Người Việt chân phương và hài hước thế nào, chỉ cần nhìn qua cách đặt tên các món bánh sau
Bên cạnh những món ăn có cái tên “sang chảnh” như cơm hoàng bào, cháo ngũ sắc, sương sa hạt lựu thì cũng có những cái tên đơn giản đến ngỡ ngàng… thể hiện sự chân phương và hài hước của người Việt.
Bánh xèo đã quá nổi tiếng, gần như là món ăn có mặt trên mọi miền đất nước và được mọi người yêu thích. Bánh xèo có màu vàng ruộm, được làm chín trên chảo nóng nên lúc nấu sẽ phát ra tiếng “xèo xèo” khi đổ bột vào, cùng với mùi thơm hấp dẫn. Chữ “xèo” hấp dẫn này sau đó lại được ông bà ta lấy làm tên luôn.
Một ví dụ điển hình về sự hài hước trong việc đặt tên của người Việt Nam là bánh hỏi. Đây là món bánh có quá trình làm rất cầu kì và khó, bởi vì bánh được cấu thành từ nhiều sợi bánh mỏng gần như sợi chỉ vậy, khi làm cần phải có khuôn đặc biệt. Có nhiều giả thiết xoay quanh cái tên “bánh hỏi”, nhưng phổ biến hơn cả là câu chuyện như sau: người phát minh ra món bánh này còn chưa đặt tên, nhưng vì bánh ngon quá nên cả làng kéo nhau đến nhà hỏi “bánh này là bánh gì mà ngon thế?”. Hỏi tái hỏi hồi, người phát minh “phiền” quá bèn gọi luôn là… bánh “hỏi”.
Bánh in của người Huế được làm từ bột và đậu xanh, nhưng thay vì gọi là bánh đậu xanh bột (hay bột đậu xanh) nghe dài và không có gì đặc biệt lắm, thì người ta lại gọi luôn là… bánh in. Vì bánh này được tạo hình bằng khuôn có hoa văn, chữ, hình vẽ giống như “in” vậy, nên cách đơn giản và trực diện nhất để đặt tên là gọi thẳng “bánh in”. Được biết, đây là món bánh tiến vua rất trang trọng chứ không phải đơn giản, nhưng vẫn được gọi bằng cái tên chân phương như thế đấy.
Video đang HOT
Bánh này còn được biết đến với cái tên là “bánh ngũ sắc”, bởi thường được gói bằng các loại giấy gói có năm màu như hồng, đỏ, xanh lá, vàng, xanh dương…
Bánh lọt
Bánh lọt là loại bánh có dạng sợi, thường được ăn chung với các món chè ngọt hoặc ăn riêng như một loại chè. Cái tên “lọt” nghe có vẻ buồn cười này – như nhiều người lý giải – là do một nguyên lí khi làm bánh. Bánh lọt làm từ bột gạo và bột sắn, được đổ qua các khuôn có lỗ vào nồi nước sôi. Do chất bột mềm, dễ đứt nên các miếng bột sẽ “lọt” qua các lỗ và rơi xuống nước, thế là người ta gọi bánh lọt.
Nếu đến Đà Nẵng – Hội An hoặc một số tỉnh miền Trung, bạn có lẽ sẽ được người địa phương giới thiệu món bánh nghe tên có phần… “bạo lực” này. Chữ đập ở đây đúng với “đập” theo nghĩa tác động lực mạnh lên một vật gì đó bởi vì bạn sẽ phải làm thế khi ăn món bánh này. Bánh đập có lớp bánh tráng giòn bên ngoài, phủ một lớp bánh ướt mềm bên trong, lúc ăn thì “đập” sao cho bánh tráng vỡ thành nhiều miếng nhỏ dính lấy lớp bánh ướt rồi chấm nước chấm đặc biệt được pha từ mắm nêm cá cơm.
Bánh gật gù
Nghe vừa thấy lạ vừa thấy hài, nhưng đây là tên của một loại bánh đặc sản tỉnh Quảng Ninh. Bánh được làm từ bột gạo gần giống bánh phở và bánh ướt, nhưng có hình dạng mỏng, thường được cuộn lại thành cuộn dài hình trụ. Khi cầm bánh theo chiều dọc, do bánh mềm và đàn hồi rất tốt nên cứ có hiện tượng “gật lên, gật xuống”. Thế là người ta cứ gọi nó là “bánh gật gù”.
Ngoài ra, cũng có nơi lý giải rằng do bánh ăn rất ngon, khiến ai nấy vừa thưởng thức vừa gật gù nên có cái tên này.
Cái tên này thì lại dễ giải thích thôi rồi, bởi vì “ý trên mặt chữ”. Bánh này luôn được cuốn lại nên người ta cứ thế mà gọi là bánh cuốn thôi. Thế nhưng đơn giản và chân phương là thế, cách làm bánh cuốn lại phức tạp vô cùng đấy. Nếu có ai còn nhớ đến lần vị đầu bếp nổi tiếng thế giới Gordon Ramsay phải “suy sụp” vì hết lần này đến lần khác nấu hỏng món bánh này trong chuyến đi Việt Nam thì sẽ hiểu ngay sự tinh tế đằng sau cái tên tưởng chừng như đơn giản này (chương trình Gordon’s Great Escape).
Những món bánh Việt Nam nghe tên là khơi gợi trí tò mò
Những món bánh Việt Nam mang tên lạ lùng, hấp dẫn, gây sự chú ý với du khách ngay từ lần đầu tiên nghe qua. Và đặc biệt, bạn sẽ không thể nào quên được hương vị thơm ngon khó cưỡng của các món bánh này.
BÁNH NGẢI
Nguyên liệu làm bánh là lá ngải cứu, gạo nếp, vừng và đường phên, những thực phẩm hết sức gần gũi với đời sống hàng ngày. Thế nhưng muốn bánh thơm, dẻo thì phải chọn loại nếp nương và không được lẫn dù chỉ một hạt gạo tẻ. Còn đối với lá ngải, phải là lá ngải tươi, ngon, có màu xanh thẫm. Lá ngải cứu được xử lý rất cẩn thận để giữ nguyên mùi thơm, màu xanh đậm nhưng phải khử sạch vị đắng. Vị hăng hăng, thơm thơm, là lạ của lá ngải như dung hòa cái dẻo, cái ngọt của nếp, của đường. Miếng bánh có sự tươi non của đồi nương, cái hoang dã của lá rừng khiến du khách say lòng khó quên. Món bánh này nổi tiếng ở Bắc Kạn, Lạng Sơn.
BÁNH ĐẬP
Đây là món bánh nổi tiếng ở các tỉnh miền Trung, đặc biệt là Quảng Nam. Khi ăn bánh đập, người ta "đập" vào lòng bàn tay cho bánh vỡ ra. Lúc này bạn sẽ thấy bánh dậy mùi thơm của bánh tráng nướng và mùi vừng nồng quyện. Sau đó, xé bánh ra thành từng miếng nhỏ, gồm cả bánh tráng và bánh ướt kẹp bên trong, chấm vào chén nước chấm được pha theo công thức gia truyền. Chính vị giòn, dẻo và đậm đà lan khắp khoang miệng khiến cho thực khách cứ mãi vấn vương.
BÁNH QUAI VẠC
Bánh quai vạc nổi danh Phan Thiết có lớp vỏ dai, mềm, trong suốt, để lộ nhân tôm và hấp dẫn nhờ hương vị của nước chấm vô cùng đậm đà. Linh hồn của món bánh độc đáo này chính là nước chấm, được pha sệt sệt bằng các nguyên liệu là nước mắm, đường, ớt xiêm cắt mỏng và một số gia vị khác. Khi ăn, bạn chỉ việc chan chút nước chấm , cho thêm hành phi và hành lá lên trên để tạo thêm hương vị đậm đà cho món bánh dân dã này.
BÁNH CỐNG
Để làm nên được món bánh cống hấp dẫn thì cần đến các nguyên liệu như gạo, đậu xanh, tôm, thịt heo nạc và một số loại gia vị khác. Còn nhân món bánh này được làm từ thịt và tôm. Người miền Tây thường ăn món bánh cống kèm với xà lách, rau thơm, thêm chút khế chua, chuối xanh, dưa chuột. Lại ăn cùng cả nước mắm pha chanh, ớt, tỏi, cà rốt, đu đủ muối chua nên mang lại hương vị rất đặc biệt cho bánh cống nổi danh miền Tây.
MÓN BÁNH MANG TÊN GẬT GÙ
Bánh gật gù nổi tiếng ở Quảng Ninh, với hương vị dân dã, đậm đà khó quên. Món bánh này được làm từ bột gạo, tráng trên lớp lưới mỏng để hấp cách thủy rồi sau đó cuộn trong lại. Khi thưởng thức bạn sẽ cảm nhận được vị dẻo của bánh, vị ngọt béo của nước mắm chưng cùng mỡ gà, hành phi vô cùng độc đáo.
Những thức quà quê đậm chất Sóc Trăng Sự giao thoa giữa ba nền văn hóa của dân tộc Kinh - Hoa - Khmer, đã góp phần tạo nên những đặc sản, những món quà vặt rất riêng của Sóc Trăng. Bánh ống Những chiếc bánh có hình ống, to bằng cổ tay trẻ em với màu xanh hấp dẫn là món quà vặt và đặc sản của người Khmer. Bánh...