Người ứng cử đại biểu Quốc hội không được tự vận động bầu cử?
Trình dự án luật Bầu cử đại biểu Quốc hội, HĐND tại UB Thường vụ Quốc hội chiều 15/8, Ban Công tác đại biểu đề xuất quy định, trong hồ sơ của những người tự ứng cử phải có giới thiệu của ít nhất 30% cử tri ở tổ dân phố nơi họ cư trú.
Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu Hà Minh Sơn lập luận, người được cơ quan, tổ chức giới thiệu có sự sàng lọc qua nhiều khâu, phải được tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị và cử tri nơi công tác giới thiệu mới được nộp hồ sơ ứng cử, nhưng người tự ứng cử thì không có sự sàng lọc này, rất dễ dàng nộp hồ sơ ứng cử vào thẳng bước 3 của quy trình hiệp thương, do vậy thiếu sự bình đẳng giữa người được giới thiệu ứng cử và người tự ứng cử.
Cho ý kiến về nội dung này, các thành viên UB Thường vụ Quốc hội cho rằng đưa vào quy định này là không cần thiết và thực tế cũng khó khả thi. Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, theo quy trình hiện tại người tự ứng cử vẫn phải qua các bước sàng lọc, vì phải qua Mặt trận rồi sau đó Mặt trận đưa về cử tri.
Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh cùng các cử tri bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội khoá XIII năm 2011.
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nhận xét: “Người dân có quyền tự ứng cử cho nên thêm vào điều kiện ít nhất 30% cử tri giới thiệu là không cần thiết. Vấn đề là bộ lọc để chọn người tốt, đủ điều kiện. Việc xác nhận hồ sơ mới quan trọng”.
Video đang HOT
Chủ tịch HĐ Dân tộc Quốc hội Ksor Phước nêu kinh nghiệm cá nhân khi đã từng ứng cử cả Quốc hội và HĐND mấy khóa, dự các hội nghị của tổ dân phố để cho ý kiến về người ứng cử thì thấy các cuộc tiếp xúc này đều chỉ có đại diện người dân tham dự, tỷ lệ chắc chắn không đạt 30% số công dân trong tổ dân phố. Vậy thì lấy đâu ra toàn bộ người dân trong tổ dân số để mà có 30% người giới thiệu?
Tờ trình về dự án luật cũng nêu quan điểm của cơ quan soạn thảo, chưa mở cho những người ứng cử đại biểu Quốc hội và HĐND tự mình vận động bầu cử. Theo đó, dự thảo luật quy định chỉ có hai hình thức vận động là thông qua hội nghị cử tri do Mặt trận Tổ quốc tổ chức và vận động trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Cơ quan soạn thảo cho biết, cũng có ý kiến đề nghị quy định việc người ứng cử tự mình tiến hành vận động bầu cử thông qua tiếp xúc trực tiếp với cử tri nhưng nhiều ý kiến khác lo rằng việc này sẽ là bất lợi cho người được giới thiệu so với người tự ứng cử.
Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu Hà Minh Sơn nhấn mạnh, thực tiễn cuộc bầu cử vừa qua cho thấy có tình trạng người ứng cử sử dụng vật chất ủng hộ cho cá nhân hoặc địa phương nơi mình ứng cử, tạo sự không công bằng với ứng cử viên khác.
Về hồ sơ người ứng cử, Ban Công tác đại biểu cho biết một số ý kiến đề nghị để đảm bảo chặt chẽ hồ sơ người ứng cử, cần bổ sung thêm phiếu lý lịch tư pháp.
Phó Trưởng Ban Hà Minh Sơn dẫn chứng, thực tiễn các cuộc bầu cử vừa qua cho thấy, hồ sơ ứng cử, nhất là của người tự ứng cử, không làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội có những thiếu sót nhất định. Nhiều người tự ứng cử là chủ doanh nghiệp tư nhân, sơ yếu lý lịch do “cơ quan công tác” là chính doanh nghiệp của người đó tự xác nhận, không đảm bảo độ chính xác, thiếu tính chất pháp lý. Vì vậy, cần bổ sung lý lịch tư pháp đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
Ngoài ra, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cũng đề nghị hồ sơ ứng cử cũng cần có bản kê khai tài sản và xác nhận của Mặt trận Tổ quốc về người ứng cử trên địa bàn. Tờ khai cũng phải được thiết kế khoa học hơn.
P.Thảo
Theo dantri
Ngày hội bình an cho người khuyết tật...
Hưởng ứng ngày hành động ủng hộ nạn nhân chất độc da cam Việt Nam (10/8), sáng 9/8, tại Nhà thờ Tân Định (TPHCM), Quỹ Vì trẻ em khuyết tật Việt Nam và mái ấm Thiên Phước đã tổ chức "Ngày hội bình an cho người khuyết tật".
Đây là ngày ý nghĩa đối với không ít người khuyết tật, bởi họ đến đây không chỉ để nhận những phần quà, mà còn là nơi để giao lưu, chia sẻ, nghe những bài huấn thị để thêm bình an trong cuộc sống cũng như thêm nghị lực vượt qua những khó khăn mà người khuyết tật phải đối diện.
Những phần cơm, quà nghĩa tình được trao cho người khuyết tật
Tham dự ngày hội còn có lãnh đạo Ủy ban Mặt trận tổ quốc TPHCM, nhiều doanh nhân, ca sĩ, các đại đức, tăng ni Phật tử đến để giao lưu với 1.500 người khuyết tật.
Năm nay, ngày hội bình an cho người khuyết tật được tổ chức vào ngày 9/8 trước ngày Chất độc da cam và đại lễ Vu Lan 1 ngày... Ngoài ý nghĩa chung của ngày hội, Ban tổ chức còn gửi đi thông điệp kêu gọi xã hội hãy quan tâm đến những người Mẹ khuyết tật, những người mẹ chăm lo các em khuyết tật nhân mùa Vu Lan về để chia sẻ nỗi đau và sự mất mát, hy sinh của họ. Kêu gọi xã hội chung tay với nỗi đau của những người bị nhiễm chất độc da cam. Đây cũng là hoạt động chính thức của các chương trình diễn ra trước hành trình "Về với Mẹ" do Quỹ Vì trẻ em khuyết tật thực hiện.
Hành động này không chỉ hưởng ứng ngày vì nạn nhân chất độc da cam mà cũng là dịp để các con báo hiếu Đấng sinh thành trong dịp lễ Vu Lan
Trong niềm xúc động, Hiệp sỹ công nghệ thông tin Trần Bá Thiện chia sẻ: "Là một người khiếm thị, tôi hiểu nỗi đau của người khuyết tật. Sự kỳ thị của xã hội vẫn còn nhiều lắm, nên chúng tôi rất cần sự bình an để vượt qua nỗi đau và vươn lên".
Công Quang
Theo Dantri
Phủ xanh đồi Độc Lập bằng 40.000 cây xanh Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2014), chương trình Quỹ 1 triệu cây xanh cho Viêt Nam đa phu xanh đôi Đôc Lâp va môt sô đia danh nôi tiêng cua tỉnh Điên Biên băng hoat đông trông 40.000 cây xanh... Đên dư chương trình có ông Nguyễn Hạnh Phúc - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương...