Người Việt chọn du lịch hay mua xe?
Mới đây, Booking.com công bố kết quả khảo sát “ Back to Travel” thực hiện trên toàn cầu với hơn 28.000 khách du lịch từ 28 quốc gia và vùng lãnh thổ, cho thấy du lịch vượt trên những ưu tiên khác trong năm 2021.
Trải nghiệm tinh thần lên ngôi
Khi được hỏi về điều muốn trải nghiệm trong năm nay, có 69% du khách Việt chọn đi nghỉ dưỡng hơn, trong khi đó “tìm kiếm tình yêu đích thực” chỉ có 31%. Con số này tăng lên đến 75% đối với du khách Thái Lan, 71% với Nhật Bản.
Bên cạnh đó, có 63% du khách Việt sẽ chọn một chuyến đi thay vì chỉ có 37% du khách Việt chọn cơ hội mua xe ô tô mới. Những con số này chỉ ra khao khát vật chất không hề cao khi đem so sánh với nhu cầu trải nghiệm tinh thần.
Khao khát du lịch còn thể hiện khi có 57% người Việt Nam chọn một kỳ nghỉ thay vì chọn được thăng tiến trong công việc. Ở thập niên trước, du lịch vẫn được nhiều người Việt cho là phung phí tiền của, không có giá trị bền vững. Xã hội ngày một tiến bộ, những định kiến xấu về du lịch dần được xóa bỏ, chúng ta cũng thoải mái hơn khi đưa ra quyết định nên tiết kiệm hay sử dụng khoản tiền hiện có. Thay vì quá chú trọng tài chính cá nhân, các cư dân hiện đại đang hướng đến một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc.
Video đang HOT
Những mong muốn… khó hiểu
Khi được du lịch trở lại, những trải nghiệm nào được du khách mong chờ nhất, đứng đầu danh sách, chiếm 37% từ khách du lịch Việt Nam chính là “mùi hương” đặc trưng của kỳ nghỉ.
Nhãn quan khi đi du lịch khiến nhiều du khách nhớ nhung, từ thời trang cho đến trải nghiệm giải trí. Theo đó, có 15% khách Việt khao khát có cơ hội được diện đồ đi chơi, 36% có xu hướng mơ về một kỳ nghỉ lãng mạn; họ tìm kiếm không chỉ đơn thuần là một điểm đến, mà còn là nơi để gặp gỡ nửa kia của đời mình.
Đáng ngạc nhiên trong bối cảnh dịch Covid-19 phải ở nhà, du khách hào hứng được trải nghiệm lại một số khía cạnh không mấy vui vẻ của một chuyến đi: 24% khách Việt muốn trải nghiệm lại các món ăn họ chưa thích thú trong lần thử đầu tiên
Thử thách và niềm vui trong việc cố gắng vượt qua rào cản ngôn ngữ khi giao tiếp với người dân địa phương là một trải nghiệm du lịch bất ngờ được 24% khách du lịch Việt Nam nhớ tới.
20% du khách Việt nhớ được giết thời gian tại sân bay trong khi chờ khởi hành so với 28% khách Hàn Quốc và 26% khách Singapore… Điều này đối với số đông vẫn là một quãng thời gian chán chường và mệt mỏi, tuy nhiên xu thế mới cho thấy các du khách đã sáng tạo hơn trong giai đoạn chờ đợi, tìm ra các hoạt động mới để khỏa lấp sự buồn chán.
Theo Booking.com, dù phải tạm gác các chuyến du lịch, du khách lại không thể ngừng nhớ về những trải nghiệm trước đây. Qua đó, cho thấy du lịch đã trở thành ưu tiên hàng đầu và rất nhiều người muốn được khám phá các điểm đến, trải nghiệm các nền văn hóa… khi thời điểm cho phép.
"Lần đầu thử món ăn mới" là điều du khách nhớ nhung nhất
Trong thời điểm du lịch vẫn bị hạn chế, những trải nghiệm mà du khách nhớ nhiều nhất vừa được trang Booking.com liệt kê. Có những điều tưởng như không mấy vui vẻ, nhưng thực sự khiến những đôi chân ham xê dịch muốn thực hiện ngay lập tức.
Booking.com đã thực hiện một nghiên cứu toàn cầu với hơn 28.000 khách du lịch từ 28 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhằm tiết lộ những phân tích quan trọng, xoay quanh những điều mà họ mong muốn nhất, cũng như những thứ họ sẵn sàng gác lại để ưu tiên việc du lịch trong năm 2021.
Theo đó, tình yêu du lịch dường như đang "cháy bỏng" hơn bao giờ hết. Khi được hỏi về điều muốn trải nghiệm trong năm nay, 69% số khách du lịch Việt Nam thích đi nghỉ hơn là tìm kiếm tình yêu đích thực. 63% du khách Việt sẽ chọn một chuyến đi thay vì có cơ hội đổi sang chiếc xe ô tô mới.
Du khách Việt cũng liệt kê khá nhiều trải nghiệm thú vị mà họ thấy nhớ nhất, cho dù là những điều tưởng chừng không mấy hào hứng trước đây. Đứng đầu danh sách này là việc lần đầu thử các món ăn mới nhưng lại thấy "không ngon lắm", cảm giác bị cháy nắng hoặc những lúc đi chân trần trên cát và cảm nhận sức nóng . Trong khi đó, cùng với 28% khách Hàn Quốc và 26% khách Singapore, có tới 20% du khách Việt nhớ việc được mau qua thời gian tại sân bay trong khi chờ khởi hành.
Du khách Việt rất nhớ những trải nghiệm về ẩm thực.
Nhiều du khách còn mong chờ được thưởng thức các món ăn trên máy bay, hoặc muốn được sống lại cảm giác háo hức thức dậy giữa đêm khuya cho kịp chuyến bay sớm. 24% du khách Việt muốn được thử tài ngoại ngữ và giao tiếp với người dân địa phương ở một vùng đất xa lạ. Thậm chí 36% du khách Hong Kong (Trung Quốc) còn nóng lòng chờ dịp được sử dụng từ điển khi đi du lịch.
Các tín đồ du lịch cũng tỏ ra khá "sốt ruột" vì không được diện đồ xúng xính cho các chuyến du lịch. 15% du khách Việt Nam khao khát có cơ hội được diện đồ đi chơi và 36% có xu hướng mơ ước về một kỳ nghỉ lãng mạn, họ tìm kiếm không chỉ đơn thuần là một điểm đến, mà còn là nơi để gặp gỡ nửa kia của đời mình.
Nhiều du khách Việt mong muốn có một kỳ nghỉ lãng mạn, sau khi dịch bệnh được kiểm soát.
Ngoài các trải nghiệm, Booking.com cũng khảo sát xem du khách nhớ về mùi vị nào nhất khi đi du lịch. 37% khách du lịch Việt Nam cho rằng đó chính là "mùi hương đặc trưng của kỳ nghỉ", là mùi hương đánh thức các giác quan, khiến chúng ta biết rằng mình đang ở một chân trời mới. Tương tự, 39% du khách Hàn Quốc và 32% du khách Singapore cũng đang mong ngóng giây phút đầu tiên được hít hà không khí của kỳ nghỉ, cảm nhận sức nóng và hương thơm tại địa điểm mới.
Có thể thấy, khi phải tạm gác các chuyến du lịch, du khách không thể ngừng nhớ về những trải nghiệm trước đây, từ những điều nhỏ nhặt nhất. Điều đó có nghĩa là du lịch đã trở thành nhu cầu thiết yếu của nhiều người, không kém gì việc tìm bạn đời hay phát triển sự nghiệp. Rất nhiều người mong muốn được khám phá các điểm đến, các nền văn hóa và các trải nghiệm mà họ mong ước, một khi thời điểm cho phép./.
Người Việt thay đổi nhu cầu du lịch thế nào 2 năm qua? Vì Covid-19, người Việt mong muốn du lịch bền vững, với các điểm đến không đông đúc, các hoạt động thân thiện môi trường như đi bộ, xe đạp... Du lịch bền vững có thể hiểu là du lịch mang đến nguồn lợi cho môi trường tự nhiên và cộng đồng dân cư, để duy trì hoạt động lâu dài mà không gây...