Người ủng hộ công chúa Arab Saudi cầu cứu Anh
Những người ủng hộ công chúa Arab Saudi gửi thư kêu gọi chính phủ Anh can thiệp để bà cùng con gái đang bị giam tại Riyadh được tự do.
Trong thư gửi Ngoại trưởng Anh Dominic Raab và Tổng thư ký khối thịnh vượng chung Patricia Scotland, những người này kêu gọi London “giải cứu” công chúa Basmah bint Saud bin Abdulaziz al-Saud, 56 tuổi, và con gái Souhoud Al Sharif, bị bắt tại Jeddah hai năm trước.
Họ cho hay công chúa bị bệnh tim, cần được chữa trị khẩn cấp. “Chúng tôi tin rằng mạng sống của bà ấy phụ thuộc vào việc có được trả tự do hay không”, Henri Estramant, cố vấn pháp lý của gia đình và Lucy Rae, chuyên gia của tổ chức nhân quyền Grant Liberty, viết.
“Chúng tôi khẩn cầu ông bà giúp đỡ. Vì họ là công dân của Khối thịnh vượng chung, chúng tôi tin rằng ông bà có nghĩa vụ đạo đức phải đấu tranh vì họ”, bức thư có đoạn.
Công chúa Basmah thảo luận về vai trò của nữ giới trong một viện nghiên cứu về Trung Đông tại thủ đô Washington, Mỹ, hồi tháng 4/2017. Ảnh: AFP
Hai mẹ con công chúa vừa là công dân Arab Saudi, vừa là công dân đảo Dominica, quốc gia gia nhập Khối thịnh vượng chung năm 2015, sau khi công chúa tham gia chương trình đầu tư để lấy quốc tịch Dominica.
Video đang HOT
Công chúa Basmah là con gái của Saud bin Abdulaziz Al Saud, người từng là quốc vương Arab Saudi và đã qua đời năm 1969. Bà là nhà vận động nhân quyền nổi tiếng, bị bắt hồi tháng 3/2019 cùng con gái khi đang định rời Arab Saudi tới Thụy Sĩ để điều trị bệnh tim.
Hình ảnh từ camera an ninh do hãng tin ABC của Tây Ban Nha thu được cho thấy 8 người có vũ trang đứng đợi tại s ảnh căn hộ áp mái của công chúa để bắt mẹ con bà. Máy bay riêng của bà sau đó không thể rời Jeddah.
Công chúa và con gái bị đưa vào nhà tù Ha’ir được canh gác cẩn mật, nơi giam giữ khoảng 5.000 tù nhân, bao gồm nhà hoạt động nữ quyền Loujain Al Hathloul trước khi bà được thả hồi tháng 2.
“Al Ha’ir là nơi nổi tiếng vì tra tấn và lạm dụng tù nhân ở Arab Saudi”, Estrament và Rae viết trong thư gửi Ngoại trưởng Raab, nhắc tới mối quan hệ của công chúa Basmah với Anh, như việc bà từng đi học ở Hertfordshire hay làm việc trong một trung tâm nghiên cứu tại London.
Cả hai lá thư đều cho biết công chúa nhiều khả năng bị giam vì từng ủng hộ nâng cao quyền tự do dân chủ trong vương quốc, cũng như có “mối liên hệ thân thiết với thái tử Mohammed bin Nayef”.
Những người ủng hộ công chúa Basmah kêu gọi cả Raab và Scotland bày tỏ quan điểm về trường hợp của công chúa với giới chức Arab Saudi và “sử dụng mọi công cụ ngoại giao, pháp lý, để buộc họ thay đổi”.
“Chúng tôi tin rằng giới chức Arab Saudi hiện cực kỳ nhạy cảm với áp lực ngoại giao. Chúng tôi cũng tin rằng ông bà sẽ tạo ra thay đổi nếu can thiệp”, thư viết.
Hiện chưa rõ giới chức Arab Saudi có công nhận công chúa Bashmah và con gái có hai quốc tịch hay không. Luật quốc tịch của Arab Saudi quy định công dân không thể nhập quốc tịch nước ngoài nếu không được phép. Luật cũng không công nhận người có hai quốc tịch.
Đại diện Arab Saudi tại Liên Hợp Quốc năm ngoái cho hay công chúa Bashma bị giam vì “cáo buộc hình sự liên quan tới việc cố gắng ra nước ngoài trái phép”, còn con gái bà bị bắt vì “tấn công một đặc vụ khi đang người này đang thi hành nhiệm vụ” và liên quan tới tội phạm mạng.
Họ nói thêm công chúa từng được kiểm tra y tế trước khi vào nhà tù. Hai mẹ con được “chăm sóc y tế cần thiết” trong thời gian bị giam.
Cả công chúa và con gái đều chưa bị khởi tố, chưa được tiếp cận luật sư hay định ngày xét xử. Đại sứ quán Arab Saudi tại Washington không trả lời yêu cầu bình luận.
“Theo luật Arab Saudi, công chúa Bashmah và Souhoud Al Sharif đáng lẽ phải được ra tù, vì không có phiên tòa nào diễn ra trong thời hạn 180 ngày tạm giam”, Estrament nói, cho biết gia đình công chúa rất lo lắng vì bị nhà tù từ chối không cho liên lạc với bà qua điện thoại.
Anh phê duyệt khẩn cấp vắc xin COVID-19 của AstraZeneca/Oxford
Vương quốc Anh ngày 30-12 trở thành nước đầu tiên trên thế giới phê duyệt khẩn cấp vắc xin COVID-19 của AstraZeneca/Oxford (hãng dược AstraZeneca và Đại học Oxford).
Anh là nước đầu tiên phê duyệt khẩn cấp vắc xin COVID-19 của AstraZeneca/Oxford - Ảnh: REUTERS
"Chính phủ đã đồng ý với khuyến nghị từ Cơ quan Quản lý thuốc và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe (MHRA), để cấp phép sử dụng khẩn cấp vắc xin COVID-19 của AstraZeneca/Oxford", Bộ Y tế Anh thông báo.
AstraZeneca cho biết việc vắc xin của họ gồm 2 liều tiêm và nước Anh đã đặt hàng khoảng 100 triệu liều.
Kết quả tổng hợp từ nhiều thử nghiệm cho thấy vắc xin của AstraZeneca/Oxford có hiệu quả trung bình là 70,4%. Đối với tình nguyện viên được tiêm 2 liều đầy đủ thì hiệu quả là 62%. Những tình nguyện viên được tiêm trước nửa liều, sau đó tiêm 1 liều đầy đủ thì hiệu quả là 90%.
"Hôm này là một ngày quan trọng với hàng triệu người ở Anh, những người được tiếp cận với vắc xin mới này. Nó đã được chứng minh là có hiệu quả, dung nạp tốt, dễ quản lý và được AstraZeneca cung cấp không tính tới lợi nhuận", giám đốc điều hành AstraZeneca là Pascal Soriot cho biết.
Vắc xin của AstraZeneca/Oxford có thể được bảo quản, vận chuyển ở điều kiện làm lạnh bình thường, vì vậy giá rẻ hơn và dễ sử dụng hơn vắc xin của Pfizer/BioNTech hay Moderna, vốn yêu cầu đông lạnh ở nhiệt độ rất thấp.
Bộ trưởng Y tế Matt Hancock cho biết nước Anh sẽ trở thành quốc gia đầu tiên tiêm vắc xin AstraZeneca/Oxford vào ngày 4-1, trong bối cảnh lo ngại gia tăng về sự lây lan của biến thể mới của virus corona.
Biến thể mới của virus corona được cho là dễ lây lan hơn chủng virus ban đầu. Khoảng 65 quốc gia đã tạm dừng các chuyến bay và tàu hỏa tới Anh vì lo ngại biến thể này.
AstraZeneca/Oxford và các nhà sản xuất vắc xin nói họ đang nghiên cứu tác động của biển thế mới và hi vọng vắc xin của họ có thể chống lại nó.
Mỹ phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể COVID-19 mới ở Anh Hôm 29/12, giới chức y tế Colorado cho biết, biến thể COVID-19 mới đã lây lan từ Anh đến Mỹ sau khi bang này ghi nhận trường hợp đầu tiên nhiễm bệnh. "Biến thể COVID-19 mới mà Thủ tướng Anh Boris Johnson đã cảnh báo có thể lây nhiễm cao hơn 70% đã được xác định ở một người đàn ông ở hạt...