Người Việt 2 lần phát biểu trước Quốc hội Nhật Bản
Để thông qua Luật tiếp nhận lao động nước ngoài vào Nhật Bản làm việc, cả hai lần chính đảng (Đảng cầm quyền Nhật) đều phải mời ông Lê Long Sơn – Giám đốc Công ty XKLĐ Esuhai phát biểu tham vấn trước Quốc hội Nhật Bản.
Hai lần vinh dự
Mới đây, ông Lê Long Sơn – Giám đốc Công ty TNHH Esuhai (công ty hoạt động trong lĩnh vực XKLĐ) đã được Bộ Tư pháp Nhật Bản mời đóng góp ý kiến trước Hạ viện Nhật Bản về chương trình mới liên quan đến vấn đề tiếp nhận lao động nước ngoài đến Nhật làm việc và dự luật kiểm soát nhập cư mới. Trở về từ Nhật Bản, ông Lê Long Sơn đã có những giãi bày với báo NTNN về vinh dự “khi hai lần được mời phát biểu tham vấn ý kiến trước Quốc hội Nhật Bản”.
Theo ông Lê Long Sơn, trước khi mời ông Sơn, chính đảng cầm quyền đã gặp trở ngại lớn khi dự luật mới bị chống đối mãnh liệt tại Hạ viện vào ngày 19.11. “Các Đảng đối lập đã đưa ra các bằng chứng sống là các lao động đang làm việc tại Nhật để chứng minh việc lao động bị đối xử tệ, trả lương thấp… và nhiều vấn đề khác. Từ đó, họ lập luận ngay cả Luật thực tập sinh (được thông qua năm 2016 – PV) còn nhiều mặt hạn chế, nên việc thông qua luật mới là điều mà họ không thể chấp nhận” – ông Sơn cho biết.
Ông Lê Long Sơn phát biểu trước Quốc hội Nhật Bản. Ảnh: I.T
Ông Sơn kể lại: “Ngày 20.11 tôi nhận được lời mời và sẽ phát biểu ngày 22.11 trước Hạ viện, thời gian rất gấp mà bài phát biểu chỉ giới hạn 15 phút và 30 phút để các Nghị sĩ chất vấn. Để phát biểu trôi chảy, có điểm nhấn nhằm thuyết phục các Nghị sĩ tôi thức cả đêm 21.11 soạn bài, tập dượt kỹ bài phát biểu, căn chuẩn thời gian dưới 15 phút, nhưng khi đó tôi rất tự tin vì, năm 2016 tôi cũng từng phát biểu trước Thượng viện Nhật về một dự luật khác”.
Cũng theo ông Sơn, trước khi phát biểu tại Hạ viện, ông đã “đấu tranh” 4 giờ đồng hồ với Bộ Tư pháp Nhật Bản về dự luật mới khi không thấy “đưa vào luật thỏa thuận hai quốc gia, điều kiện mang tính ràng buộc nhằm kiểm soát lao động giữa hai bên”. Và như vậy thì rất nguy hiểm, vì với luật mới quá tự do, có nguy cơ phá vỡ thị trường lao động Nhật Bản, và Chương trình thực tập sinh có nguy cơ bị xóa sổ. Sau đó, Bộ Tư pháp Nhật đã đồng ý bổ sung điều kiện này vào luật mới.
Video đang HOT
“Nằm trên cục đá cũng phải nằm 3 năm”
Theo ông Sơn, luật mới rất dễ khi chỉ thi đậu kỳ thi theo quy định thì lao động sẽ được sang Nhật làm việc, như vậy thì lao động không được đào tạo bài bản như chương trình thực tập sinh hiện nay. “Tôi dùng ngay câu ngạn ngữ của người Nhật “Nằm trên cục đá cũng phải nằm 3 năm”, nghĩa là anh làm bất cứ việc gì cũng phải có khoảng thời gian 3 năm học tập và làm việc để ổn định mọi kỹ năng. Khi đó, họ đã được đào tạo kỹ năng bài bản, và là nguồn lao động tốt. Khi về nước nếu muốn thi họ đăng ký kỳ thi và đi làm theo dự luật mới, còn không thì ở lại trong nước làm việc – và đây là một nguồn lao động chất lượng cao cho Việt Nam nói riêng và các nước phái cử lao động nói chung”- ông Sơn kể lại.
“Khi Bộ Tư pháp đề xuất mời tôi phát biểu, Thượng viện Nhật Bản không đồng ý vì cho rằng chưa có tiền lệ “mời người nước ngoài” tham vấn trước Quốc hội Nhật Bản. Tuy nhiên, Bộ Tư pháp Nhật đã tìm được một sự kiện là, vào năm 1945 một chuyên gia người Mỹ từng được mời phát biểu trước Quốc hội Nhật. Và với thông tin này, Thượng viện Nhật đã đồng ý cho Bộ Tư pháp mời tôi qua phát biểu. Tôi cũng phát biểu 15 phút, cũng trả lời chất vấn của 7 nghị sĩ… và sau đó ngày 18.11 thì Dự Luật cũng được thông qua”.
Ông Lê Long Sơn
Ông Sơn cũng phát biểu rằng, với lao động mới nếu đủ điều kiện thì tham gia kỳ thi đi làm việc theo luật mới, nêu không đủ điều kiện thì tham gia chương trình thực tập sinh hiện hành. Vì vậy, phải để hai chương trình cùng tồn tại song song, như vậy thì nguồn lao động vào Nhật làm việc ngày càng cao và đáp ứng được sự thiếu hụt lao động của nước Nhật.
Sau bài phát biểu 15 phút của ông Sơn, bảy Nghị sĩ của các Đảng đối lập liền chất vấn với nhiều câu hỏi hóc búa, nhằm vào những hạn chế , tiêu cực… mục đích cuối cùng là ngăn cản dự luật được thông qua.
“Tôi không nói nhiều, chỉ đưa ra mô hình của chính Công ty Esuhai của tôi đang có mối phái cử lao động với 564 công ty Nhật. Trong đó, 65 công ty đã đầu tư sang Việt Nam để tận dụng nguồn lao động trở về từ Nhật tiếp tục làm việc cho họ.
Tôi cũng trả lời họ rằng, Việt Nam tham gia rất nhiều thị trường lao động nước ngoài. Nhưng thời gian gần đầy, lao động đổ xô vào thị trường Nhật ngày một nhiều, điều này minh chứng là chương trình phái cử lao động sang Nhật là rất tốt mới thu hút được nhiều lao động. Ngoài ra, Nhật Bản cần lao động để khỏa lấp sự thiếu hụt lao động vì dân số đang già hóa, Việt Nam cần đào tạo nguồn lao động chất lượng cao tại một đất nước có nền công nghiệp phát triển tốt nhất… để trở về phục vụ đất nước chúng tôi… Sau trả lời của tôi, các Nghị sĩ đều vỗ tay tán thưởng”- ông Sơn cho biết.
Sau bài phát biểu của ông Sơn và đặc biệt các Đảng đối lập cùng với chính đảng cầm quyền đã họp xuyên đêm 7.12 và đến sáng 8.12 thì dự luật mới đã được thông qua tại Hạ viện Nhật Bản.
Đây không phải là lần đầu ông Lê Long Sơn được mời phát biểu trước Quốc hội Nhật Bản. Năm 2016, ông Sơn cũng đã ghi dấu ấn tại Thượng viện Nhật.
Theo Danviet
Thảm sát 6 người tại một làng du lịch gây chấn động Nhật Bản
Một vụ giết người hàng loạt xảy ra tại một ngôi làng hẻo lánh thuộc tỉnh Miyazaki, Nhật Bản đã làm rúng động dư luận.
Cảnh sát đã tìm thấy thi thể của 6 người được tìm thấy bên trong một trang trại, trong đó có 5 người là thành viên của một gia đình, và một thi thể thứ 7 cũng được tìm thấy cách hiện trường 3 km.
Hiện trường vụ thảm sát 6 người tại ngôi làng thuộc tỉnh Miyazaki, Nhật Bản - Ảnh: Asahi Shimbun
Theo Guardian, sự việc xảy ra ở ở ngôi làng Takachiho, tỉnh Miyazaki ngày 26/11. Đây khu vực du lịch nổi tiếng, ở khu vực miền núi với dân số khoảng 12.000 người.
Cảnh sát đã phát hiện thi thể của một người phụ nữ bên ngoài một gia trang và năm thi thể, gồm một bé gái trong nhà. Theo truyền thông địa phương, một số nạn nhân dường như đã bị sát hạt dã man bằng dao.
Danh tính của các nạn nhân xấu số được xác định là chủ nhà Yasuo Iihoshi (72 tuổi); vợ của ông, bà Mihoko Iihoshi (66 tuổi); Yui, cháu gái (7 tuổi) và ông Fumiaki Matsuoka (44 tuổi), là một người quen của gia đình. Danh tính của các nạn nhân còn lại hiện vẫn đang trong quá trình xác minh. Được biết, một người họ hàng đã thông báo cho cảnh sát đến kiểm tra sau khi gọi điện cho gia đình này nhưng không ai bắt máy.
Cảnh sát sau đó phát hiện thêm thi thể của người thứ 7 được cho là Masahiro Iihoshi (42 tuổi), con trai của ông Yasuo, tại một con sông cách ngôi làng khoảng 3km. Theo phỏng đoán sơ bộ của các điều tra viên, dường như người này đã lái chiếc xe của gia đình đến khu vực trên và sau đó nhảy hoặc ngã xuống cây cầu bắc ngang qua sông dẫn đến tử vong.
Vụ việc đã làm dấy lên không ít hoang mang, lo sợ đối với cư dân địa phương. Chính quyền khu vực đã nhanh chóng khuyến cáo người dân cảnh giác tối đa và nên đích thân đưa đón con em đến trường.
Các vụ giết người hàng loạt hiếm khi xảy ra ở Nhật Bản bởi đất nước này vốn được đánh giá là một trong những quốc gia an toàn nhất thế giới một phần là nhờ vào chế tài quản lý súng đạn nghiêm ngặt. Tuy nhiên, tin tức về các vụ giết người bằng dao thỉnh thoảng vẫn xuất hiện trên các mặt báo.
Năm 2001, một người đàn ông có tiền sử bị tâm thần đã dùng dao sát hại 8 học sinh trong độ tuổi từ 6 tới 8 gần một trường tiểu học ở Osaka. Đến năm 2008, tiếp tục có 7 người đã thiệt mạng sau khi một người đàn ông lái xe tải lao vào đám đông đang mua sắm ở Tokyo, rồi sau đó tấn công điên cuồng bằng dao.
Tháng 7 năm 2016, tên sát nhân Satoshi Uematsu, người tuyên bố "'muốn làm người khuyết tật mãi mãi biến mất", đã sát hại 19 người, làm bị thương 27 người trong một vụ tấn công bằng dao tại một trung tâm chăm sóc sức khỏe dành cho người khuyết tật ở Sagamihara, phía nam Tokyo.
Hoàng Vũ (theo The Guardian)
Theo motthegioi
Lùm xùm chuyện khách tour trốn qua Nhật Cơ quan chức năng đang vào cuộc làm rõ tình trạng một số người lợi dụng tour du lịch để bỏ trốn qua Nhật Bản, sau khi có đơn tố cáo một số vụ việc cụ thể. Bà Nguyễn Thị Ngọc Lan tố cáo việc một số khách lợi dụng tour du lịch rồi bỏ trốn ở Nhật ẢNH: T.HIẾU Phản ánh với...