Người Việt chia sẻ cách xử lý ăn cắp ở siêu thị Mỹ
Nếu khách ăn trộm lần đầu, nhân viên chỉ viết vào hồ sơ và gọi cho người thân đến đưa về. Tất cả đều được thực hiện bí mật, không ai ngoài những người liên quan hay biết.
Độc giả TM Tran đang sinh sống tại Mỹ chia sẻ cách xử lý tinh tế dành cho những khách hàng trộm vặt tại siêu thị, nơi anh làm việc suốt 4 năm.
Tôi đang làm việc tại một siêu thị ở Washington (Mỹ). Đây là nơi bán rất nhiều mặt hàng như quần áo nam, nữ, trẻ em, đồ dùng nhà bếp, nhà vệ sinh, làm vườn và một số thiết bị nội thất. Tôi đã làm việc bán thời gian ở đây hơn 4 năm, song song với việc học tập ở trường.
Bình thường, nếu một khách hàng vào mua sắm, họ sẽ không bao giờ thấy, hay biết một vụ việc ăn cắp nào xảy ta tại cửa hàng. Tuy nhiên, sự thật ngược lại, thực trạng ăn cắp vặt ở siêu thị diễn ra khá thường xuyên. Mỗi tuần, tôi làm việc khoảng 25 giờ thì đều thấy xảy ra 2-3 vụ.
Hành động ăn cắp ở siêu thị Mỹ không dễ thành công, bởi sự giám sát chặt chẽ của đội an ninh và máy quay. Ảnh minh họa.
Khi đang sắp xếp lại các mặt hàng, thấy một hoặc hai nhân viên an ninh trong trang phục bình thường với tai đeo headphone, tôi biết chắc họ đang theo dõi một ai đó.
Video đang HOT
Các nhân viên an ninh sau khi phát hiện vị khách tình nghi qua camera sẽ chia nhau ra ngoài cửa hàng chính và theo dõi bằng cách vờ mua sắm như bao khách hàng khác. Nhân viên trong cửa hàng nếu nhận ra sự việc vẫn làm việc bình thường và tươi cười với mọi khách hàng như không có chuyện gì xảy ra.
Lúc đó, khách hàng bị tình nghi vẫn thoải mái đi mua sắm đến khi thanh toán xong các mặt hàng đã chọn. Đương nhiên, một số thứ họ cố tình không thanh toán vẫn nằm trong túi sách, có thể là mỹ phẩm, nước hoa hoặc một mặt hàng nào đó.
Họ vẫn an toàn ra khỏi cửa vì hệ thống đã được tắt chuông báo động nhằm đảm bảo sự an toàn, tránh hoang mang, tò mò cho những khách hàng đang mua sắm cũng như nhân viên trong cửa hàng. Hệ thống này được tắt khi biết chắc về một vụ ăn cắp vặt đang diễn ra. Nhân viên an ninh đủ kinh nghiệm để biết ai cố tình và ai vô tình quên thanh toán.
Hai nhân viên an ninh sẽ đi theo vị khách bị tình nghi ra tận bãi đậu xe và mời họ quay lại văn phòng để làm việc với bằng chứng trong tay. Khách hàng bị tình nghi được yêu cầu trình giấy tờ cá nhân. Nếu họ từng ăn cắp tại đây, đội an ninh sẽ gọi điện thoại cho cả cảnh sát và người thân đến để lấy lời khai. Băng ghi hình và mọi tài liệu liên quan sẽ được giao cho cảnh sát xử lý. Nếu vị khách vi phạm lần đầu, nhân viên chỉ viết vào hồ sơ và gọi điện thoại cho người thân đến đưa họ về.
Có thể mặt hàng khách ăn cắp không có giá trị lớn và họ được thả về, nhưng trong hồ sơ của họ đã bị một vết đen, hoặc thêm một vết đen. Tất cả thông tin này đều được cập nhật trực tiếp trên hệ thống hồ sơ cá nhân. Sau này họ muốn xin việc ở bất cứ đâu sẽ gặp khó khăn.
Quá trình xử lý với khách hàng diễn ra rất yên lặng trong văn phòng. Chỉ có nhân viên an ninh, cảnh sát (nếu có) và người bị tình nghi ở trong phòng. Quản lý cũng không có mặt ở đó nếu họ không được yêu cầu.
Nếu người bị tình nghi là phụ nữ, một nhân viên nữ của cửa hàng sẽ được yêu cầu vào văn phòng ngồi cùng người bị tình nghi, vì nhân viên an ninh toàn bộ là đàn ông. Có thể họ muốn đảm bảo mọi thứ được an toàn, tránh tình trạng người bị tình nghi là phụ nữ tố cáo nhân viên an ninh quấy rối.
Tôi thấy rằng, trừ những trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng mới được công bố rộng rãi trên truyền thông, còn những vụ ăn cắp vặt diễn ra khá nhiều nhưng hiếm khi mọi người biết đến.
Cách xử lý trên giúp cho những người đã lỡ vi phạm không bị xấu hổ với người xung quanh. Dù họ khó có thể đi xin việc làm sau này, nhưng ít nhất họ vẫn là một người bình thường trong mắt những người khác. Họ không hề và chưa bao giờ bị số đông người biết họ là một người ăn cắp vặt đã bị phát hiện, hay bị tất cả mọi người xung quanh vây quanh chỉ trích. Những vị khách ăn cắp này có quyền được kiện nếu họ bị đối xử bạo lực hay bị miệt thị từ người khác.
Tôi rất tiếc về sự việc của cô bé ở siêu thị ở Chư Sê, tỉnh Gia Lai. Hy vọng cô bé sẽ hòa nhập lại với cộng đồng sau những việc làm sai trai và sau những áp lực đã qua.
Theo ZingNew
Nhật Bản thả nữ tiếp viên Vietnam Airlines
Nữ tiếp viên Nguyễn Bích Ngọc của hãng hàng không Vietnam Airlines, người bị tình nghi vận chuyển hàng hóa ăn cắp về Việt Nam, đã được phía Nhật Bản phóng thích ngày 15/4.
Nữ tiếp viên Nguyễn Bích Ngọc, 25 tuổi, bị cảnh sát Tokyo nghi ngờ chuyển 21 món hàng quần áo ăn cắp trị giá 125.000 yen (tương đương 25,7 triệu đồng) lên một chiếc xe buýt đi từ một khách sạn ra sân bay quốc tế Kansai vào tháng 9/2013.
Nữ tiếp viên Nguyễn Bích Ngọc bị nghi vận chuyển hàng hóa ăn cắp.
Theo cảnh sát Tokyo, số hàng trên được một phụ nữ 30 tuổi người Việt sống tại Nhật Bản liên hệ đặt hàng.
Sau khi bị bắt hồi tháng 3 vừa qua, nữ tiếp viên Vietnam Airlines đã phủ nhận cáo buộc và khẳng định "không biết rằng đó là hàng hóa ăn cắp".
Các quan chức văn phòng công tố TP Tachikawa, cách Tokyo khoảng 40 km, cho biết: "Vì các bằng chứng thu thập được đến nay vẫn chưa hoàn thiện nên công tác điều tra vẫn tiếp tục".
Cơ quan điều tra Tokyo đến nay vẫn chưa đưa ra những thông tin chính thức.
Theo Người lao động
Nhật Bản, Triều Tiên tiếp tục đàm phán với một vài dấu hiệu tích cực Ngày 31/3, các quan chức cấp cao của Bắc Triều Tiên và Nhật Bản bắt đầu ngày thứ hai cuộc đàm phán tại Bắc Kinh với một vài dấu hiệu tích cực, sau sự thay đổi trong cách xử lý của Bình Nhưỡng về vụ bắt cóc công dân Nhật Bản trong quá khứ. Cuộc đàm phán cấp chính phủ Nhật- Triều ngày...