Người từng mắc Covid-19 có cần tiêm vaccine không?
Các chuyên gia khẳng định những người từng mắc Covid-19 và khỏi bệnh có khả năng miễn dịch trong vài tháng đến hàng năm. Nhưng việc tiêm vaccine vẫn rất cần thiết với họ.
Theo Fox News, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyến cáo vaccine Covid-19 nên được tiêm ưu tiên cho nhân viên y tế, người trong các viện dưỡng lão, người trên 65 tuổi hoặc mắc bệnh mạn tính.
Tuy nhiên, nhiều người vẫn thắc mắc trường hợp từng nhiễm SARS-CoV-2 và đã khỏi bệnh có phải tiêm vaccine không. Nhiều trường hợp đã khỏi Covid-19 nhưng lại tái nhiễm cho thấy việc từng mắc bệnh không có nghĩa là bạn được miễn dịch lâu dài. Vì vậy, khi vaccine có sẵn, bạn có nên tiêm không?.
Khả năng miễn dịch của người từng mắc Covid-19 chưa rõ ràng
Các nhà khoa học cho biết điều này vẫn chưa được giải đáp rõ ràng. Nhưng với những gì xảy ra từ đầu đại dịch đến hiện tại, các chuyên gia khuyên trường hợp này vẫn cần tiêm vaccine.
“Chúng tôi biết rằng những người từng mắc Covid-19 có khả năng miễn dịch trong khoảng vài tháng đến hàng năm. Tuy nhiên, chúng tôi không biết thực tế là bao lâu với mỗi người”, tiến sĩ John Whyte, Giám đốc y tế của trang chăm sóc sức khỏe WebMD , cho biết.
Tiến sĩ Whyte lưu ý nếu virus mới, SARS-CoV-2, giống các virus corona khác, khả năng miễn dịch của con người có thể là vài năm.
Các nhà khoa học không rõ người từng mắc Covid-19 có khả năng miễn dịch trong bao lâu. Ảnh minh họa:
Trước đó, một nghiên cứu được công bố vào tháng 11 cho rằng khả năng miễn dịch chống lại virus có thể kéo dài ít nhất 6 tháng, hoặc lên tới vài năm.
Tiến sĩ Whyte cho biết thêm: “Chúng tôi cũng nghĩ rằng khả năng miễn dịch từ vaccine có thể mạnh hơn so với việc từng bị mắc Covid-19 và đã phục hồi. Với nguồn lực hạn chế, tôi hy vọng những người từng mắc Covid-19 sẽ là ‘tuyến cuối cùng’ vì họ có khả năng miễn dịch hơn so với trường hợp chưa từng nhiễm bệnh”.
Trong phát biểu ngày 13/12, một ngày trước khi triển khai tiêm vaccine Pfizer tại Mỹ, CDC cho biết những người từng mắc bệnh và đã khỏi có thể được khuyên tiêm vaccine Covid-19.
Cơ quan y tế liên bang khẳng định căn bệnh này có thể gây ra những rủi ro sức khỏe nghiêm trọng, đồng thời, khả năng tái nhiễm vẫn có tỷ lệ cao.
“Tại thời điểm này, các chuyên gia không biết mỗi người đã khỏi bệnh có thể miễn nhiễm trong bao lâu. Khả năng miễn dịch đạt được khi bị nhiễm trùng, gọi là miễn dịch tự nhiên, khác nhau ở mỗi người. Một số bằng chứng ban đầu cho thấy khả năng miễn dịch tự nhiên có thể không tồn tại quá lâu”, CDC cho hay.
Video đang HOT
Theo CDC, các chuyên gia cũng không chắc về khả năng miễn dịch được tạo ra bởi tiêm vaccine kéo dài trong bao lâu. Điều này khó phát hiện cho tới khi tìm ra vaccine và có thêm nhiều dữ liệu về cách hoạt động của nó.
Tiến sĩ Anthony Fauci, chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm của Mỹ, cũng khẳng định những người đã từng nhiễm bệnh cũng cần tiêm vaccine. “Câu trả lời là có. Một khi bị nhiễm virus, bạn không thể chắc chắn sự bảo vệ đó sẽ kéo dài bao lâu hoặc liệu bạn có được bảo vệ tốt hay không. Vì vậy, vaccine không chống chỉ định với những người đã từng mắc bệnh”, tiến sĩ Fauci cho biết.
Những người khỏi bệnh vẫn cần tiêm vaccine Covid-19. Ảnh minh họa: Prevention.
Có tác dụng phụ nào xảy ra không?
Tiến sĩ Reshma Ramachandran, nhà nghiên cứu tại Chương trình học giả bác sĩ lâm sàng quốc gia Yale, chia sẻ với Popsugar rằng vì những người mắc Covid-19 không được tham gia thử nghiệm vaccine, chưa có câu trả lời chắc chắn về tác dụng phụ sau khi tiêm.
“Chúng ta biết là phản ứng miễn dịch có phạm vi rất lớn khi ai đó mắc Covid-19. Với những trường hợp nhẹ, khả năng bảo vệ miễn dịch ngăn ngừa tái nhiễm của họ có thể ít hơn so với người từng mắc bệnh nặng. Tuy nhiên, với vaccine, mọi người sẽ được tiêm cùng một liều lượng để tạo ra phản ứng miễn dịch”, tiến sĩ Ramachandran giải thích.
Tóm lại, tiến sĩ Ramachandran cho rằng khi ai đó được chủng ngừa, chúng ta có thể yên tâm họ sẽ không mắc triệu chứng nghiêm trọng của Covid-19.
Theo tiến sĩ Carl J. Fichtenbaum, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Y khoa Cincinnati, dựa trên kiến thức hiện tại, việc tiêm vaccine không có hại gì.
“Nó có thể kích thích phản ứng miễn dịch mạnh mẽ hơn và đôi khi khiến người tiêm cảm thấy tồi tệ trong vài ngày. Chúng tôi không biết liệu khả năng miễn dịch tự nhiên sau khi nhiễm bệnh có bảo vệ con người hay không, nhưng một vài loại vaccine giúp chống lại bệnh tật”, tiến sĩ Fichtenbaum chia sẻ.
Tiến sĩ Ramachandran cũng nhấn mạnh vaccine đã được thử nghiệm trên hàng chục nghìn bệnh nhân và chưa có tác dụng phụ nghiêm trọng nào. Tuy nhiên, nếu có tiền sử phản ứng dị ứng nghiêm trọng, bạn không nên tiêm phòng vaccine Covid-19.
Đậu đen là "vua của các loại đậu", giúp sống thọ, ngừa ung thư, nhưng 4 nhóm người này không nên ăn
Bài viết dưới đây được đánh giá bởi Nguyễn Quang Phong, Giám đốc bộ phận kinh doanh của Trung tâm Trao đổi thông tin Dinh dưỡng và thực phẩm Trung Quốc.
Có nhiều loại đậu như đậu nành, đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen... Theo các loại chất dinh dưỡng họ đậu, nó có thể được chia thành các loại đậu giàu chất đạm và giàu chất béo. Hàm lượng đạm của họ nhà đậu tương đương với đạm động vật, và là loại đạm thực vật tốt nhất.
Tuy nhiên, trong các loại đậu, đậu đen có giá trị dinh dưỡng cao hơn hẳn so với các loại đậu khác, được phong là "vua của các loại đậu", trong xã hội ngày nay đậu đen ngày càng được nhiều người ưa chuộng.
Đậu đen có những tác dụng chính sau
1. Tăng cường khả năng miễn dịch
Ảnh minh họa
Đậu đen rất giàu đạm thực vật, là chất cần thiết cho cơ thể con người, nó có thể hình thành kháng thể để chống lại bệnh tật. Khi cơ thể không nạp đủ chất đạm sẽ khiến lượng kháng thể trong cơ thể tổng hợp không đủ dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch, gây mệt mỏi. Do đó, ăn nhiều đậu đen có thể tăng cường khả năng miễn dịch.
Trong tờ "Shenyang Daily" chỉ ra rằng màu đen sẽ đi vào kinh mạch của thận, ăn nhiều thực phẩm màu đen sẽ tốt cho thận, chẳng hạn như đậu đen, gạo đen, mè đen, chà là đen, nấm đen...
2. Chăm sóc làn da
Theo Xinhuanet, đậu đen rất giàu anthocyanins, vitamin E, isoflavone và các thành phần chống oxy hóa khác, trong đó hàm lượng vitamin E đặc biệt cao.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng cứ 100 gam đậu đen thì chứa tới 17,36 microgam. Chính vì vậy, thường xuyên ăn đậu đen có thể giúp cơ thể con người chống lại sự tấn công của các gốc tự do, có tác dụng chăm sóc sức khỏe làn da, từ đó có vai trò làm đẹp da, giúp con người trở nên trẻ đẹp hơn.
3. Chăm sóc sức khỏe tim mạch
Ảnh minh họa
Tờ "Science and Technology Daily" chỉ ra rằng, các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng đậu đen chứa nhiều sterol thực vật, giúp điều chỉnh lượng lipid trong máu. Ngoài ra, chất axit linoleic giàu axit linoleic có trong đậu đen được mệnh danh là "chất bổ máu", đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa chuyển hóa cholesterol. Có thể thấy, đậu đen giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch, giúp ngăn ngừa sự xuất hiện và phát triển của một số bệnh.
4. Thúc đẩy nhu động ruột
Bởi vì đậu đen rất giàu chất xơ, chúng có thể thúc đẩy nhu động ruột, giảm bớt các vấn đề về ruột và giúp đi tiêu trơn tru hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý sau khi ăn đậu đen, tốt nhất bạn nên nhớ uống nhiều nước để phát huy hết vai trò của chất xơ.
5. Thúc đẩy sự hấp thụ sắt
Các thành phần có trong vỏ đậu nành đen giúp cải thiện sự hấp thụ sắt của cơ thể và giúp giảm một số triệu chứng của thiếu sắt.
6. Ngừa ung thư, đột quỵ
Bác sĩ Khoa nội Akitsu, Viện trưởng Bệnh viện Akitsu tại Nhật Bản trong một bài báo cho biết, nước đậu đen là thức uống tốt nhất để ngăn ngừa nhồi máu cơ tim, đột quỵ và ung thư. Akitsu chỉ ra rằng sự xuất hiện của nhồi máu cơ tim, đột quỵ và ung thư không thể tách rời khỏi một chất gọi là "oxy hoạt tính".
Ảnh minh họa
Oxy hoạt tính là sản phẩm phụ thuộc được tạo ra khi cơ thể hít oxy để tạo năng lượng. Giống như sắt sẽ oxy hóa và rỉ sét, các tế bào và cơ quan của cơ thể con người sẽ "rỉ sét". Quá nhiều cholesterol, chất béo trung tính và các chất béo khác trong máu sẽ bị oxy hóa dưới sự tấn công của oxy hoạt tính này và bám vào thành mạch máu, gây ra chứng xơ cứng động mạch, trở thành yếu tố nguy cơ của nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Hơn nữa, oxy hoạt tính cũng có thể gây tổn hại DNA. Nếu tổn thương không được sửa chữa kịp thời, DNA rất khó truyền thông tin đến các tế bào mới, có thể gây rối loạn chức năng tế bào và có thể phát triển đến trạng thái ung thư.
Những người không nên ăn đậu đen
Ảnh minh họa
- Người bị bệnh thận: Mặc dù đậu đen có chức năng bổ thận nhưng bệnh nhân mắc bệnh thận nặng cũng không nên tiêu thụ quá nhiều. Đó là do đậu đen không dễ tiêu, nếu ăn quá nhiều sẽ làm tăng gánh nặng cho thận, không những không có tác dụng mà còn làm nặng thêm tình trạng bệnh.
- Bệnh nhân bị gút: Do trong đậu có chứa nhiều nhân purin, có thể gây rối loạn chuyển hóa acid uric, lắng đọng acid uric trên xương khớp gây ra bệnh gút. Ăn nhiều đậu đen có thể khiến tình trạng bệnh gút nặng hơn.
- Người kinh nguyệt không đều: Những người bị chậm kinh không nên ăn đậu đen, vì đậu đen có thể làm chậm quá trình rụng trứng.
4 cách hiệu quả nhất để vượt qua bệnh tuyến giáp: Công việc, dinh dưỡng rất quan trọng Bệnh viêm tuyến giáp đang ngày càng trở nên phổ biến, cản trở cuộc sống và sinh hoạt của nhiều người. Đây là cách chăm sóc người bệnh bạn nên sớm tham khảo. Bài viết này được sự tư vấn chuyên môn của TS.BS Lê Thị Việt Hà, Trưởng khoa Tuyến giáp, BV Nội tiết Trung ương (Thanh Trì, Hà Nội) hướng dẫn...