Người Việt ấn tượng với chiến dịch tiêm vaccine ở Campuchia
Nhanh, liên tục và thuận lợi với người nước ngoài là những cảm nhận của người Việt về chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19 ở Campuchia thời gian qua.
Anh Nguyễn Tiến, nhân viên viễn thông ở Phnom Penh, là một trong nhiều người Việt đang sinh sống và làm việc tại Campuchia hoàn thành chương trình tiêm chủng vaccine Covid-19.
“Tôi đã tiêm đủ hai mũi Sinovac cách đây một tháng”, anh Tiến chia sẻ với VnExpress . “Chiến dịch tiêm chủng ở Phnom Penh rất tốt. Họ triển khai nhanh, liên tục và tích cực hỗ trợ người nước ngoài”.
Anh Tiến cho biết việc tiêm vaccine của anh ở Campuchia do cơ quan hỗ trợ đăng ký và hoàn toàn miễn phí. “Sau khi tiêm đủ hai mũi, bạn sẽ nhận được thẻ chứng nhận tiêm chủng”, anh nói.
Chương trình tiêm chủng ở Campuchia khởi động từ ngày 10/2, ban đầu tập trung vào nhóm dễ lây nhiễm như nhân viên y tế tuyến đầu và sĩ quan quân đội. Tiếp đến, người trên 60 tuổi sẽ tiêm vaccine và sau đó mở rộng dần sang các nhóm khác.
Một điểm tiêm chủng tại vùng đỏ ở thủ đô Phnom Penh hôm 1/5. Ảnh: Reuters.
Campuchia, quốc gia hơn 16 triệu dân, đã tiêm gần 8,3 triệu liều vaccine và gần 22% dân số tiêm đủ liều. Riêng thủ đô Phnom Penh đã hoàn thành chiến dịch tiêm chủng vào ngày 8/7, theo Ủy ban quốc gia về tiêm chủng Covid-19 của Campuchia.
“Campuchia tập trung triển khai vaccine ở thủ đô Phnom Penh trước, tăng cường tiêm chủng cho một số khu công nghiệp tập trung đông công nhân. Sau đó, họ mở rộng chiến dịch ra các vùng đỏ, vàng và cam”, ông Sim Chy, Chủ tịch Hội Khmer Việt Nam tại Campuchia, cho hay.
Ông Chy nói thêm sau khi thủ đô Phnom Penh hoàn thành chiến dịch tiêm chủng, Campuchia giờ chuyển sang các tỉnh thành khác có khu công nghiệp và có tỷ lệ lây nhiễm cao.
“Cách tổ chức chiến dịch tiêm chủng của Phnom Penh rất tốt. Họ sử dụng tất cả các trung tâm y tế ở các quận, phường làm nơi tiêm chủng cho người dân. Ngoài ra, họ còn tổ chức các điểm tiêm chủng ở trường học, xưởng may. Quân đội cũng được huy động để hỗ trợ chiến dịch tiêm chủng cho tất cả người dân ở thủ đô”, ông Chy nói về chiến lược giúp Phnom Penh nhanh chóng hoàn thành tiêm chủng.
Cộng đồng người gốc Việt tại Campuchia hiện có gần 30.000 người, chủ yếu tập trung tại các quận Chbar Ampov, Russey Keo và Prek Pnov ở thủ đô Phnom Penh. Ông Chy cho biết ban đầu việc tiêm vaccine cho người Việt ở đây gặp khó khăn, khi giới chức yêu cầu phải có giấy chứng minh, hộ chiếu Campuchia. Tuy nhiên, Hội Khmer Việt Nam tại Campuchia đã gửi kiến nghị tới 25 tỉnh thành để xem xét cho người Việt sinh sống hợp pháp tại Campuchia được tiêm chủng.
“Hiện tại, khoảng 70% người Việt ở Campuchia đã được tiêm chủng”, ông nói.
Video đang HOT
Campuchia là một trong những nước có tỷ lệ tiêm chủng hàng đầu ở Đông Nam Á. Ngay từ đầu, nước này đã nỗ lực đảm bảo nguồn cung vaccine, khi chính phủ hoan nghênh động thái giúp đỡ từ tất cả các nước, miễn vaccine đủ tiêu chuẩn an toàn theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Campuchia nhận được sự hỗ trợ vaccine lớn từ Trung Quốc và Australia.
“Tôi thấy tốc độ tiêm chủng của họ khá nhanh, có thể do có nguồn cung lớn từ Trung Quốc nên có đủ lượng vaccine cho tất cả người dân, chứ không chỉ cho riêng nhân viên y tế hay các nhân viên tuyến đầu”, Huỳnh Trinh, người Việt sống ở Phnom Penh, nhận xét về chiến dịch tiêm chủng của Campuchia.
Đăng ký tiêm chủng ở Campuchia hiện tại khá dễ dàng, khi mọi người chỉ cần mang theo giấy tờ tùy thân tới đăng ký tại cơ sở y tế, theo Trinh. Cô cho biết trước đó, mọi người phải đăng ký qua ứng dụng rồi đợi tin nhắn xác nhận lịch tiêm. Tuy nhiên, việc đăng ký qua ứng dụng mất nhiều thời gian chờ đợi, nên giờ mọi người thường lựa chọn đăng ký trực tiếp tại cơ sở y tế.
“Thủ tướng, các đảng và báo đài Campuchia liên tục vận động người dân tiêm chủng. Ngay cả khi bạn gọi điện thoại, âm chờ cũng là lời kêu gọi mọi người tiêm vaccine”, Trinh kể.
Trinh chia sẻ cô cũng đã tiêm đủ hai mũi vaccine Sinopharm cách đây hai tháng. “Tôi thấy yên tâm khi đã tiêm vaccine, vì bác sĩ cho biết dù không may bị nhiễm, nguy cơ bị bệnh nặng và tử vong sẽ thấp hơn”, cô nói.
Tuy nhiên, Huỳnh Trinh cho rằng sẽ cần thêm thời gian để khẳng định chiến dịch tiêm chủng ở Campuchia có thực sự hiệu quả hay không, bởi hiện tại số ca nhiễm trên khắp cả nước vẫn tương đối cao.
“Tổng số ca nhiễm mỗi ngày trên cả nước chưa thấy thuyên giảm, khi liên tục ghi nhận hơn 800-900 ca. Số ca tử vong cũng dao động 20-30 người mỗi ngày”, Trinh nói.
Sau thời gian hạ nhiệt vào giữa tháng 5, số ca nhiễm tăng mạnh, đặc biệt trong hai tuần gần đây. Tới nay, Campuchia đã báo cáo 59.978 ca nhiễm và 881 ca tử vong kể từ đầu dịch. Riêng ngày 10/7, quốc gia này ghi nhận 933 ca nhiễm mới và 26 ca tử vong.
Giới chuyên gia kêu gọi Ấn Độ phong tỏa toàn quốc
Chuyên gia y tế Ấn Độ kêu gọi Thủ tướng Narendra Modi phong tỏa toàn quốc ngăn Covid-19 trong bối cảnh nước này đang vỡ trận trước đại dịch.
Thế giới ghi nhận 158.942.396 ca nhiễm nCoV và 3.305.941 ca tử vong, tăng lần lượt 631.786 và 9.615, trong khi 137.332.260 người đã bình phục, theo trang thống kê thời gian thực Worldometers.
Ấn Độ , vùng dịch lớn thứ hai thế giới, hiện ghi nhận 22.662.410 ca nhiễm và 246.146 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 366.499 và 3.748 trường hợp trong 24 giờ qua.
Khi ca nhiễm và tử vong do nCoV hàng ngày liên tục tăng kỷ lục, chuyên gia y tế Ấn Độ ngày càng gây áp lực, kêu gọi Thủ tướng Narendra Modi phải áp phong tỏa toàn quốc như khi nước này đối phó với làn sóng Covid-19 hồi năm ngoái.
Hiệp hội Y khoa Ấn Độ (IMA) đề nghị thực hiện lệnh phong tỏa "toàn diện, được lên kế hoạch tốt và được thông báo trước" toàn quốc, thay vì các lệnh giới nghiêm ban đêm hay các biện pháp hạn chế lẻ tỏ do chính quyền bang tự áp đặt.
"Chúng tôi rất ngạc nhiên khi chứng kiến những hành động cực kỳ thờ ơ và không phù hợp của Bộ Y tế trước sự tàn phá nghiêm trọng của làn sóng Covid-19 thứ hai", IMA ra tuyên bố cuối tuần qua.
Chuyên gia dịch tễ hàng đầu nước Mỹ Anthony Fauci hôm 9/5 cũng cho biết ông đã khuyến cáo chính phủ Ấn Độ phải phong tỏa để ngăn nCoV lây lan nhanh chóng như hiện nay. "Các ông phải phong tỏa. Tôi tin rằng một số bang Ấn Độ đã làm như vậy, nhưng cần phải phá vỡ chuỗi lây nhiễm nhanh chóng và một trong số những cách hiệu quả là phong tỏa toàn quốc", Fauci nói.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân Covid-19 tại New Delhi, Ấn Độ, hôm 7/5. Ảnh: Reuters.
Nepal , quốc gia láng giềng với Ấn Độ, đang lo ngại đối diện thảm kịch Covid-19 tương tự khi ghi nhận thêm 8.777 ca nhiễm và 88 ca tử vong do nCoV trong 24 giờ qua, nâng ca nhiễm toàn quốc lên 394.667, trong đó 3.720 người đã thiệt mạng.
Nepal đang ghi nhận số ca nhiễm nCoV cao gấp 57 lần so với tháng trước, trong đó 44% kết quả xét nghiệm toàn quốc đều dương tính. Các thị trấn Nepal gần biên giới Ấn Độ đang không thể ứng phó với làn sóng bệnh nhân mới, trong khi chỉ 1% dân số nước này được tiêm phòng đầy đủ.
Hàng nghìn lao động nhập cư Ấn Độ đã tháo chạy tới Nepal, biến quốc gia này thành "địa ngục trần gian" tiếp theo. Chủ tịch Hội Chữ thập Đỏ Nepal Netra Prasad Timsina cũng cảnh báo nếu quốc gia này không nhanh chóng ứng phó Covid-19, sẽ lâm vào thảm kịch như Ấn Độ hiện nay.
Pakistan ghi nhận 858.026 ca nhiễm và 18.915 ca tử vong, tăng lần lượt 3.786 và 118. Do lo ngại "sóng thần" Covid-19 từ nước láng giềng Ấn Độ, Pakistan từ ngày 8/5 yêu cầu đóng cửa các điểm du lịch trong 9 ngày nhằm hạn chế dòng người đi lại trong dịp lễ Eid al-Fitr vào cuối tháng Ramadan của người Hồi giáo.
Quốc gia này còn huy động lực lượng quân đội hỗ trợ chính quyền dân sự giám sát việc tuân thủ các biện pháp hạn chế nhằm ngăn Covid-19. Trung tâm Chỉ huy Chiến dịch Chống Covid-19 Pakistan (NCOC) đang xem xét giảm 20% chuyến bay quốc tế để ứng phó đại dịch đang lan toàn cầu.
Mỹ , vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận 33.475.283 ca nhiễm và 595.811 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 20.702 và 20 ca so với một ngày trước đó.
Mỹ đang tiến gần hơn đến việc kiểm soát đại dịch coronavirus và các quan chức y tế đang tập trung vào thách thức tiếp theo: đưa nhiều người Mỹ được tiêm chủng hơn, điều phối viên ứng phó COVID-19 của Nhà Trắng Jeff Zient cho biết hôm Chủ nhật.
Điều phối viên ứng phó Covid-19 của Nhà Trắng Jeff Zient hôm 9/5 cho biết Mỹ đang tiến gần hơn tới việc kiểm soát đại dịch và tập trung vào thách thức tiếp theo là tiêm chủng cho nhiều người hơn.
Zient nói rằng khoảng 58% người trưởng thành Mỹ đã được tiêm ít nhất một liều vaccine Covid-19 và nhiệm vụ tiếp theo của chính phủ là tiếp tục xây dựng niềm tin về vaccine. Giới chức y tế Mỹ đang thực hiện mục tiêu của ổng thống Joe Biden là khoảng 70% người trưởng thành Mỹ phải được tiêm ít nhất một liều vaccine trước ngày quốc khánh 4/7.
Brazil là vùng dịch lớn thứ ba thế giới với 15.184.790 ca nhiễm và 422.340 ca tử vong, tăng lần lượt 34.162 và 856.
Trong bối cảnh ca nhiễm và tử vong hàng ngày vì nCoV liên tục tăng cao, Brazil đang tập trung tới các thỏa thuận vaccine với các nước để ứng phó đại dịch. Bộ trưởng Y tế Marcelo Queiroga cho biết Brazil sắp ký hợp đồng thứ hai với Pfizer để mua thêm 100 triệu liều vaccine Covid-19, trong đó 35 triệu liều sẽ được bàn giao vào tháng 10.
Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 1.713.684 ca nhiễm, tăng 3.922, trong đó 47.012 người chết, tăng 170.
Indonesia ban hành lệnh cấm đi lại từ ngày 6/5 tới 17/5 nhằm phần nào ngăn dòng người di chuyển trong kỳ lễ Eid al-Fitr của người Hồi giáo. Khoảng 18 triệu người, tương đương 7% dân số Indonesia, vẫn lên kế hoạch tận hưởng lễ Eid al-Fitr bất chấp lệnh cấm đi lại của chính phủ.
Giới chức y tế Indonesia đang lo ngại về sự xuất hiện của các biến chủng nCoV trên toàn quốc, bao gồm cả biến thể B.1.617, được xác định lần đầu ở Ấn Độ cuối năm ngoái và đang đẩy nước này vào thảm kịch Covid-19.
Philippines, vùng dịch lớn thứ hai Đông Nam Á, ghi nhận 1.101.990 ca nhiễm và 18.472 ca tử vong, tăng lần lượt 7.174 và 204 ca.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đang yêu cầu thực hiện các biện pháp mạnh tay ngăn Covid-19 như bắt giam bất cứ ai đeo khẩu trang sai cách trong bối cảnh đại dịch đang bùng phát.
Bộ trưởng Tư pháp và Cảnh sát trưởng Philippines tháng trước kêu gọi các sĩ quan phạt lao động công ích với những người vi phạm quy tắc ngăn Covid-19, thay vì phạt tiền hoặc bắt giam, vì cho rằng người dân đã gặp quá nhiều khó khăn về tài chính do đại dịch. Tuy nhiên, Tổng thống Duterte vẫn cho rằng cảnh sát nên kiên quyết và mạnh tay với những người vi phạm quy định phòng dịch.
Campuchia ghi nhận thêm 520 ca nhiễm nCoV, nâng tổng số ca nhiễm lên 19.237, trong đó 120 ca tử vong, tăng thêm 6 ca so với một ngày trước đó.
Campuchia kết thúc phong tỏa thủ đô Phnom Penh từ ngày 5/5, song người dân vẫn phải tiếp tục tuân thủ quy định như thời gian phong tỏa, áp dụng theo mã màu của từng khu vực.
Người sống trong vùng đỏ phải ở lại nơi cư trú, không được ra ngoài "trừ khi có việc khẩn cấp", còn người trong vùng cam có thể di chuyển "nếu có việc cần thiết". Người dân sống trong vùng vàng được phép đi lại, đa số các ngành nghề kinh doanh được phép mở cửa lại. Tuy nhiên, lệnh giới nghiêm từ 20h tới 3h vẫn áp dụng với vùng vàng và vùng cam.
Chính quyền Phnom Penh cuối tuần qua bắt giam một công dân vì không tuân thủ quy định cách ly phòng chống Covid-19, lây bệnh cho 5 người và khiến hàng trăm người có nguy cơ nhiễm virus.
Lào báo cáo 69 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca Covid-19 của nước này lên 1.302, trong đó một người chết. Lào ghi nhận ca tử vong do nCoV đầu tiên hôm 9/5 là một nữ công dân Việt Nam, 52 tuổi, có bệnh lý nền.
Chính phủ Lào hôm 21/4 ban hành lệnh phong tỏa toàn quốc tới 5/5, nhưng hôm 4/5 quyết định kéo dài thời gian thêm 15 ngày, tới 20/5.
COVID-19 tại ASEAN hết 9/5: Trên 17.700 ca nhiễm mới; Malaysia ca tử vong mới cao kỷ lục Trong ngày 9/5, toàn khối có trên 17.000 ca nhiễm mới, tổng ca tử vong lên tới gần 71.000 người. Malaysia ghi nhận kỷ lục ca tử vong mới, trong khi dịch có xu hướng dịu đi ở Campuchia và Lào. Người dân chờ lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan. Ảnh: AFP/TTXVN Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới...