Người trưởng thành có cần tiêm vaccine rubella không?
Người trưởng thành có cần tiêm vaccine rubella không? Tại sao người trưởng thành vẫn nên tiêm vaccine để phòng bệnh rubella?
Bệnh Rubella do siêu virus Rubella sinh ra, bệnh có tỉ lệ lây lan cao trong cộng đồng: trường học, bệnh viện, nơi công cộng và chủ yếu lây qua đường hô hấp, nước mũi, nước bọt của người mang mầm bệnh.
Không chỉ trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc bệnh cao. Thực tế cho thấy tất cả những người chưa được miễn dịch với Rubella đều có nguy cơ bị nhiễm bệnh. Do đó, đối với người trưởng thành tuyệt đối không được chủ quan, để bảo vệ sức khỏe chính bản thân mình thì việc chủ động tiêm vaccine Rubella để phòng tránh bệnh là điều cần thiết.
1. Người trưởng thành có cần tiêm vaccine rubella?
Theo quy định tiêm chủng của Trung tâm tiêm chủng quốc gia, vaccine sởi được bào chế kết hợp với vaccine phòng quai bị và rubella (hay còn gọi là vaccine 3 trong 1), được chỉ đinh tiêm 1 mũi cho trẻ vào tháng thứ 12 cho đến tháng thứ 15, tiêm nhắc lại một mũi sau 2 – 5 năm.
Phụ nữ có dự định sinh con cũng được khuyến khích tiêm dự phòng sởi – quai bị – rubella trước khi mang thai 3 tháng.
Lịch tiêm vaccine cho người trưởng thành mũi 3 trong 1 để ngừa bệnh sởi, quai bị, rubella với đầy đủ 2 mũi cơ bản như sau:
- Mũi 1: Vào thời điểm bất kỳ được chỉ định.
- Mũi 2: Cách mũi 1 ít nhất 1 tháng.
Lịch tiêm chủng ngừa bệnh Rubella cho người trưởng thành theo quy định tiêm chủng quốc gia – ảnh Internet
Tuy nhiên, đối với từng đối tượng: người lớn, phụ nữ có dự định sinh con và trẻ nhỏ, để biết có cần chủng ngừa hay không, cần kiểm tra miễn dịch trước khi tiêm.
2. Các loại vaccine phòng bệnh Rubella lưu hành hiện nay
- Tiêm vaccine phòng bệnh Rubella đối với người trưởng thành ở khu vực các quốc gia
Ở nhiều quốc gia, vaccine phòng bệnh Rubella được khuyến cáo dưới trong chương trình tiêm chủng của trẻ em và chương trình tiêm chủng Sởi-Quai bị-Rubella (MMR).
- Tiêm vaccine phòng bệnh Rubella đối với người trưởng thành tại Việt Nam
Video đang HOT
Ở Việt Nam, 2 loại vaccine được lưu hành giúp phòng tránh 3 bệnh (sởi, quai bị và rubella) đó là: vaccine MMR II của Mỹ và MMR của Ấn Độ.
2 loại vaccine được lưu hành chữa bệnh Rubella tại Việt Nam – ảnh Internet
Vì đây là 2 vaccine sống giảm độc lực nên không được tiêm cho phụ nữ đang mang thai. Trong trường hợp đã lỡ tiêm mới biết mình mang thai, người mẹ cần thông báo với bác sĩ sản khoa để được tư vấn biện pháp chăm sóc và theo dõi thai kỳ phù hợp.
Ngoài ra, đối với những người bị dị ứng với các thành phần trong vaccine, có tiền sử dị ứng với Neomycin, người đang bị sốt hoặc viêm đường hô hấp, mắc bệnh lao, mắc bệnh rối loạn về máu, bệnh AIDS và người có biểu hiện lâm sàng về nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch, các bệnh gây giảm hoặc vô gama-globulin máu cần lưu ý không sử dụng được vaccine MMR II.)
Đọc thêm: Những thông tin cần biết về vaccine phòng bệnh Rubella
3. Chống chỉ định tiêm vaccine phòng bệnh Rubella đối với người trưởng thành
Đối với các trường hợp dưới đây, các y bác sĩ khuyến cáo chống chỉ định hoặc hoãn lịch tiêm vaccine Rubella:
- Có tiền sử sốc hoặc có phản ứng nghiêm trọng sau tiêm chủng vaccine chứa thành phần sởi hoặc rubella như: sốt cao trên 39 độ kèm co giật hoặc dấu hiệu ảnh hưởng màng não, tím tái, khó thở, sốc.
Bệnh nhân sốt cao trên 39 độ chống chỉ định tiêm vaccine ngừa bệnh Rubella – ảnh Internet
- Dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong vaccine như neomycin.
- Có tình trạng suy chức năng các cơ quan (như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan).
- Tình trạng suy giảm miễn dịch nghiêm trọng bẩm sinh hoặc mắc phải (AIDS).
- Đang mắc các bệnh cấp tính, bệnh thiếu máu, bệnh nhiễm trùng sẽ xem xét tạm hoãn tiêm vaccine đến khi nào cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh và bình phục.
Lưu ý: một số tác dụng phụ có thể xuất hiện sau khi tiêm vaccine: buồn nôn, chóng mặt, sốt cao. Nếu có gì bất thường cần trao đổi lại ngay y bác sĩ các triệu chứng đang mắc phải vì trong nhiều trường hợp có thể phải cần điều trị.
Vậy người trưởng thành có cần tiêm vaccine rubella không? thì câu trả lời là Có. Tuy nhiên, trước khi thực hiện tiêm phòng rubella, người trưởng thành cần chú ý một vài vấn đề chống chỉ định để bảo vệ sức khỏe.
Những biện pháp phòng ngừa rubella ở phụ nữ mang thai hiệu quả
Rubella là một loại bệnh thường thấy ở phụ nữ mang thai, phòng ngừa rubella ở phụ nữ mang thai là điều mà rất nhiều bà bầu quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phòng ngừa căn bệnh này hiệu quả.
Theo nghiên cứu, có đến 50% trường hợp mắc Rubella ở phụ nữ mang thai mà trước đó không hề có dấu hiệu điển hình, gây ra nhiều hậu quả nặng nề về sức khỏe đối với người mẹ và thai nhi. Vì vậy, phòng tránh Rubella là điều vô cùng cần thiết ở bà bầu.
Rubella hay còn gọi là sởi Đức, là loại bệnh được tìm thấy ở khắp nơi trên thế giới và chỉ xảy ra ở người.Vì thế, những người mắc bệnh chính là nguồn mang mầm bệnh duy nhất.
Loại bệnh này thường xảy ra vào mùa khoảng thời gian cuối mùa đông, đầu mùa xuân, khi thời tiết thay đổi.
Những lúc này, người khỏe mạnh chẳng may tiếp xúc với các giọt nước bọt nhỏ li ti bắn ra từ những người bị bệnh sau khi họ hắt hơi, hỉ mũi, khạc nhổ,... thì khả năng cao sẽ bị virus Rubella xâm nhập vào cơ thể và mắc bệnh.
Đặc biệt, phụ nữ có thai khi hệ thống miễn dịch đã bị suy giảm hơn trước càng dễ mắc bệnh rubella hơn.
Bệnh Rubella gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho phụ nữ mang thai -Ảnh: Internet
Biện pháp phòng ngừa rubella ở phụ nữ mang thai
Rubella tuy gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng vẫn được đánh giá là bệnh lành tính. Chỉ cần phòng ngừa đúng cách, các thai phụ hoàn toàn có thể yên tâm trước bệnh rubella.
Hiện nay, rubella vẫn chưa phương pháp điều trị đặc hiệu. Do đó, phòng ngừa rubella ở phụ nữ mang thai vẫn là cách an toàn, hiệu quả nhất.
1. Phụ nữ cần tiêm phòng vaccine Rubella khi dự định có thai
Vaccine Rubella phổ biến hiện nay là loại 3 trong 1- MRN. Đây là loại vaccine phòng ngừa sởi, quai bị và Rubella, đã được giảm độc lực, được ứng dụng từ năm 1969 trên toàn thế giới.
Được biết, vaccine rubella tương đối an toàn. Thực hiện tiêm vaccine là biện pháp có thể giúp cơ thể chúng ta tạo ra miễn dịch với loại bệnh này ít nhất là 16 năm, thậm chí là cả đời.
Những phụ nữ đang đang ở độ tuổi sinh sản nên đi tiêm vaccine phòng bệnh Rubella trước khi có ý định mang thai để phòng bệnh.
Tiêm vaccine là biện pháp đảm bảo nhất trong việc phòng bệnh Rubella - Ảnh: Internet
Lưu ý:
Sau khi tiêm, để tránh gây dị tật cho thai nhi, chúng ta phải sử dụng các biện pháp tránh thai hữu hiệu trong 3 tháng liên tục, gồm 1 tháng trước khi chủng và 2 tháng sau khi chủng.
Với những người từng mắc bệnh thì không cần tiêm, nguyên nhân là Rubella là bệnh lành tính, hầu hết sau khi mắc bệnh sẽ có miễn dịch bền vững sau khi khỏi bệnh.
Với những phụ nữ chưa kịp tiêm vaccine mà khi có thai vẫn không hề bị bệnh thì cũng đừng chủ quan. Sau khi sinh, bạn hãy sắp xếp thời gian tiêm vaccine để phòng ngừa bệnh Rubella cho lần mang thai tiếp theo.
2. Phòng ngừa bệnh Rubella cho phụ nữ mang thai bằng cách cách ly với người bệnh
Bởi vì rubella là bệnh lành tính nhưng lại có khả năng lây truyền rất cao trong cộng đồng. Do đó, điều quan trọng cần làm để bảo vệ sức khỏe mẹ bầu cần cách ly nếu xung quanh hoặc gia đình có người mắc rubella.
Trong thời gian mang thai, mẹ bầu cần tránh tiếp xúc gần với những người bị nhiễm Rubella.
Bản chất, rubella là một loại bệnh lây lan rất nhanh qua đường hô hấp, virus phát tán nhanh và rộng khắp trong không khí, nên nếu như khu vực xung quanh phát hiện có người bị nhiễm rubella, phụ nữ mang thai cần chủ động tránh xa người mắc bệnh.
Nếu bạn đã có nói chuyện ở cự ly gần hoặc tiếp xúc trực tiếp, dùng chung đồ đạc với họ (không chỉ là đồ dùng như khăn, cốc, chén,... mà còn kể đến những vật dụng khác như bàn ghế, giường tủ,...) cần đi khám ngay lập tức.
Bà bầu nên đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài để giảm thiếu nguy cơ nhiễm virus Rubella - Ảnh: Internet
Khi thấy trong người có triệu chứng giống với những biểu hiện của bệnh Rubella cần chủ động cách ly tại nhà và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tránh đến những nơi đông người (kể cả bệnh viện hay phòng khám đông người) để tránh lây nhiễm chéo. Bệnh nhân phải cách ly trong nhà từ 8 đến 10 ngày trước khi phát ban và sau khi những nốt ban bay đi hết.
Nếu được, để yên tâm hơn, thai phụ hãy cách ly cho đến tận khi tình hình bệnh thuyên giảm.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần chủ động ăn uống đủ chất, ăn nhiều hoa quả, rau xanh để bổ sung vitamin, nâng cao sức đề kháng.
Phòng ở, nhất là phòng ngủ cần được ở nơi thông thoáng, đủ ánh sáng, sạch sẽ thoáng mát. Hạn chế sử dụng đồ dùng công cộng, nhà vệ sinh công cộng,... để giảm thiểu việc tiếp xúc với những vật dụng chứa virus.
Người mẹ cũng nên tránh tụ tập đông người, vì những nơi này sẽ có nguy cơ bị nhiễm virus cao hơn, không đi du lịch đến những nơi đang có dịch Rubella.
Trong trường hợp bắt buộc cần ra ngoài, nên đeo khẩu trang và sát khuẩn tay thường xuyên để hạn chế nhiễm bệnh.
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về cách phòng ngừa Rubella cho phụ nữ mang thai. Hi vọng mẹ có đầy đủ kiến thức để chuẩn bị cho mình một thai kỳ khỏe mạnh.
Hội chứng Rubella bẩm sinh có nguy hiểm không? Hội chứng Rubella bẩm sinh là hậu quả của việc người mẹ mang thai mắc virus Rubella và lây truyền sang thai nhi. Hội chứng này có nguy hiểm không, có ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi trong bụng mẹ không là thắc mắc của rất nhiều người. Rubella là căn bệnh truyền nhiễm không quá nguy hiểm tới người bệnh. Tuy...