 25 chiếc.

Đức tạm dừng xuất khẩu vũ khí sang Israel do các thách thức pháp lý

19:38:02 19/09/2024
Bộ Kinh tế Đức hiện chưa đưa ra bình luận về thông tin trên. Trong khi đó, người phát ngôn Chính phủ Đức Steffen Hebestreit cho biết hiện không có bất cứ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí nào của Đức đối với Israel.

Có thể bạn quan tâm

Bồ của chồng vênh mặt, tôi mỉm cười rồi nói một câu khiến cô nàng hậm hực lập tức bỏ đi

Góc tâm tình

07:32:33 20/09/2024
Đã đành chuyện anh phản bội, chuyện tệ hơn thế là nhân tình của anh còn cả gan dám đến tận nhà tôi tìm tôi để làm loạn. Tôi không phải người phụ nữ quá khắt khe trong chuyện trinh tiết.

Hải Nam: Nếu được chọn Tấm hay Cám để yêu, tôi chọn cả 2

Hậu trường phim

07:28:02 20/09/2024
Nhắc đến Thái tử là nghĩ ngay đến điển trai và quyền lực, và Hải Nam ngoài đời cũng có nhan sắc cực ấn tượng, mang vibe công tử con nhà giàu.

Nóng: Á hậu Vbiz nghi bể nợ đến nỗi "mất tích" và bán tháo cả kênh cá nhân

Sao việt

07:18:38 20/09/2024
Ngày 19/9, trên mạng xã hội chia sẻ rầm rộ thông tin một nàng hậu nghi bể nợ sau khi tham gia một cuộc thi nhan sắc quốc tế.

Đi giữa trời rực rỡ - Tập 37: Chải lên kế hoạch đi bán kẹo kéo, Quang phát hiện người lạ theo dõi nhà mình

Phim việt

07:13:04 20/09/2024
Thất bại lần 1 với xe bán xúc xích nướng đá không làm Chải nản lòng, đặc biệt khi giờ đây cậu đang ở tình huống không có sự lựa chọn nào khác ngaoif việc phải cố gắng.

Truy tìm đối tượng dùng kéo tấn công tài xế ô tô sau va chạm

Pháp luật

07:08:21 20/09/2024
Sau va chạm với xe máy nam thanh niên điều khiển xe bỏ đi. Một lúc sau, một người đàn ông cởi trần hùng hổ chạy đến cầm kéo đ.ập kính và tấn công tài xế...

Nam ca sĩ Việt nổi tiếng: "Tôi phải đi vay lãi, mỗi tháng trả lãi lên đến 200 triệu"

Tv show

06:31:28 20/09/2024
Trong suốt 7, 8 năm đó, tôi đi hát chỉ để k.iếm t.iền trả nợ, tính ra phải trả đến mười mấy tỷ - ca sĩ Akira Phan chia sẻ.

Đây là cách làm món thịt rang cháy cạnh cực dễ mà siêu ngon

Ẩm thực

06:04:56 20/09/2024
Thịt rang cháy cạnh mềm ngon, đậm đà chắc chắn cả người lớn lẫn trẻ nhỏ sẽ đều thích thú. Món ăn này mà dùng với cơm nóng thì bao nhiêu cũng hết.

'Transformers: One': Khi 'người máy biến hình' không chỉ có cảnh cháy nổ

Phim âu mỹ

06:03:13 20/09/2024
Transformers: One , Josh Cooley đạo diễn, Michael Bay đồng sản xuất, nhận nhiều lời khen nhờ phần kịch bản nhiều cảm xúc, không còn những cảnh cháy nổ vô tri như loạt phim người đóng trước đây.

HIEUTHUHAI vượt mặt Sơn Tùng

Nhạc việt

06:00:09 20/09/2024
Vừa qua, HIEUTHUHAI đã chính thức vượt qua Sơn Tùng M-TP về lượt người nghe hằng tháng trên nền tảng âm nhạc Spotify.

Người phụ nữ qua đời vì sai lầm nhiều người mắc phải

Sức khỏe

05:43:56 20/09/2024
Lúc này, người phụ nữ mới thừa nhận các biểu hiện bệnh đã xuất hiện gần nửa năm trước. Ban đầu, đó chỉ là những vết sưng nhỏ nhưng theo thời gian ngày càng to hơn và mưng mủ nhiều lên.

Taylor Swift và bạn trai cầu thủ đã "sẵn sàng cho một chương mới"

Sao thể thao

23:04:27 19/09/2024
Kể từ khi công khai hẹn hò hồi cuối năm ngoái, Taylor Swift và bạn trai Travis Kelce ngày càng khăng khít. Cả hai thường xuyên đến cổ vũ cho một nửa của mình, bên nhau nhiều thời gian nhất có thể.