Người ủng hộ và phản đối Trump ẩu đả ở Washington
Hai nhóm ủng hộ và phản đối Trump đụng độ ở Washington, khiến bạo lực leo thang và nhiều người bị thương.
Hàng nghìn người ủng hộ Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 14/11 tổ chức tuần hành tại thủ đô Washington nhằm phản đối kết quả bầu cử mà họ cho là gian lận. Ban đầu, sự kiện hầu như diễn ra trong hòa bình, nhưng đến buổi tối, các video trên mạng xã hội cho thấy hỗn loạn đã bùng phát tại nhiều khu vực của thủ đô.
Giới chức cho biết một người đàn ông trong đám đông bị đâm nhiều nhát gần nơi nút giao giữa Đại lộ New York và Phố 11, nhưng may mắn không nguy hiểm đến tính mạng. Chưa rõ người này thuộc phe ủng hộ hay phản đối Trump.
Matthew Miller, cộng tác viên của trang tin tức cánh hữu Daily Caller, chia sẻ lên mạng xã hội video được mô tả là “cuộc ẩu đả giữa nhóm Proud Boys và Antifa trên đường phố”. Proud Boys là một nhóm cực hữu ủng hộ Trump, còn Antifa là phong trào chống phát xít cực tả.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lên án Antifa trong một loạt tweet hôm 14/11, cáo buộc nhóm này gây ra tình trạng hỗn loạn, gọi những người chống lại đám đông biểu tình ủng hộ ông là “rác rưởi cực tả của nhân loại”, đồng thời chỉ trích Thị trưởng Washington Muriel Bowser, một đảng viên Dân chủ, vì “không làm tròn công việc”. Ông chủ Nhà Trắng cũng kêu gọi lực lượng cảnh sát “không nương tay”.
Video đang HOT
Cảnh sát Washington cho biết họ đã thực hiện ít nhất 20 vụ bắt giữ, ba trong số đó liên quan đến hành vi tấn công. Theo một phát ngôn viên của chính quyền, ít nhất hai sĩ quan bị thương. Tại một số địa điểm, cảnh sát phải dàn hàng đứng giữa các nhóm ủng hộ và phản đối Trump. Giới chức đã tịch thu 7 khẩu súng, đồng thời phong tỏa vài con đường và một phần trung tâm Washington.
Cảnh sát ngăn cản cuộc đụng độ giữa những người ủng hộ và phản đối Tổng thống Donald Trump tại thủ đô Washington, Mỹ. hôm 14/11. Ảnh: AFP .
Ứng viên Dân chủ Joe Biden đắc cử tổng thống Mỹ hôm 7/11 sau khi hội đủ số phiếu đại cử tri. Với kết quả dự báo tại Georgia và Bắc Carolina do các hãng tin công bố hôm 13/11, cuộc bầu cử gần như đã khép lại với số phiếu đại cử tri dành cho Biden và Trump lần lượt là 306 và 232.
Tuy nhiên, Trump và những người ủng hộ ông không chấp nhận kết quả này, cáo buộc có tình trạng gian lận bầu cử trên diện rộng. Chiến dịch của Tổng thống nộp một loạt đơn kiện ở các bang chiến trường Biden chiến thắng, nhưng nhiều đơn đã bị bác bỏ. Với cách biệt giữa Biden và Trump quá lớn, cơ hội lật ngược thế cờ của Tổng thống được đánh giá gần như không còn.
Vệ binh Quốc gia Mỹ hỗ trợ dẹp loạn gần Nhà Trắng
Lực lượng Vệ binh Quốc gia được triển khai để hỗ trợ cảnh sát khi hàng trăm người biểu tình tập trung gần Nhà Trắng.
Các thành viên Vệ binh Quốc gia Mỹ có mặt ở thủ đô hôm 30/5 sau khi thị trưởng Washington Muriel Bowser tuyên bố cần sự hỗ trợ từ lực lượng này nhằm trấn áp các cuộc biểu tình liên quan đến cái chết của người đàn ông da màu George Floyd.
Hình ảnh được một người dân đăng trên Twitter cho thấy lực lượng Vệ binh Quốc gia đi qua đại lộ Massachusetts ở thủ đô Washington vào khoảng 19h.
Xe chở lực lượng Vệ binh Quốc gia Mỹ được nhìn thấy ở đại lộ Massachusetts, thủ đô Washington, Mỹ, chiều 30/5. Ảnh: WUSA9
Động thái diễn ra sau khi hàng trăm người tập trung tại Nhà Trắng để phản đối chính quyền và bày tỏ ủng hộ với Floyd ngày thứ hai liên tiếp. Có thời điểm, họ xô đổ nhiều hàng rào an ninh, khiến cảnh sát phải sử dụng hơi cay để đẩy lùi đám đông.
Trong khi đó, nhiều người khác tuần hành dọc các đường phố, vây quanh trụ sở cảnh sát Washington, hô "Không có công lý, không có hoà bình". Các video và hình ảnh trên Twitter cho thấy họ phá vỡ kính một số cửa hàng gần Nhà Trắng, đốt cây và đối đầu với cảnh sát.
Nhà Trắng hôm 29/5 từng bị phong tỏa theo lệnh của cơ quan Mật vụ Mỹ, nhưng trạng thái này được gỡ bỏ tối cùng ngày do người biểu tình tuần hành sang những khu vực khác của thủ đô Washington. Tuy nhiên, sau đó họ lại quay về Nhà Trắng. Tổng thống Donald Trump cho hay ông vẫn an toàn trong Nhà Trắng và ca ngợi lực lượng mật vụ "đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ".
Floyd, ở thành phố Minneapolis, bang Minnesota, tử vong tại bệnh viện hôm 25/5, sau khi bị sĩ quan cảnh sát Derek Chauvin ghì chặt đầu gối lên gáy trong hơn 9 phút, dù liên tục cầu xin và nói rằng anh "không thể thở".
Các cuộc biểu tình "Tôi không thể thở" khởi phát từ Minneapolis hiện lan rộng khắp nước Mỹ, buộc nhiều thành phố phải ban lệnh giới nghiêm và triển khai lực lượng Vệ binh Quốc gia để đảm bảo an ninh. Hàng trăm người đã bị bắt, nhiều tài sản, nhà cửa bị phá hoại.
Chauvin đã bị truy tố tội giết người cấp độ ba và ngộ sát do bất cẩn, nhưng nhiều người chưa thỏa mãn với tội danh này.
Ngó lơ Trung Quốc, EU thúc đẩy đầu tư vào Đài Loan Trong bối cảnh gia tăng căng thẳng giữa EU và Trung Quốc, các nước trong khối đang tìm cách thúc đẩy mối quan hệ hợp tác đầu tư với Đài Loan. 15 quốc gia châu Âu, trong đó có Đức, Pháp, Hà Lan, Italy và Tây Ban Nha,... hôm 21/9 đã khởi động chiến dịch chung thúc đẩy đầu tư giữa EU và...