Người về hưu sớm hưởng lương như thế nào
Từ 15/2/2016, lao động đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội trở lên, mất sức lao động về hưu sớm được hưởng lương với mức thấp hơn theo quy định.
Ảnh minh họa
Theo thông tư Bộ Lao động Thương binh và Xã hội mới ban hành, từ 15/2/2016, người lao động đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội (BHXH) trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn nếu thuộc các trường hợp: suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80% và đảm bảo điều kiện về tuổi đời (xem bảng); giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi; suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động, Bộ Y tế ban hành.
Mức hưởng lương hưu
Video đang HOT
Lương hưu của người lao động thuộc diện trên được tính theo quy định chung của BHXH bắt buộc. Sau đó, cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi thì mức hưởng giảm 2%. (Ví dụ 1). Trường hợp người đủ tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 6 tháng thì mức giảm là 1%, trên 6 tháng thì không giảm bởi nghỉ hưu trước tuổi của năm đó (Ví dụ 2). Nếu thời gian đóng BHXH có tháng lẻ thì từ 1 đến 6 tháng, người lao động được tính nửa năm, từ 7 đến 11 tháng được tính tròn một năm. (Ví dụ 3).
Thời điểm hưởng lương hưu
Thông tư quy định, người đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu là ngày đầu tiên của tháng liền kề sau tháng sinh của năm mà người lao động đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu. (Ví dụ: Ông A sinh 1/3/1956, làm việc trong điều kiện bình thường. Thời điểm ông A đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu là ngày 1/4/2016).
Trường hợp người sinh vào tháng 12 thì thời điểm đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu là ngày 1/1 năm liền kề sau năm mà người lao động đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu. (Ví dụ: Ông M sinh ngày 1/12/1956, làm việc trong điều kiện bình thường. Thời điểm ông M đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu là ngày 1/1/2017).
Trường hợp không xác định được ngày tháng sinh (chỉ ghi năm sinh) thì thời điểm đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu là ngày 1/1 của năm liền kề sau năm người lao động đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu. (Ví dụ: Bà C làm việc trong điều kiện bình thường, trong hồ sơ chỉ ghi sinh năm 1961. Thời điểm bà C đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu là ngày 1/1/2017).
Trường hợp người bị suy giảm khả năng lao động từ 61 đến 80% và đủ điều kiện về hưu thì tính tuổi nghỉ hưu theo bảng sau:
Phương Hòa
Theo VNE
Quy định cách tính mức lương hưu mới
Theo tin từ Văn phòng Chính phủ ngày 29.12, Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) về BHXH tự nguyện.
Chi trả lương hưu
Trong đó quy định cụ thể mức lương hưu hằng tháng của người lao động được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.
Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính như sau: người nghỉ hưu từ ngày 1.1.2016 đến trước ngày 1.1.2018, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%. Đối với người lao động nghỉ hưu từ ngày 1.1.2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2% đối với nam lẫn nữ; mức tối đa bằng 75%.
Hà Nguyễn
Theo Thanhnien
Tăng lương từ 1.5.2016 Từ 1.5.2016, thực hiện điều chỉnh tăng mức lương cơ sở từ 1.150.000 đồng/tháng lên 1.210.000 đồng/tháng (tăng khoảng 5%) đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang... Tăng lương từ 1.5.2016 - Ảnh minh họa: TNO Sáng qua (11.11), với tỷ lệ tán thành 79,35%, QH đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách...