Người uống rượu bia đi xe đạp cũng bị xử phạt
Chỉ còn vài ngày nữa quy định cấm lái xe sau khi uống rượu, bia tại Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia chính thức được áp dụng trên thực tế.
Tuy nhiên, Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ vẫn chưa được kịp thời sửa đổi để theo kịp quy định mới của Luật khiến cho các lực lượng chức năng gặp khó khăn trong việc xử phạt.
Bắt đầu từ ngày 1/1/2020, luật Phòng, chống tác hại của rượu bia được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2019, sẽ chính thức có hiệu lực thi hành. Theo đó, sẽ cấm người điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn đang được dư luận quan tâm.
Bắt đầu từ ngày 1/1/2020 luật Phòng, chống tác hại của rượu bia chính thức có hiệu lực.
Cụ thể, trong tình hình ngày càng xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông có liên quan đến việc sử dụng rượu, bia gây ra hậu quả rất nghiêm trọng thì việc quy định cấm “Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn” (uống rượu, bia thì không được điều khiển phương tiện giao thông) là cần thiết.
Khoản 6 Điều 5 của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia chỉ rõ: “Nghiêm cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”. Như vậy dù uống rụ nhiều hay ít đều bị cấm lái xe.
Đặc biệt, quy định này sẽ mở rộng đối tượng không được uống rượu, bia khi tham gia giao thông và tạo chế tài nghiêm khắc để xử lý nghiêm minh người vi phạm, thể hiện quyết tâm của Quốc hội, của Chính phủ trong việc ngăn chặn các vụ tai nạn giao thông.
Để làm rõ hơn quy định nêu trên, trao đổi với PV Dân Việt, Luật Sư Diệp Năng Bình, Trưởng văn phòng luật sư Tinh Thông Luật (Đoàn luật sư TP.HCM) cho biết, theo khoản 1 và khoản 3 Điều 21 của Luật quy định: Người điều khiển phương tiện giao thông không uống rượu, bia trước và trong khi tham gia giao thông. Cơ quan, người có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra nồng độ cồn trong máu, hơi thở của người điều khiển phương tiện giao thông đang tham gia giao thông hoặc gây ra tai nạn giao thông.
Video đang HOT
“Nói tóm lại, khi Luật này có hiệu lực, mọi trường hợp lái xe khi đã uống rượu, bia đều bị nghiêm cấm hoàn toàn, cho dù là uống ít hay uống nhiều, cho dù là đi xe đạp hay lái ô tô, xe máy”, Luật sư Diệp Năng Bình cho hay.
Luật sư Diệp Năng Bình.
Theo Luật sư Diệp Năng Bình, dù chỉ còn vài ngày nữa quy định cấm lái xe sau khi uống rượu, bia tại Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia chính thức được áp dụng trên thực tế. Tuy nhiên, Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ vẫn chưa được kịp thời sửa đổi để theo kịp quy định mới của Luật khiến cho các lực lượng chức năng gặp khó khăn trong việc xử phạt.
Cụ thể, Nghị định 46 mới chỉ quy định: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở (khoản 6 Điều 5).
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe máy trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở (khoản 6 Điều 6).
“Theo các quy định nêu trên, với người lái ô tô, dù uống ít hay nhiều, chỉ cần trong hơi thở hoặc trong máu có nồng độ cồn thì đều bị xử phạt. Tuy nhiên, với người lái xe máy, phải có nồng độ cồn quá 50 miligam/100 millít máu hoặc quá 0,25 miligam/1 lít khí thở thì mới bị xử phạt. Do đó, việc Nghị định xử phạt chưa được sửa theo luật sẽ làm cho cơ quan chức năng gặp nhiều rắc rối”, Luật sư Diệp Năng Bình phân tích.
Đề cập tới ngày 1/1/2020 tất cả nhưng người điều khiển các loại phương tiện khi uống rượu bia sẽ bị xử phạt, Luật sư Diệp Năng Bình cho rằng: “Với người đi xe đạp sau khi uống rượu, bia thì hoàn toàn chưa có quy định xử phạt. Trong khi đó, theo Luật Phòng, chống tác hại rượu, bia nêu trên, mọi trường hợp lái xe sau khi uống rượu, bia đều là phạm luật. Như vậy, pháp luật hiện hành vẫn đang còn trống quy định xử phạt với: Người lái xe máy mà có nồng độ cồn dưới 0,25 miligam/1 lít khí thở hoặc miligam hoặc dưới 50 miligam/100 mililit máu; Người đi xe đạp uống rượu, bia”.
Được biết, hiện tại Bộ Giao thông Vận tải đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 46 với việc khắc phục những “lỗ hổng” nêu trên. Tuy nhiên, hiện dự thảo này vẫn chưa được thông qua. Ngoài nghiêm cấm lái xe sau khi uống rượu, bia, Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia còn có nhiều quy định khác như: Nghiêm cấm ép buộc, lôi kéo, kích động người khác uống rượu bia; Nghiêm cấm người dưới 18 tuổi uống rượu, bia… Thế nhưng pháp luật hiện hành vẫn đang “trống” quy định xử phạt với các hành vi này.
Một trong những nội dung đáng chú ý nằm tại Điều 5 của luật Phòng, chống tác hại của rượu bia quy định 13 nhóm hành vi bị nghiêm cấm. Trong đó cấm xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia được đề cập đầu tiên. Bên cạnh đó, Luật cấm bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi; Sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia.
cấm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập.
Đặc biệt, để phòng ngừa tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu, bia, Luật cấm người điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Như vậy từ thời điểm trên, người tham gia giao thông chỉ được chọn hoặc uống rượu bia, hoặc lái xe.
Việc ban hành Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia được xem là biện pháp cấp thiết góp phần hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực do tác hại của rượu, bia gây ra đối với cá nhân, gia đình và toàn xã hội; bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước.
Theo danviet
Chỉ còn 12 ngày nữa sẽ không được rủ rê, ép buộc người khác uống rượu, bia
Đây là một trong những nội dung đáng chú ý được quy định tại Điều 5 luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2020.
Điều 5 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia quy định 13 nhóm hành vi bị nghiêm cấm (ảnh minh họa)
Cụ thể, tại Điều 5 của Luật này quy định 13 nhóm hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia, trong đó cấm xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia được đề cập đầu tiên.
Tiếp đến là một loạt các hành vi có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, tài sản của người khác cũng bị nghiêm cấm như điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn; bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi...
Theo đó, cơ sở bán, rượu, bia phải niêm yết thông báo không bán rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi. Trường hợp nghi ngờ về độ tuổi của người mua rượu, bia thì người bán có quyền yêu cầu người mua xuất trình giấy tờ chứng minh.
Đặc biệt, để phòng ngừa tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu, bia, luật còn quy định người điều khiển phương tiện giao thông không uống rượu, bia trước và trong khi tham gia giao thông.
Đồng thời, người đứng đầu cơ sở kinh doanh vận tải, chủ phương tiện giao thông phải có trách nhiệm chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn người điều khiển phương tiện uống rượu, bia ngay trước và trong khi tham gia giao thông...
Việc ban hành luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia được xem là biện pháp cấp thiết góp phần hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực do tác hại của rượu, bia gây ra đối với cá nhân, gia đình và toàn xã hội; bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước.
Số liệu thống kê của cảnh sát giao thông trên toàn quốc các vụ tai nạn giao thông do uống rượu bia lái xe có tỷ lệ người lái xe máy chiếm từ 70-90% số vụ, trong đó, tỷ lệ nam giới gây ra là 80-90%. Thời điểm xảy ra tai nạn liên quan đến uống rượu, bia thường vào buổi tối (18-24 giờ) và cao hơn vào các ngày cuối tuần. Khoảng 40% người đi nhậu ra về trong tình trạng bị say.
Thực trạng này cho thấy, việc ban hành luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019 được xem là biện pháp cấp thiết để góp phần hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của rượu, bia đối với cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội.
Tuy nhiên, chia sẻ với Infonet, Luật sư Lê Hồng Vân (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho rằng, công tác xử lý sẽ gặp nhiều khó khăn vì hành vi 'rủ rê" uống rượu, bia rất khó để "bắt quả tang" và không dễ xử lý.
"Mặt khác, dù luật chính thức có hiệu lực nhưng cũng chưa quy định cụ thể thế nào là hành vi ép buộc, xúi giục, lôi kéo uống rượu, bia... Đây là vấn đề các ngành chức năng liên quan cần quan tâm, kịp thời bổ sung các quy định cụ thể để các quy định của luật này có thể đi vào cuộc sống", Luật sư Hồng Vân bày tỏ.
Theo N. Huyền (Infonet)
Người đi xe đạp có nồng độ cồn sẽ bị phạt tới 600.000 đồng từ đầu năm 2020 Luật phòng chống tác hại của rượu bia chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2020, trong đó, người điều khiển xe đạp và xe thô sơ có nồng độ cồn có thể bị phạt tới 600.000 đồng. (Ảnh minh Họa). Theo Tổ chức Y tế thế giới, rượu bia đứng hàng thứ 5 trong 10 nguyên nhân gây tử vong cao nhất...