Người Trung Quốc xếp hàng gần một km ở Hong Kong chờ tiêm vắcxin
Người xếp hàng chờ tiêm vắcxin phòng ung thư cổ tử cung quá đông khiến dân địa phương lo ngại thiếu thuốc.
Tại sảnh chờ của Hong Kong Sanatorium & Hospital, một bệnh viện tư nhân ở đặc khu Hong Kong, hàng trăm du khách Trung Quốc đứng xếp hàng, nhiều người trong số họ còn cầm hành lý trên tay. Những người này tới Hong Kong chỉ vì một mục đích là tiêm vắcxin HPV – ngừa ung thư cổ tử cung.
Theo SCMP, hình ảnh dòng người chờ tiêm vắcxin được chụp hôm 23/2 và nhanh chóng phát tán trên mạng xã hội Trung Quốc. Một tài khoản Weibo kể rằng cô phải chờ 5 tiếng đồng hồ. Người khác thì ngậm ngùi từ bỏ mong muốn tiêm vắcxin bởi chuỗi bệnh nhân xếp hàng dài tới 600 m.
Du khách Trung Quốc xếp hàng trước cửa bệnh viện chờ được tiêm vắcxin. Ảnh: Weibo.
Đại diện Hong Kong Sanatorium & Hospital cho biết các du khách Trung Quốc tới tiêm mũi thứ hai và thứ ba của vắcxin HPV.
Video đang HOT
“Bệnh nhân tăng là do kỳ nghỉ Tết Nguyên đán đã kết thúc”, đại diện cơ sở y tế nói. Ông này cho biết bệnh viện đã tăng cường nhân viên để hỗ trợ dịch vụ tiêm phòng và đảm bảo các dịch vụ khác.
Tại bệnh viện tư nhân Hong Kong, chi phí mỗi lần tiêm vắcxin 6.195 đô la Hong Kong (khoảng 789 USD). Người bệnh phải trả thêm 320-560 đô la Hong Kong phụ phí nếu muốn tiêm ngoài khung giờ quy định là 9h-13h các thứ bảy.
Ngày càng nhiều người Trung Quốc tới đặc khu Hong Kong sử dụng dịch vụ y tế, chủ yếu do tác động từ các vụ bê bối vắcxin gần đây. Thực tế này khiến dân Hong Kong lo ngại về nguy cơ thiếu hụt thuốc. Tháng 4/2018, Hiệp hội Kế hoạch hóa Gia đình Hong Kong tuyên bố ngừng cung cấp vắc xin HPV cho người không có thẻ cư trú tại Hong Kong do nguồn cung khan hiếm.
Minh Nguyên
Theo VNE
Ung thư tử cung có thể bị đẩy lùi
Nếu tiêm vắcxin và khám sàng lọc được áp dụng rộng rãi, ung thư cổ tử cung có thể biến mất tại 149 nước.
Mỗi năm, thế giới ghi nhận hơn nửa triệu phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung. Trung bình, cứ hai phút lại có một bệnh nhân tử vong. Ung thư cổ tử cung là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất, đe dọa sức khỏe phụ nữ. Tuy nhiên, nó có thể bị đẩy lùi.
Trên tờ The Lancet Oncology, các nhà khoa học Australia dự đoán từ năm 2020, nếu tiêm vắcxin và sàng lọc cổ tử cung được áp dụng rộng rãi hơn, ung thư cổ tử cung có thể được loại bỏ tại 149 trên 181 nước, giúp ngăn chặn 13,4 triệu ca bệnh trong vòng 50 năm tới (2069).
Chiếc nơ xanh, biểu tượng kêu gọi nâng cao nhận thức ung thư cổ tử cung. Ảnh: HealthyWoman.
Hiện Australia rất thành công với chương trình ngăn ngừa ung thư cổ tử cung bằng vắcxin và sàng lọc, nhờ đó giảm tỷ lệ ung thư cổ cung xuống dưới 4 trên 100.000 người chỉ trong 9 năm.
Những quốc gia thu nhập cao khác như Mỹ, Phần Lan, Anh, Canada cũng có triển vọng đạt kết quả giống Australia trong vòng 25-40 năm tới. Tuy nhiên, các nước kém phát triển hơn như Ethiopia, Haiti và Papua New Guinea nhiều khả năng mất thêm vài chục năm. Đối với châu Phi, các nhà khoa học dự đoán sau năm 2100 mới loại bỏ được căn bệnh này.
"Hơn hai phần ba trường hợp ung thư cổ tử cung xảy ra tại các nước phát triển kém hoặc trung bình như Ấn Độ, Nigeria, Malawi. Ở những nơi này, khả năng tiếp cận với vaccine HPV và sàng lọc ung thư cổ tử cung còn hạn chế", trưởng nhóm nghiên cứu Karen Canfell, nhà dịch tễ học ung thư đến từ Ủy ban Ung thư Sydney, Australia chia sẻ với Science Alert.
Cũng theo công trình, nếu việc ngăn ngừa bằng vắcxin và sàng lọc cổ tử cung không được triển khai thành công thì 50 năm tới, 44 triệu phụ nữ trên thế giới sẽ mắc ung thư cổ tử cung, 15 triệu bệnh nhân số này đối mặt nguy cơ tử vong.
Năm ngoái, ông Tedros Adhanom, giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới bày tỏ mong muốn "mọi cô bé trên thế giới được tiêm vắcxin HPV và mọi phụ nữ trên 30 được sàng lọc ung thư cũng như điều trị các tổn thương tiền ung thư". Đây là thách thức lớn song con người vẫn có khả năng hoàn thành.
"Nếu thất bại trong việc áp dụng phương pháp trên, hàng triệu phụ nữ sẽ tử vong khi còn rất trẻ. Chúng ta đủ sức tránh điều này", ông Canfell nhấn mạnh.
Lê Hằng
Theo VNE
10 mối đe dọa sức khỏe nhân loại 2019 Lần đầu tiên không tiêm vắcxin được WHO đưa vào nhóm 10 mối đe dọa sức khỏe con người bởi khiến các bệnh truyền nhiễm trỗi dậy. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa công bố 10 mối đe dọa sức khỏe toàn cầu năm 2019. Trong số này, lần đầu tiên xuất hiện vấn đề không tiêm vắcxin. Theo Live Science,...