Người Trung Quốc săn lùng kỷ vật của Mao Trạch Đông
Đối với nhiều người Trung Quốc, đặc biệt là những người đã trải qua chiến tranh, sưu tầm những kỷ vật của chủ tịch Mao vừa là cách bày tỏ tình cảm với ông vừa là cách đầu tư khôn ngoan.
Năm nay kỷ niệm 120 năm ngày sinh của cố chủ tịch Mao Trạch Đông, đồng thời cũng được biết đến như một nhà thơ, nhà thư pháp cận đại nổi tiếng Trung Quốc.
Gần đây, các tác phẩm nghệ thuật có liên quan tới ông Mao, nằm trong trào lưu sưu tập “Hồng sắc tàng phẩm” được giới sưu tập Trung Quốc ráo riết săn lùng.
“Hồng sắc tàng phẩm” chỉ các tác phẩm về nhân vật, sự kiện, kỷ vật trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập của cách mạng cận đại Trung Quốc.
Năm 2013, bì thư viết tay của Mao Trạch Đông viết gửi Phó Nghi Sinh và Bạc Nhất Ba, hai vị lão thành Trung Quốc được đem ra đấu giá tại Bắc Kinh, thu về hơn 6,55 triệu nhân dân tệ (tương đương 21 tỷ VND).
Bì thư có bút tích của Mao Trạch Đông có giá tương đương 21 tỷ VND. Ảnh: Ifeng
Năm 2012, loạt tranh “Vạn sơn hồng biến” của Lý Khả Nhiễm, phỏng theo câu thơ “Khán vạn sơn hồng biến, Tằng lâm tận nhiễm” của Mao Trạch Đông (tạm dịch: Vạn đỉnh núi nhấp nhô trùng điệp, Sắc lá đỏ nhuộm tầng không gian), vẽ cảnh vật núi Nhạc Lộc Sơn bên bờ tây sông Tương Giang, tỉnh Hồ Nam, quê hương Mao Trạch Đông được mua với giá trên 290 triệu nhân dân tệ (khoảng 935 tỷ đồng).
Sau đó, một loạt kỷ vật của cố chủ tịch Trung Quốc cũng được đem ra đấu giá, ví dụ như: tác phẩm “Tuyển tập Mao Trạch Đông”, được bán với giá 152.000 nhân dân tệ (hơn 500 triệu VND), chiếc bát vẽ hoa bốn mùa nằm trong bộ sưu tập “Mao sứ” (đồ sứ do chủ tịch Mao thiết kế) giá 800.000 nhân dân tệ (hơn 3,6 tỷ đồng).
Video đang HOT
Một bức họa trong loạt tranh sơn dầu “Vạn sơn hồng biến”. Ảnh: Finance.
Lý giải về sự nóng lên của thú sưu tập này, các chuyên gia cho rằng ngoài yếu tố tâm lý tình cảm, các tác phẩm trong thời kỳ này có chất lượng cao, số lượng ít, chính vì thế mà trở thành những đồ vật quý hiếm trên thế giới. Ngoài ra, giá trị của nó cũng không ngừng tăng cao, chính vì vậy, săn lùng cổ vật cũng là một cách đầu tư sinh lời lớn.
Hồng Hạnh
Theo VNE
Cựu binh Úc trả lại thêm kỷ vật của bộ đội Việt Nam
Nhóm cựu binh Úc trong dự án "Những linh hồn phiêu bạt" vào tháng 11 này sẽ trở lại Việt Nam, mang trả lại thêm những kỷ vật của bộ đội Việt Nam mà các binh sỹ Úc đã mang về nước trong những năm tháng chiến tranh.
Bob Hall (phải) và Derill de Heer tại Yên Dũng, Bắc Giang, ngày 28/7/2013.
Theo Derrill de Heer, cựu binh Úc từng tham chiến ở Việt Nam, nhóm "Những linh hồn phiêu bạt" của ông cùng Tiến sỹ Bob Hall, cũng là một cựu binh tham chiến ở Việt Nam, sẽ trở lại Việt Nam từ ngày 7-22/11 tới. Dự án "Những linh hồn phiêu bạt", thuộc Trung tâm Nghiên cứu Xung đột vũ trang và Xã hội của Úc, Đại học New South Wales, Canberra, do tiến sỹ Bob Hall và Derrill de Heer sáng lập, nhằm nghiên cứu các chiến dịch của Úc từ năm 1966 đến 1971 tại Phước Tuy (nay thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu) và Biên Hòa (nay thuộc tỉnh Đồng Nai).
Dự án của họ đã chuyển cho chính phủ Việt Nam và một số nhóm cựu chiến binh nhiều thông tin đánh dấu vị trí những địa điểm binh sỹ Úc và New Zealand đã chôn cất bộ đội Việt Nam.
Dự án Những linh hồn Phiêu bạt cũng kêu gọi các cựu binh Úc và New Zealand trao trả những kỷ vật chiến tranh mà họ còn lưu giữ suốt gần 40 qua. Thành quả của họ được thấy trong lần trao trả cuốn sổ thơ "Lá thư xuân" của người lính họ Phan cùng một cuốn sơ yếu lý lịch và một chiếc khăn quàng cổ vào những ngày đầu tháng 4/2012. Tháng 7 năm ngoái, Bob Hall và Derrill de Heer đã trở lại Việt Nam, trao trả trên 150 di vật của các liệt sỹ Việt Nam các binh sỹ Úc và New Zealand lưu giữ trong cuộc chiến tranh Việt Nam từ 1966-1971.
Trong lần trở lại Việt Nam sắp tới, họ mong muốn được gặp gỡ và trò chuyện cùng các tướng lĩnh cấp cao của Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ. Ngoài ra, họ cũng dự định trả lại thêm các kỷ vật chiến tranh như giấy khen, sổ nhật ký, tranh, ảnh mà binh sỹ Úc và New Zealand đã lưu giữ mấy chục năm qua cho các gia đình ở Việt Nam.
Cuốn sổ da cá sấu có nhiều bài thơ, văn và bài hát
Trong số những kỷ vật các cựu binh Úc dự định trao trả lần này có cuốn sổ nhật ký do David Keay, một binh sỹ Úc, tìm thấy tại một bệnh viện dã chiến của đơn vị quân y K76 quân đội Việt Nam vào thời gian gần lễ giáng sinh năm 1969. Cuốn nhật ký được tìm thấy trong một chiếc túi nhựa màu xanh cùng với một quyển vở bài tập của học sinh có chữ viết tay và một cuốn sách in.
Cuốn nhật ký bọc da cá sấu gồm rất nhiều các trích đoạn ngắn thơ, văn, bài hát. Nhiều trích đoạn có chữ ký các bạn của người viết nhật ký và cũng thuộc bệnh viện K76. Dường như tên của người sở hữu là Hong. Trong cuốn nhật ký có một trang do Hong viết thay một chiến sỹ có sức khỏe rất yếu, hoặc không biết chữ. Đằng sau cuốn nhật ký là một phong bì có địa chỉ.
Ngoài ra, trong những kỷ vật trao trả lần này còn có bức ảnh mà nhóm "Những linh hồn phiêu bạt" cho là ảnh "Thành hoàng làng", được một binh sỹ Úc tìm thấy ở một ngôi chùa tại làng Long Phước, Phước Tuy (nay là Bà Rịa Vũng Tàu) vào ngày 19/6/1966.
Bức ảnh được cho là "Thành hoàng làng".
Derrill de Heer cho biết nhóm của ông dự kiến sẽ liên lạc với quan chức tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và sẽ trao bức ảnh cho Long Phước hoặc nếu may mắn, cho chính ngôi chùa trước kia.
Hình ảnh một số kỷ vật dự kiến được "Những linh hồn phiêu bạt" trao trả lần này:
Một tờ bằng khen.
Một bức tranh khác được tìm thấy ở ngôi chùa tại Long Phước.
Vũ Quý
Theo Dantri
Myanmar săn lùng quả chuông khổng lồ huyền thoại Tuần này, Myanmar đã bắt đầu hoạt động tìm kiếm chiếc chuông Dhammazedi huyền thoại, một trong những bí ẩn lớn nhất và là nỗi ám ảnh kéo dài cả đời với không ít người ở quốc gia này. Một lịch sử đầy bão tố Truyền thuyết và cả các tài liệu lịch sử cổ nói rằng chuông Dhammazedi được đặt theo tên...