Người Trung Quốc vơ vét hàng hóa Nga khi rúp lao dốc
Tại một thành phố Nga gần biên giới Trung Quốc, cô Mou Jiani đang biến nhà mình thành kho hàng, tích trữ đủ thứ từ iPhone đến túi xách và sữa bột.
Công nhân và du học sinh Trung Quốc ở Nga hối hả mua thật nhiều thứ hàng hóa bỗng dưng rẻ đi do đồng rúp Nga hạ giá. Nhiều loại hàng hiệu giờ đang xuống đến mức người lao động bình thường có thể mua được.
Họ mua vơ vét thật nhiều, để rồi bán lại với giá hời cho các khách hàng ở quê nhà. “Mấy tuần nay, khách hàng nhắn tin cho tôi qua Weibo và WeChat nhiều đến mức tôi chẳng có thời gian trả lời”, Mou nói. Cô là một nhân viên công ty thương mại, tranh thủ thời gian rảnh đi làm “cò mua hàng”.
Loại hàng được đặt mua nhiều nhất là điện thoại thông minh, giày và đồng hồ, Mou cho biết. Những người muốn mua hàng ở Nga trả tiền qua hệ thống quả Alibaba đến tài khoản cá nhân của Mou, sau đó Mou chuyển hàng về Trung Quốc. Trang web mua thuê của cô nhận đến 3.000 lượt visit chỉ trong hôm qua, tăng rất mạnh so với thời gian trước đó.
Mọi người ở Nga đều đổ đi mua hàng, tranh thủ biến tiền thành hàng hóa khi đồng rúp lao dốc quá nhanh và mạnh. Ảnh: Ap
Nhiều hãng ở Nga đang tăng giá niêm yết, thậm chí ngừng bán hàng, nhưng những người mua tinh ranh vẫn có thể kiếm được hàng hóa với mức giá rẻ. Cho đến hôm qua, giá một chiếc túi LV ở Nga chỉ còn bằng một nửa so với ở Trung Quốc, một người đi mua thuê cho biết.
Chuyện mua hàng xách tay rất phổ biến trong cộng đồng Trung Quốc. Với cách này, họ trốn được thuế khi mua các đồ công nghệ cao hoặc xa xỉ ở nước ngoài. Trên các trang như Weibo trong một tháng qua, từ khóa “mua thuê ở Nga” tăng vọt, lên đến mức 10.000 lượt xuất hiện.
“Tôi nghe nói mua đồ xa xỉ (ở Nga) bây giờ rẻ như mua bắp cải”, một người dùng Weibo viết.
Những người đi mua thuê cho biết số lượng khách hàng Trung Quốc tăng vọt sau khi đồng rúp mất giá mạnh, giảm 11% so với USD riêng trong hôm qua. Tổng cộng, rúp giảm 45-50% so với USD tính từ đầu năm nay.
Lượn lờ quanh trung tâm thương mại GUM ở gần Quảng trường Đỏ ở Moscow, một sinh viên Trung Quốc có tên Chzhen Khuey, 24 tuổi, cho biết mua hàng ở Nga về bán giờ là công việc kiếm bộn tiền.
Video đang HOT
“Các cửa hàng bán lẻ ở Trung Quốc giờ bơm tiền vào thẻ thanh toán, để tôi dùng thẻ đó mua hàng ở đây. Chà, quần áo, túi xách, bất cứ cái gì. Hàng hiệu hạng sang giờ rẻ quá”.
Một nhân viên bán hàng ở cửa hàng Bulgari gần đó cho biết hầu hết khách của cô là người Nga. Dân tình đang đổ đi mua xe hơi, đồ điện tử và quần áo của các nhà thiết kế.
Cơ hội kiếm tiền và mua hàng rẻ cũng lan sang Kazakhstan, nước láng giềng của Nga ở phía nam. “Tổng lượng hàng bán ra tăng vọt. Người Kazakhstan cũng đang biến nhà của họ thành kho hàng”, Ivan Gorbachev, quản lý công ty thượng mại và dịch vụ Sibir ImpEx ở thành phố Novosibirsk cho biết.
Tuy nhiên các khách hàng Trung Quốc vẫn được cho là nhanh tay hơn cả, dù một số người cũng sợ vớ phải hàng giả trong cơn say mua sắm giá rẻ này.
“Tôi cũng sợ, bởi tôi thường chỉ mua hàng từ Mỹ hoặc Nhật. Tôi lo hàng giả, bởi giá thì rẻ hơn mức thông thường”, một sinh viên ở Thượng Hải tên là Liu Kiko nói.
Những người như Liu có thể sẽ phải nhanh nhẹn hơn, bởi các công ty sẽ nhanh chóng tăng giá hoặc ngừng bán. Apple tuần này đã dừng hoạt động của các cửa hàng trực tuyến tại Nga do tình hình đồng rúp chao đảo.
Tuy thế, những người mua hàng xách tay thuê vẫn còn đầy cơ hội kiếm tiền dễ. Một người như thế, tên là Pan và đang học ở Moscow, kể rằng anh bắt đầu bán hàng xa xỉ như đồng hồ và đồ trang sức chỉ mới mấy ngày nay.
“Đúng là như mơ. Tôi kiếm hàng nghìn đô chỉ trong một đêm”, Pan nói.
Ánh Dương
Theo Reuters
Người Nga khổ sở vì đồng rúp mất giá
Đồng rúp mất giá đã làm thị trường tiền vệ Nga náo loạn, và khiến rất nhiều người dân nước này buộc phải thắt chặt chi tiêu, The Wall Street Journal cho biết.
T Bức ảnh nổi tiếng chơi chữ "Ruble (đồng rúp) như Rubble (rác)" - Ảnh: Twitter (WSJ)
Trong những ngày đối mặt với tình hình Ukraine và lệnh cấm vận mới của châu Âu, nước Nga phải nhận thông tin sốc về sự sụt giảm của đồng rúp và giá dầu.
Theo Bloomberg ngày 16.12, có thời điểm phải đến khoảng 74 rúp mới đổi được 1 USD, so với mức khoảng 33 rúp/1USD khoảng 1 năm trước.
Ngân hàng Trung ương Nga đã quyết định tăng lãi suất cơ bản lên 17%, nhưng tình hình vẫn chưa thể cứu vãn. Ngược lại, đồng rúp đang khiến nhiều người dân Nga căng thẳng, ảnh hưởng trực tiếp tới những hoạt động kinh tế, đời sống...
Tờ Russia Today cho biết việc đồng rúp trượt giá đã tạo nên làn sóng đổi tiền lớn, và người Nga đang tích cực làm mọi cách để quy đổi đồng rúp của họ thành USD hoặc đồng euro.
Theo ghi nhận của The Wall Street Journal, các trạm ATM ở Moscow đã quá tải. Người dân đổ xô đi mua đồ điện tử hoặc các mặt hàng đắt tiền qua ATM để "xả" đồng rúp từ túi họ.
Tổng thống Putin đứng trước áp lực - Ảnh: Reuters
Từ St. Petersburg đến Siberia, việc đổi ngoại tệ đã nâng tỷ giá hối đoái. Sberbank, ngân hàng tiết kiệm nhà nước Nga, và Alfa Bank, ngân hàng cho vay tư nhân lớn nhất của Nga, cho biết họ đã trải qua một cơn sốt đối với đồng USD và euro.
Ở phía gần biển, Russia Today đăng bài viết của nhà báo Bryan MacDonald, trong đó diễn tả một người đàn ông bỗng dưng không hiểu tại sao từ sáng đã nhiều người đề nghị ông đổi hết USD và euro trong túi.
Đồng rúp đã và đang kéo thị trường Nga vào một sự thay đổi điên đảo. The Wall Street Journal cho biết hãng Apple đã tăng giá bán iPhone 6 tại Nga lên đến 25% vì trượt giá. Sau đó ngày 16.12, Apple ngừng bán sản phẩm của họ qua mạng vì đồng rúp liên tục biến động.
Song song với giá cả hàng ngoại tăng cao, cư dân Nga cũng bắt đầu thực hành chính sách tiết kiệm, mà theo mô tả của Russia Today là rất lạ lẫm so với thời hoàng kim của Tổng thống Putin.
Tiền Nga rớt giá thảm hại so với USD - Ảnh: Reuters
Gia đình cô Semyonova nói với The Wall Street Journal rằng cô và chồng đều vật vã với các khoản thế chấp và không thể trông gì vào lương của chồng cũng như chế độ lương thai sản cô đang nhận. Gia đình cô sẽ phải mua vé vào nhà hát cho ông bà thay vì tốn hàng ngàn rúp mua quà tặng.
Ở thị trường bán lẻ, tất cả cũng đang chuẩn bị tinh thần cho một cuộc tăng giá. Hiệp hội các công ty bán lẻ ở Nga cho biết dự kiến các mặt hàng của họ sẽ phải tăng 15% trong quý đầu tiên của năm sau, The Wall Street Journal nói.
Khi chi tiêu trong nước thắt chặt, nó đồng nghĩa lượng tiền người Nga dùng trong các hoạt động xa xỉ cũng sẽ bị cắt giảm. Tatiana Boytsova, một chuyên gia tài chính 28 tuổi từ St Petersburg, cho biết đồng nghiệp của bà đã dành 40 phút cố gắng để trao đổi rúp.
Tatiana Boytsova cho biết, cô và những người quen biết đã hủy bỏ các chuyến đi nước ngoài, kể cả khi không thể hoàn trả hoặc bán lại vé cho người khác. Điều này chắc hẳn sẽ ảnh hưởng lớn đến các công ty du lịch trên thế giới.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Đồng RUB của Nga tiếp tục giảm đầu phiên giao dịch 17/12 Đồng Rúp (RUB) của Nga tiếp tục lao dốc vào đầu phiên giao dịch ngày 17/12 mặc dù ngân hàng trung ương đã tăng lãi suất trước đó. Hệ thống tài chính Nga đang trong giai đoạn hỗn loạn khi các nhà đầu tư và người dân mất dần niềm tin vào đồng Rúp. Cụ thể, đồng USD đã tăng 3,91 lên mức...