Người tự đẽo quan tài cho… mình
Một ngày đầu năm 2010, giữa tiết trời oi bức, đồng bào Cơ Tu (huyện Đông Giang, Quảng Nam) ngỡ ngàng thấy già làng Y Kông, 84 tuổi, một mình hì hục đẽo một cỗ quan tài rất kỳ lạ. Già nói đẽo chiếc quan tài đó cho… mình.
Cỗ quan tài kỳ lạ và độc đáo
Câu chuyện về một già làng Cơ Tu ở thôn Tống Coói, xã Ba, huyện Đông Giang, tự mình đục đẽo chiếc quan tài dành riêng cho mình cứ thế lan nhanh đến từng buôn làng, thôn nóc khắp núi rừng Đông Giang. Có người cho rằng ông rất kỳ lạ nhưng cũng có không ít người đồng cảm và lấy làm tự hào trước những trăn trở của một vị già làng về sự mai một của nền văn hoá Cơ Tu. Và tất cả đều có chung một niềm ngưỡng mộ về bàn tay điêu khắc tài hoa của một nghệ nhân già.
Chúng tôi đến thăm già làng Y Kông khi ông đang tiếp chuyện vài người khách đến tham quan những mô hình, kiến trúc độc đáo được chính ông chạm khắc. Thấy có khách lạ, ông cười mừng như thể gặp lại người quen sau bao ngày xa cách.
“Mấy ngày ni khách đến tham quan mô hình kiến trúc văn hóa Cơ Tu nhiều nên già khá bận rộn. Đa phần khách là người đồng bào Cơ Tu mình, đến xem chiếc quan tài mà già vừa mới hoàn thành” – già Y Kông nói như giới thiệu. Nói rồi, ông dăt tay keo chúng tôi ra tân nơi khoe cô quan tai ma ông đa ki công đuc đeo suốt gân 5 thang trơi, được đặt ở một góc nhà do chinh ông tư lam cho minh.
Cỗ quan tài được đeo got tư nguyên môt thân cây, xe đôi thân cây rôi khoet rông ơ giưa với đường kính gân 3 ngươi ôm, ma theo ông phai nhơ 30 thanh niên keo tư rưng vê, va phai mât hơn 1 thang mơi đưa đươc vê đên nha. Ông goi chiêc hom cua ông la “T’rang Ch’rih”, nghia la chiêc hom kỳ la, vi theo lơi ông kê, tư trươc đên nay chưa co ai cham khăc công phu trên chiêc hom cua minh bao giơ.
Già làng Y Kông tự hào khoe tác phẩm của mình
Già làng Bh’riu Prăm (86 tuổi, nguyên Chủ tịch UBND huyện Đông Giang, nguyên ĐBQH khóa VI,VII,VIII), sống tại thôn Bhờ Hôồng 1, xã Sông Kôn, Đông Giang, Quảng Nam xác nhận: “Từ trước đến nay, chưa có một nghệ nhân Cơ Tu nào có được công trình độc đáo như thế đâu! Đây là công trình rất mới lạ và cũng rất truyền thống mà già Y Kông là người Cơ Tu đầu tiên làm nên”.
Video đang HOT
Giải thích việc ở hai đâu chiêc “T’rang Ch’rih” cham môt đâu la con voi va môt đâu la con trâu, già làng Y Kông nói: “Con trâu la con thu to nhât ơ dươi nha, con voi la con thu to nhât ơ trên rưng. Hai con vât này tương trưng cho sưc manh, cho sư to lơn. Chiêc hom thi đươc tao thanh hinh chiêc thuyên, vi già nghi, đơi ngươi la môt chuyến đi, như chiêc thuyên trôi mai không bao giơ dưng lai. Khi chêt, con ngươi đi sang môt miên khac, chiêc thuyên se đưa già đi trong hanh trinh đo”.
“Dù ngươi Cơ Tu không có tục tôn thơ con rông (Zec Hoo) nhưng trong một số tác phẩm điêu khăc, con rông vẫn luôn đươc sư dung như la biêu tương cua sư pho trơ, hô mênh. Hai con rông hai bên chiêc quan tai se pho trơ “chiêc thuyên” đưa già vê thê giơi bên kia” – già Y Kông giải thích thêm về hoạ tiết hai con rồng được ông chạm khắc trên thân quan tài.
Cỗ quan tài này là thành quả sau gần 5 tháng trời môt minh ông căm cui đuc đeo từ thân cây gô kiền kiền mà không cần ai giúp sức. “Tư việc khoet rông đên điêu khăc, cham trô tưng chi tiêt nho tôi cũng đều tự thân làm, vì không muốn nhờ vả ai” – ông cho biết.
Ngày xưa, những người đàn ông Cơ Tu khoẻ mạnh đều tự đẽo chiếc quan tài cho riêng mình, phòng lúc “ra đi” không phiền họ hàng, bà con lối xóm. Ngoài ra, quan tài còn được coi là vật quý, được người Cơ Tu dành tặng cho nhau trong mỗi dịp lễ hội. Tuy nhiên, văn hoá tự đẽo quan tài cho mình gần trăm năm nay đồng bào Cơ Tu không còn lưu giữ nữa. Việc già làng Y Kông tái hiện lại tập tục này khiến cộng đồng Cơ Tu cảm động.
Chân dung già làng Y Kông
Già Y Kông bảo: “Tự đẽo quan tài cho mình là một văn hoá truyền thống lâu đời. Ngày xưa, các cụ muốn mình được thảnh thơi khi về thế giới bên kia nên khuyên nhủ con cháu phải tự làm quan tài cho riêng mình. Bây giờ lớp trẻ không còn gìn giữ được nữa, già tái hiện như một việc làm để nhắn nhủ với con cháu thôi!”.
Theo Dân Trí
Bài học cuộc sống của cô gái Việt xuyên hành tinh
Giá trị lớn nhất đối với cô gái độc hành xuyên hành tinh chính là những bài học về cuộc sống.
Chu du đó đây mang lại cho Lan Anh nhiều thứ. Đó là những trải nghiệm, vốn sống, hiểu biết về các nền văn hóa, phong tục tập quán, con người các nước và đặc biệt là có thể phát triển kỹ năng ngoại ngữ. Tiếng Anh thông thạo, ngoài ra Lan Anh có thể giao tiếp bằng tiếng Hà Lan, tiếng Trung, Tây Ban Nha.
Lan Anh tại Ecuador.
Hầu hết các nước Nam Mỹ đều sử dụng tiếng Tây Ban Nha nên Lan Anh dành một tháng ở Chile để vừa đi làm thêm vừa học tiếng. Cô xin việc tại một Cty về du lịch tại đảo Chiloe (Chile), ngày làm việc 12 tiếng, tối về nấu ăn và tự học tiếng. Có những đêm đi làm về mệt, cô ôm sách ngủ thiếp đi.
"Tôi không có tiền để đi học, cũng không có tiền để mua sách học. Tôi gặp một người bạn Mỹ cùng cảnh ngộ, hai người nương tựa vào nhau, cô ấy cho tôi mượn sách để học", Lan Anh chia sẻ.
Tiếng Tây Ban Nha học vội đã giúp cô tồn tại trong những tháng ngày ở Nam Mỹ. Đến Brazil, người dân hầu hết nói tiếng Bồ Đào Nha, nhưng họ cũng có thể hiểu tiếng Tây Ban Nha.
Và tại làng nổi trên hồ Titicaca (Peru).
Một mẩu bánh mỳ Lan Anh cũng thấy quý, cũng để dành. Cô học được tính tiết kiệm khi sống ở đất Nam Mỹ qua nhiều ngày trong cảnh đói, khát. Năm ngày ở Venezuela là một trong những thời điểm khó khăn nhất trong hành trình đi xuyên hành tinh của Lan Anh. Cô gặp trục trặc về vấn đề đổi tiền khi cả 4 thẻ ATM mang đi đều không rút được tiền.
Những ngày lang thang ở đất nước của những hoa hậu, cô sống sót được nhờ những gói mỳ ăn liền nấu chui tại phòng trọ với cục gas mang theo. Còn ít tiền Brazil trong ví, đàm phán mãi chủ cho thuê trọ mới đổi tiền cho với giá cực rẻ. Cô vừa đủ tiền trả thuê phòng và rời khỏi Venezuela. Bước sang biên giới Colombia, Lan Anh thở phào.
Gia đình
Đón Tết ở đảo Chiloe (Chile) năm 2010, Lan Anh rưng rưng nước mắt khi gọi điện về nhà. "Những lúc phải chờ đợi nửa ngày mới sang được biên giới hay ngồi trước bờ biển, tôi thường nghĩ về gia đình và chất vấn bản thân, phải chăng mình đã quá ích kỷ khi chạy theo đam mê. Tôi thương mẹ, nhớ gia đình", cô chia sẻ.
Suy nghĩ ấy thôi thúc Lan Anh vội rời Nam Mỹ trở về Việt Nam sớm hơn so với kế hoạch khi hay tin chị dâu sắp sinh cháu gái đầu lòng. Cô đặt lịch bay từ Peru về nước. Khi vừa bước chân vào bệnh viện cũng là lúc cháu gái chào đời. Đó là ngày 20-6-2010, ngày đầu tiên cô trở về sau hành trình khám phá Nam Mỹ.
Gia đình chỉ có cô và anh trai, nhưng cô đã có bốn cái Tết không ở cùng gia đình. Cô kể, Tết nào gọi điện về nước cũng cố gắng đanh giọng lên, cố tỏ ra mạnh mẽ, động viên mẹ và tránh rơi nước mắt, nhưng rồi vẫn rưng rưng khi nghe giọng mẹ ở đầu dây bên kia.
Là một trong những người đầu tiên tạo ra trào lưu độc hành quanh thế giới cho bạn trẻ Việt từ năm 2003, nhưng nhiều lúc Lan Anh đã nghĩ tới chuyện dừng chân vì gia đình. "Tôi tự nhủ sẽ dừng chân sau hành trình đến châu Phi, sẽ ở nhà lo công việc, sống cùng mẹ", Lan Anh nói.
Nghiệm ra nhiều điều sau những chuyến đi, Lan Anh nói cô đã phải trả giá cho hành trình xuyên thế giới của mình. Bạn bè nay người có gia đình yên ấm, người có nhà riêng, xe riêng, công việc tốt... còn cô ngẫm lại trong tay vẫn chưa có gì, công việc chưa đâu vào đâu, bao nhiêu tiền dốc hết vào những chuyến đi.
"Tháng ngày lang thang, tình đến rồi tình lại đi. Nhiều người tìm hiểu, quan tâm gọi điện, hỏi em đang ở đâu, khi trả lời ở Đông Bắc, Tây Bắc, khi lại ở nước nọ nước kia, lâu lâu họ cũng chán, cũng quên".
Hiện tại, Lan Anh đang tìm hiểu về châu Phi, lên kế hoạch xin visa và dự định sẽ lên đường đến Nam Phi vào cuối tháng 3 hoặc đầu tháng 4 này. "Tôi sẽ bắt đầu từ Nam Phi, sang Tây Phi xuyên Trung Phi rồi đến Đông Phi và Bắc Phi.
Châu Phi đẹp, hoang dã lắm, nhưng cũng đầy hiểm nguy. Nếu mọi việc ổn, hành trình của tôi có thể kéo dài 9 tháng đến một năm hay dài hơn nữa, nhưng nếu bất ổn có lẽ sẽ phải rút ngắn lịch trình xuống còn 6-8 tháng", Lan Anh nói.
Theo Hải Yến
Tiền Phong
Kỳ 1: Ch'pơơr - độc dược kỳ bí của người Cơtu Không chỉ giúp đồng bào Cơtu săn bắn, tự vệ, kịch độc Ch'pơơr còn làm nên những chiến thắng lẫy lừng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Trong đó phải kể đến Anh hùng C'lâu Nâm - huyền thoại sống về người dũng sĩ diệt Mỹ không cần súng giữa đại ngàn. Đồng bào Cơtu ở các huyện miền núi...