Người tuần đường gần 20 năm đón giao thừa trên đường ray
Khi những chùm pháo hoa từ công viên Thống Nhất nở rộ trên bầu trời Hà Nội đêm giao thừa, anh Cường dừng chân lại vài phút trên đường ray, rút điện thoại ra chụp rồi gửi cho vợ: ‘Lại một mùa giao thừa nữa’.
Anh Cường làm công việc tuần đường tại Công ty cổ phần Đường sắt Hà Hải – Ảnh: MAI THƯƠNG
10h đêm 30 Tết, khi những người dân Hà Nội chuẩn bị đón thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, anh Trương Xuân Cường (41 tuổi, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội) để gọn chiếc cờlê vào trong túi vải đã có sẵn một lá cờ vàng, hai cờ đỏ, sáu quả pháo hiệu, còi, đai ốc, bulông, đèn pin, rồi lấy thẻ bài, khoác thêm áo và rời ga Khâm Thiên, bắt đầu công việc đi tuần đường lên ga Giáp Bát (Hoàng Mai, Hà Nội).
Anh Cường bắt đầu làm công việc tuần đường tại Công ty cổ phần Đường sắt Hà Hải từ năm 21 tuổi, tính đến nay đã là 20 năm. Nhiệm vụ của anh mỗi ngày là cuốc bộ 20km trên cung đường sắt từ ga Khâm Thiên đến ga Giáp Bát, rồi vòng lại và tiếp tục đi tuần kiểm tra hơn 2km quãng đường ga Hà Nội – Long Biên.
Những người tuần đường gọi vui công việc của mình là “dán mặt xuống đất”, bởi họ luôn phải tập trung nhìn xuống đường ray ga tàu để kiểm tra an toàn. Mỗi ngày, họ phải để ý xem trên đường ray, bulông nào lỏng thì siết lại, kiểm tra tấm đan đường ngang, báo cáo đơn vị những chỗ hỏng nặng…
Cứ thế 8 tiếng mỗi ngày, anh Cường cùng những người tuần đường đảm bảo an toàn cho những chuyến tàu xuôi ngược.
20 năm làm công việc tuần đường, số lần anh Cường đón Tết cùng gia đình chỉ đếm trên đầu ngón tay. “Nhà tôi ở Hà Nội nên dịp lễ Tết cố gắng làm để anh em quê ở xa có dịp được về đoàn tụ với gia đình. Dẫu sao họ cũng phải xa nhà gần năm trời rồi” – anh Cường tâm sự.
“Dịp giao thừa ai mà chẳng muốn được ở bên người thân, bố mẹ, vợ con. Nhưng thôi thì vì công việc, bao năm qua mình cũng quen rồi, các con và bố mẹ cũng thông cảm cho mình hơn”, anh nói.
Rồi anh rơm rớm khi nhắc đến ước mong của con mình trong đêm giao thừa: “Con tôi hay hỏi sao bố mẹ không đưa con đi xem pháo hoa như các bạn. Mỗi lúc vậy tôi lại nén lòng mình lại mà an ủi con rằng bố mẹ còn phải đi làm, bố mẹ sẽ bù đắp cho các con sau. Dần rồi các cháu cũng quen với việc giao thừa sẽ được ông bà đưa đi chơi, thôi đòi bố mẹ. Nhưng tôi biết các cháu cũng tủi thân” – anh Cường tâm sự.
Video đang HOT
Nhiệm vụ của anh mỗi ngày là cuốc bộ 20km trên cung đường sắt từ ga Khâm Thiên đến ga Giáp Bát, rồi vòng lại và tiếp tục đi tuần kiểm tra hơn 2km quãng đường ga Hà Nội – Long Biên – Ảnh: MAI THƯƠNG
Vợ anh Cường cũng công tác tại đường sắt Hà Hải với công việc làm nhân viên gác chắn. Đêm giao thừa, khi anh Cường đi lên ga Long Biên, hai vợ chồng sẽ gặp nhau lúc 3h sáng. “Chúng tôi đều là người ít chữ nên cũng chả biết nói gì cho ngọt ngào với nhau những lúc ấy. Chỉ có chân thành là động viên nhau cố gắng vì tương lai của các con mà thôi”, vừa vân vê chiếc nhẫn cưới trên ngón tay, anh Cường xúc động nói.
Gần 20 năm đón Tết trên đường ray, anh Cường có nhiều vui buồn để kể. Gác lại những tủi thân khi không được ở bên gia đình, anh thấy vui và tự hào về công việc mà mình làm.
“Nhiều lúc đi sớm về hôm thấy cũng mệt. Nhưng mỗi lần thấy đoàn tàu đi qua, nghĩ đến việc mình giúp chuyến tàu an toàn để hành khách được trở về với người thân hay đi đến nơi họ muốn đến, tôi lại thấy vui. Thấy công việc này không chỉ là việc để mình có thu nhập, mà mình cũng đang cống hiến điều gì đó tốt đẹp cho đời”.
“Có năm tôi đi tuần vào ca sáng, khi đi qua một đoạn ga trên đường Giải Phóng trời mưa tầm tã, đường thì trơn trượt, tôi thấy một người đi xe máy bị mắc kẹt xe trên ga tàu. Lúc này tàu đã sắp đến rồi, người đàn ông ấy vẫn rồ ga nhưng không tài nào đẩy xe lên được. Tôi liền nhanh chân chạy đến ủn sau xe qua đường ray rồi bước chân lùi lại. Người đàn ông đó vừa đẩy được xe qua đường ray thì cũng là lúc tàu đi qua.
Sau hơn 15 toa tàu chạy qua, tôi thấy người đàn ông ấy vẫn đứng bên đường. Bác chạy sang nắm lấy tay tôi, cảm ơn vì đã giúp bác một mạng. Lúc đó tôi thật bối rối, nhưng cũng vui vì thấy mình vừa làm được việc tốt giúp người khác. Điều đó khiến tôi thấy ý nghĩa hơn về công việc của mình” – anh Cường nhớ lại.
Như những năm trước, ngày gần Tết ngành đường sắt tăng tàu nhiều hơn ngày thường vì nhu cầu người dân lớn. Nhưng năm nay do dịch COVID-19 nên các chuyến tàu không nhiều. “Dù vậy tôi vẫn phải làm việc nghiêm túc để những chuyến tàu đi đến nơi về đến chốn”, anh nói.
Công việc tuần đường vất vả và nguy hiểm, thu nhập lại thấp với 5 triệu đồng/tháng, nhưng trong anh Trương Xuân Cường vẫn sáng ngời niềm yêu nghề, tận tâm với công việc và luôn tìm thấy ý nghĩa ở công việc mà mình làm.
Lại một mùa đón giao thừa trên đường ray nhưng có lẽ với anh, sự hi sinh này là xứng đáng với một người luôn hạnh phúc với niềm hạnh phúc của những người xung quanh.
Tàu đêm năm cũ rời ga Hà Nội
Hơn 50 hành khách lên chuyến tàu cuối cùng trong năm cũ để rời ga Hà Nội về quê và sẽ đón giao thừa trên tàu.
21h ngày 11/2 (đêm 30 Tết), hơn 50 hành khách đi chuyến tàu đường sắt SE1 từ Hà Nội đến TP HCM đã có mặt tại nhà chờ để làm thủ tục lên tàu. Đây là những hành khách đặc biết bởi họ đều sẽ đón thời khắc chuyển giao năm cũ sang mới trên đường.
Tàu vào ga, nhân viên kéo tấm sắt cầu tàu nối toa với vỉa hè đường ray để đón khách lên tàu.
Anh Nguyễn Chí Toàn - nhân viên đường sắt, ghi chú ngày sửa chữa định kỳ, thời điểm bảo dưỡng để tính thời gian tàu đã chạy, đảm bảo vận hành an toàn.
Chị Hiền, nữ nhân viên trên tàu, chỉnh trang lại mâm ngũ quả trên toa cung ứng thực phẩm. Mâm ngũ quả mang lại không khí Tết trên tàu để nhân viên đỡ cảm thấy nhớ nhà.
Tiếng loa nhắc gọi hành khách lên tàu đeo khẩu trang, rửa tay trước khi qua cửa an ninh.
Tất cả hành khách đểu phải kiểm tra thân nhiệt trước khi lên tàu.
Nhân viên đường sắt kiểm tra vé và hỗ trợ hành khách lên tàu. Trên chuyến tàu chạy xuyên giao thừa, các hành khách được tạo điều kiện tập trung tại khoang số 2 để cùng đón năm mới.
Lái tàu Nguyễn Bắc Hà (54 tuổi) và lái phụ Lê Lâm Đồng (34 tuổi) đều là những người nhiều lần đón giao thừa trên đường.
"Giờ phút giao thừa trên đường luôn diễn ra rất bâng khuâng nhưng mình theo nghề này nên đã quen. Đêm nay sẽ đón giao thừa ở gần Ninh Bình", anh Hà nói.
Gia đình bé Minh (3 tuổi) về Huế. Mẹ bé nói vui, đây là chuyến tàu đi qua hai năm nên cả nhà sẽ có cảm xúc mới lạ chưa từng có.
Nhiều hàng ghế trên các toa tàu không có khách. Sau 10 phút tất cả hành khách lên tàu, sân ga trở lên vắng lặng
22h20, ông Nguyễn Văn Hùng (Nghệ An) trong trang phục nhân viên bảo vệ đưa tay chào khi đoàn tàu lăn bánh rời ga.
Pháo nổ đì đùng, hàng xóm vui còn tôi lo nơm nớp 'Hàng xóm lên sân thượng đốt pháo, tiếng nổ đì đùng sát bên tai, đang ngồi trong nhà mà giật bắn cả mình. Nhìn họ thản nhiên nói cười, không quan tâm có công an 'hỏi thăm' không, không cần biết đến láng giềng đang lo nơm nớp'. Video: Người dân đốt pháo nổ bất chấp lệnh cấm đêm giao thừa Một người...