Người từ Hà Nội và các tỉnh về Thanh Hóa 1 – 2 ngày có được không?
Người từ Hà Nội hoặc các tỉnh, thành khác khi đủ điều kiện về tỉnh Thanh Hóa không nhất thiết phải thực hiện theo dõi sức khỏe đủ 7 ngày tại nhà mới được quay trở lại.
Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa đang áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo Quyết định số 3604/QĐ-UBND ngày 14.9 của UBND tỉnh Thanh Hóa.
Người dân không nhất thiết phải theo dõi sức khỏe tại nhà đủ 7 ngày khi về thanh hóa mới được quay trở lại. Ảnh MINH HẢI
Theo quyết định này, tỉnh Thanh Hóa quy định rõ trường hợp người dân đi qua địa bàn tỉnh Thanh Hóa, hoặc đến, về tỉnh Thanh Hóa thì phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch như sau:
Đối với người dân từ các tỉnh, thành phố khi đến, về tỉnh Thanh Hóa bắt buộc phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 (test nhanh kháng nguyên, hoặc bằng kỹ thuật PCR).
Cụ thể, đối với người dân ở vùng hoặc tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, không tuân thủ quy định, cố tình về tỉnh Thanh Hóa thì phải thực hiện cách ly y tế tập trung trong thời gian 14 ngày, lấy mẫu xét nghiệm 3 lần (vào các ngày thứ 1, thứ 7 và thứ 14). Khi kết thúc thời gian cách ly tập trung, về nhà tiếp tục theo dõi sức khỏe trong thời gian 14 ngày. Toàn bộ chi phí cho quá trình cách ly tập trung người dân phải tự trả.
Tình hình dịch Covid-19 tại tỉnh Thanh Hóa đang được kiểm soát tốt. Ảnh PHÚC NGƯ
Đối với người đến, về từ các khu vực, tỉnh, thành phố có dịch nhưng không phải nơi đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, trước khi vào tỉnh Thanh Hóa phải có xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 (bằng test nhanh kháng nguyên hoặc kỹ thuật PCR) trong vòng 72 giờ. Khi về tỉnh Thanh Hóa sẽ theo dõi sức khỏe 7 ngày tại nhà nếu đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin; theo dõi sức khỏe 14 ngày nếu chưa tiêm hoặc mới tiêm 1 mũi vắc xin, và cũng được lấy mẫu xét nghiệm 3 lần.
Người về quê tránh dịch Covid-19 sẽ phải cách ly thế nào?
Đối với người đến, về từ các tỉnh, thành phố không có dịch Covid-19 khi về cũng buộc phải có xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2, nhưng không áp dụng biện pháp cách ly, hay theo dõi sức khỏe (nếu âm tính) khi về đến nhà.
Riêng trường hợp người nhập cảnh vào tỉnh Thanh Hóa phải đáp ứng điều kiện đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin, hoặc được công bố khỏi bệnh Covid-19 theo quy định, và trước khi vào địa bàn tỉnh Thanh Hóa phải có xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2.
Sau khi đủ điều kiện và đã nhập cảnh vào địa bàn tỉnh Thanh Hóa, sẽ phải thực hiện cách ly y tế tập trung 14 ngày (lấy mẫu xét nghiệm 3 lần, vào các ngày thứ 1, thứ 7, và thứ 14). Sau thời gian cách ly tập trung, tiếp tục theo dõi sức khỏe tại nơi lưu trú thêm 7 ngày đối với người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin, 14 ngày đối với người mới tiêm 1 mũi vắc xin. Người cách ly phải chịu hoàn toàn chi phí.
Người dân theo dõi sức khỏe tại nhà vẫn được lấy mẫu xét nghiệm Covid-19. Ảnh PHÚC NGƯ
Tuy nhiên, hiện nhiều người dân băn khoăn, bởi có người chỉ có nhu cầu về Thanh Hóa 1 – 2 ngày (dưới 7 ngày), thì có bắt buộc người thuộc diện theo dõi sức khỏe tại nhà (7 ngày hoặc 14 ngày) phải theo dõi đủ 7 ngày (hoặc 14 ngày) mới được phải trở lại hay không.
Trả lời phóng viên Thanh Niên , ông Nguyễn Văn Chiến, Giám đốc Trung tâm Y tế H.Quảng Xương (Thanh Hóa), cho biết trong quy định ngày 14.9 của UBND tỉnh Thanh Hóa không đề cập cụ thể trường hợp người dân có nhu cầu về quê chỉ 1 hoặc 2 ngày (ít hơn 7 ngày) rồi quay trở lại, nhưng khi thực hiện thì các địa phương từ xã đến huyện đều rất cụ thể, là không bắt buộc người thuộc diện theo dõi sức khỏe tại nhà phải theo dõi đủ 7 ngày mới được quay trở lại.
“Quyền đi lại là quyền của người dân. Khi đã phải áp dụng biện pháp theo dõi sức khỏe tại nhà thì không được phép ra khỏi nhà, không được tiếp xúc với người ngoài xã hội. Trường hợp người dân chỉ có nhu cầu ở nhà 1 ngày, 2 ngày, 3 ngày, hoặc 5 ngày rồi quay trở lại thì được phép đi. Không bắt buộc phải theo dõi sức khỏe đủ 7 ngày mới được quay lại”, ông Chiến nói.
Trao đổi với phóng viên, ông Đầu Thanh Tùng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, Phó ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Thanh Hóa, cũng xác nhận không bắt buộc áp dụng theo dõi sức khỏe tại nhà cho đủ 7 ngày thì mới được quay trở lại.
Như vậy, đối với trường hợp người dân từ các tỉnh, thành về tỉnh Thanh Hóa thuộc diện theo dõi sức khỏe tại nhà, thì không bắt buộc phải ở nơi lưu trú đủ 7 hoặc 14 ngày. Người dân có thể quay trở lại nơi trước khi về tỉnh Thanh Hóa bất cứ lúc nào, nếu muốn.
Sáng 24/9, Hà Nội và nhiều địa phương không ghi nhận ca cộng đồng
Hà Nội, Hà Tĩnh không ghi nhận ca mắc nào. Nhiều địa phương chỉ ghi nhận một ca. Dịch tại Quảng Bình đã giảm nhiệt.
Hà Nội: Dịch có dấu hiệu lắng dịu
Chốt kiểm dịch tại cửa ngõ Hà Nội.
Sáng 24/9 Hà Nội không có F0 cộng đồng. Như vậy liên tiếp trong các bản tin từ trưa 22/9 tới nay, Thủ đô chưa phát hiện ca cộng đồng nào. Trước đó tối 23/9 Hà Nội không ghi nhận ca dương tính SARS-CoV-2 mới, trong ngày Thủ đô thêm 5 F0, đều trong khu cách ly, phong tỏa.
Tình hình dịch bệnh tại Hà Nội tạm lắng dịu, các ổ dịch tiềm tàng hiện được cơ quan chức năng phong tỏa, kiểm soát. Số ca F0 trung bình trong ngày đã giảm dần qua các đợt giãn cách. Trong đó, số ca F0 trong cộng đồng đã giảm và từng bước được kiểm soát; số điểm phong tỏa giảm mạnh, số "vùng đỏ" giảm, "vùng xanh" tăng...
Hà Nội dự kiến đến tháng 11/2021 sẽ tiêm bao phủ mũi 2 trên cơ sở vắc xin được phân bổ và xúc tiến tìm nguồn vắc xin cho trẻ em.
Hà Nam: Trên 500 F1 là học sinh
Chốt kiểm dịch Phủ Lý- Hà Nam.
8 trường mầm non trên địa bàn thành phố Phủ Lý đã được chọn làm nơi cách ly tập trung cho gần 650 công dân thuộc diện F1. Trong số các F1 đi cách ly tập trung có trên 500 người là học sinh các trường mầm non, Tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn thành phố Phủ Lý.
Tính đến 18h chiều 23/9, Hà Nam đã ghi nhận 56 trường hợp F0, 973 trường hợp F1, xấp xỉ 3.400 trường hợp F2...
Thanh Hóa: Một ca mắc là lái xe đường dài
Người dân từ địa phương khác về Thanh Hóa.
Thông tin từ Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Thanh Hóa, trong ngày 23/9, địa phương chỉ ghi nhận 1 ca mắc Covid-19 tại chốt kiểm soát dịch thị xã Nghi Sơn. Đây là trường hợp lái xe đường dài, di chuyển từ tỉnh Bắc Giang vào tỉnh Bình Dương.
Đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh đã triển khai tiêm được gần 497 nghìn liều vắc xin phòng Covid-19.
Tính từ ngày 27/4 đến nay, Thanh Hóa ghi nhận 488 ca bệnh dương tính Covid-19 cộng dồn; 340 người điều trị khỏi ra viện; 4 ca tử vong; số bệnh nhân còn lại hiện đang điều trị tại Bệnh viện điều trị Covid-19 số 1.
Nghệ An: Chỉ một ca nhiễm mới, được cách ly từ trước
xét nghiệm SARS-CoV-2 tại CDC Nghệ An.
Báo cáo của CDC Nghệ An, ngày 23/9, địa phương này chỉ ghi nhận một trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Người phụ nữ 51 tuổi trú tại phường Trường Thi (TP Vinh, Nghệ An) là F1 và đã được cách ly từ trước.
Trong ngày có 13 bệnh nhân Covid-19 được điều trị khỏi và ra viện; không ghi nhận trường hợp nào tử vong.
Tính đến nay, tỉnh Nghệ An có 1.813 bệnh nhân Covid-19, 16 bệnh nhân đã tử vong. Hiện còn 101 bệnh nhân Covid-19 đang được điều trị.
Hà Tĩnh: Tiếp chuỗi ngày không ca mắc
Trong ngày 23/9, tại Hà Tĩnh không ghi nhận ca mắc covid-19, chỉ còn 6 bệnh nhân đang điều trị tại địa phương này.
Từ 4/6 đến nay, Hà Tĩnh ghi nhận 451 ca mắc Covid-19, trong đó 436 ca đã khỏi bệnh ra viện, 6 bệnh nhân đang điều trị tại Hà Tĩnh, 5 bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, 4 ca tử vong.
Quảng Bình: Từng bước kiểm soát được dịch bệnh
Ngày 23/9, thông tin tổng hợp từ Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Quảng Bình, trong 24h qua, địa phương này có thêm 22 ca mắc Covid-19 mới, 52 ca khỏi bệnh.
Đến nay, Quảng Bình đã ghi nhận có 1.582 ca mắc Covid-19, có 910 ca đã điều trị khỏi, 668 ca đang điều trị, có 4 bệnh nhân tử vong. Trong những ngày qua, số lượng các ca bệnh trong ngày đã có chiều hướng giảm và tập trung chủ yếu trong các khu phong tỏa.
Qua theo dõi, giám sát trong thời gian từ khi áp dụng việc chuyển trạng thái mới các mức độ phòng, chống dịch trên địa bàn tỉnh đến nay, Quảng Bình đã từng bước kiểm soát được dịch bệnh một cách đúng hướng.
Công tác phòng, chống dịch được triển khai nghiêm túc, đồng bộ, quyết liệt và có hiệu quả. Trung tâm chỉ huy đã tập trung đánh giá mức độ nguy cơ các vùng để áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch; giãn cách xã hội phù hợp.
Quảng Trị: Thêm 3 trường hợp mắc Covid-19, không có ca cộng đồng
Ngày 23/9, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Quảng Trị cho biết, trong ngày địa phương ghi nhận 3 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, thêm 14 trường hợp khỏi bệnh.
Đến nay, tổng số ca mắc Covid-19 được ghi nhận là 183 trường hợp, đã chữa khỏi 116 trường hợp, số ca đang điều trị là 67. Theo Sở Y tế tỉnh Quảng Trị, địa phương này đã có 65.137 người được tiêm vắc xin.
TPHCM: Ca tử vong tiếp tục giảm mạnh
Chiều 23/9, TPHCM thông tin trong ngày 22/9, thành phố ghi nhận thêm 5.435 trường hợp mắc Covid-19 mới. Số lượng bệnh nhân ghi nhận mỗi ngày tại TPHCM đang có xu hướng giảm dần.
Hiện tại, ngành y thành phố đang điều trị cho 40.973 bệnh nhân Covid-19. Trong đó, thành phố có 2.056 bệnh nhân nặng cần thở máy và 24 người cần can thiệp ECMO. Trong vòng 24 giờ qua, TPHCM đã có một số dấu hiệu tích cực về tình hình dịch tễ. Cụ thể, số ca Covid-19 tử vong trên địa bàn là 175 trường hợp, giảm đáng kể so với nhiều ngày liền kề trước đó.
Bộ Y tế thông tin, trong 24h tính đến tối 23/8, số ca mắc mới giảm hơn 2.000 ca trên toàn quốc.
Có 16/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Phú Thọ, Ninh Bình, Nam Định, Bắc Giang, Thái Bình, Lạng Sơn.
Có 5 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Quảng Ninh, Lào Cai, Hà Tĩnh, Kon Tum, Hải Dương.
Chủ tịch Quốc hội gợi ý Thanh Hoá thí điểm thuế nhà ở Theo ông Vương Đình Huệ, khi được trao cơ chế đặc thù, Thanh Hóa có thể đi đầu thí điểm đề án thuế nhà ở, sau này áp dụng cho Hà Nội, TP HCM. Gợi ý này được Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đưa ra khi góp ý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ...