Người Việt chạy khỏi casino ở Campuchia: Bắt giữ quản lý sòng bạc
Một nhóm công tác của Cục Di trú Campuchia đã tới sòng bạc nơi 42 người Việt bỏ trốn ở tỉnh Kadal và bắt giữ quản lý cơ sở này để thẩm vấn.
Theo Khmer Times, Tướng Keo Vannthan, phát ngôn viên Cục Di trú đã chỉ huy một nhóm tới kiểm tra casino Golden Phoenix tại ấp Chrey Thum, xã Sampeou Poun, huyện Kaoh Thom, tỉnh Kandal, nơi 42 người Việt chạy trốn gần đây.
Khi tới cơ sở này, nhóm bắt giữ quản lý người Trung Quốc để phục vụ quá trình điều tra.
Bước đầu người này khai nhận đã ép buộc các lao động người Việt làm việc trái ý muốn của họ. Nhưng quản lý của Golden Phoenix cũng nói rằng những người chạy trốn đang nợ tiền của công ty.
Video đang HOT
Quản lý casino Golden Phoenix (phải) bị thẩm vấn. (Ảnh: Khmer Times)
Trong khi đó, ông Vannthan cho biết một số người Việt nói lý do họ chạy trốn là do tranh chấp với quản lý sòng bạc về việc casino không tuân thủ hợp đồng.
“Công ty hứa trả lương 800 USD nhưng quản lý chỉ trả cho lao động 400-500 USD một tháng”, ông nói.
Tối 18/8, Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang phát hiện và bắt giữ 40 người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam. Đa phần những người này đều khai báo với cơ quan chức năng là đã xuất cảnh trái phép ở khu vực biên giới các tỉnh phía Nam sang Campuchia.
Sau khi sang Campuchia, họ làm việc tại casino, do làm việc quá thời gian quy định, không được nghỉ ngơi và không được trả lương, nên nhóm người này bàn bạc, tìm cách vượt biên trái phép về Việt Nam.
Ngoài 40 người bị bắt giữ khi nhập cảnh trái phép vào Việt Nam thì còn một người được cho là đã mất tích trong quá trình bơi qua sông Bình Di và một người bị bảo vệ của casino bắt giữ lại.
Hôm 19/8, Bộ trưởng Nội vụ Campuchia cho biết giới chức nước này đang kiểm tra toàn bộ người nước ngoài sống tại Campuchia, theo Washington Post.
Nhà chức trách Campuchia đặc biệt lưu ý tới người nước ngoài là nạn nhân của nạn buôn người, ông Sar Kheng nói. Nhiều người đã bị bắt giữ vì tình nghi hoạt động buôn người, một số nạn nhân đã được giải cứu.
Đảm bảo an ninh, an toàn cho công dân Việt Nam tại Sri Lanka
Theo Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng, Đại sứ quán Việt Nam tại Sri Lanka đã thăm hỏi, hỗ trợ nhu yếu phẩm cho một số trường hợp người Việt đặc biệt khó khăn.
"Trong bối cảnh tình hình Sri Lanka có những diễn biến phức tạp, Đại sứ quán Việt Nam tại Sri Lanka đã chủ động theo dõi sát tình hình sở tại, yêu cầu cơ quan chức năng Sri Lanka đảm bảo an ninh, an toàn cho công dân Việt Nam tại Sri Lanka", bà Hằng tuyên bố trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao hôm 21/7.
Theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Sri Lanka, trước đây, khoảng 300 người Việt Nam sinh sống tại quốc gia Nam Á này. Tuy nhiên, nhiều người đã về nước.
Đời sống của công dân Việt Nam tại Sri Lanka cũng bị ảnh hưởng do thiếu ga, thiếu điện, thiếu nhiên liệu và giá cả sinh hoạt tăng cao, bà Hằng cho biết.
Tài xế Sri Lanka xếp hàng chờ mua xăng tại Colombo hồi tháng 4. Ảnh: AP.
"Đại sứ quán đã thường xuyên thăm hỏi, hỗ trợ nhu yếu phẩm cho một số trường hợp đặc biệt khó khăn, tổ chức tặng quà, động viên cộng đồng người Việt Nam tại Sri Lanka đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau, cùng vượt qua giai đoạn khó khăn, đồng thời thông báo cho bà con đường dây nóng của đại sứ quán để liên hệ trong trường hợp cần sự giúp đỡ", bà Hằng nói.
"Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam tại Sri Lanka sẽ tiếp tục duy trì trao đổi với các đầu mối của cộng đồng, lên kế hoạch và kịp thời triển khai các biện pháp hỗ trợ bà con trong điều kiện cho phép", bà bổ sung.
Sri Lanka đang trải qua khủng hoảng chính trị và kinh tế trầm trọng. Khả năng quản lý kinh tế yếu kém của chính phủ đã gây ra tình trạng thiếu hụt ngoại tệ, khiến nước này không thể nhập khẩu cả các mặt hàng thiết yếu. Các cuộc biểu tình của người dân đã buộc cựu Tổng thống Gotabaya Rajapaksa phải từ chức và bỏ chạy ra nước ngoài.
Nhiều nước mở hầu bao hỗ trợ người dân trước bão giá Một trong những nguyên nhân đang khiến các nền kinh tế lao đao là giá nhiên liệu tăng đẩy giá cả hàng hóa leo dốc.Để hỗ trợ người dân, nhiều nước đã tung loạt chính sách giảm thuế, phí, tăng lương... để ứng phó "bão" giá. Trao đổi với Thanh Niên, một số người Việt ở Đức, Pháp cho biết, để "bù" giá...