Người Trung Quốc móc túi cựu đại tá không quân trên máy bay Vietnam Airlines
Vụ móc túi trên máy bay Vietnam Airlines diễn ra chiều ngày 30-4 từ Hà Nội vào TP HCM khi tên trộm người Trung Quốc móc túi xách của một đại tá không quân đã nghỉ hưu.
Hình ảnh hành khách Zhang Giang (Trung Quốc) ăn cắp đồ tại giá hành lý trên chuyến bay VN 600 Bangkok (Thái Lan) – TP HCM chiều 19-1 cũng đã bị tiếp viên Vietnam Airlines bắt quả tang và quay clip làm bằng chứng
Sự việc bắt quả tang người Trung Quốc móc túi xảy ra trên chuyến bay VN270 hành trình sân bay Nội Bài (Hà Nội) – sân bay Tân Sơn Nhất (TP HCM) của Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) chiều ngày 30-4.
Theo đó nghi can là hành khách quốc tịch Trung Quốc là Wang Xingao, sinh ngày 31-8-1973, có số Passport E 225.914.32, ghế ngồi 30C. Khi tiếp viên đang phục vụ hành khách, Wang Xingao đã đứng lên vờ như lấy hành lý của mình ở ngay trên hộc để đồ phía trên chỗ ngồi. Trên hộc để đồ còn có hành lý xách tay của những hành khách khác ngồi chung hàng nghế.
Tuy nhiên, Wang Xingao lại lấy túi xách của khách ngồi nghế 30A đem xuống khu vực ghế ngồi 38D để lục lọi.
Không may cho tên trộm, có hành khách khác ngồi hàng ghế 38 là một tiếp viên sau khi làm nhiệm vụ của chuyến bay trước đang chuyển sân về Tân Sơn Nhất đã để ý và quay lại clip để làm bằng chứng. Tiếp viên này đã thông báo sự việc cho nhân viên phi hành đoàn.
Tổ tiếp viên đã lập biên bản vi phạm hành chính và đề nghị hành khách có ghế ngồi 30A kiểm tra lại tài sản, tư trang trong chiếc túi vừa bị kẻ gian lục lọi.
Đại diện Vietnam Airlines tại sân bay Tân Sơn Nhất đã bàn giao tên trộm người Trung Quốc cho Cảng vụ Hàng không và công an quận Tân Bình (TP HCM) giải quyết.
Tuy tài sản chưa bị mất nhưng khách bị lục túi là một Đại tá không quân đã nghỉ hưu, nhà gần khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, rất bức xúc về tệ nạn ăn cắp trên máy bay, ông đã ra Công an quận Tân Bình để làm chứng và vạch mặt kẻ ăn cắp.
Video đang HOT
Tình trạng người Trung Quốc móc túi, ăn cắp trên máy bay đang gây nhức nhối cho các hãng hàng không Châu Á, trong đó có Vietnam Airlines. Để bảo vệ hành khách và giữ trật tự trên chuyến bay, Vietnam Airlines đã triển khai chương trình ngăn ngừa, phòng chống tệ nạn này. Đây là lần đầu tiên có kẻ táo tợn ăn cắp trên chuyến bay nội địa từ Hà Nội đi TP HCM.
Theo VNE
Cuộc họp nội các và quốc sách "4 không" của Tổng thống Thiệu
Tướng đề nghị đưa quân đi cứu Phước Long, Thiệu không đồng ý. Chỉ đến khi Phước Long thất thủ, Thiệu mới hoang mang và tổ chức truy điệu 3 ngày.
Cuốn sách "Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75" của nhà báo Trần Mai Hạnh viết về những ngày cuối cùng của chế độ Việt Nam Cộng Hòa vừa chính thức ra mắt. Nhà báo Trần Mai Hạnh chính là người có mặt chứng kiến và viết bài tường thuật đầu tiên của giới báo chí Việt Nam về những giờ phút lịch sử trưa 30/4/1975. Cuốn sách được viết dựa trên biên bản các cuộc họp, biên bản trả lời phỏng vấn và tự thú, thư từ, điện tín,... của tướng lĩnh Việt Nam Cộng Hòa trong những ngày tháng cuối cùng. Cuốn sách được viết theo trình tự thời gian. Nhân kỷ niệm 39 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2014), chúng tôi xin đăng tải những trích đoạn cuối cùng của cuốn sách, khi quân giải phóng tiến vào Sài Gòn.
Thiệu và quốc sách "4 không"
Không khí chiến tranh hầm hập Sài Gòn khi dòng người tị nạn từ Phước Long đổ về. Tổng Cục Thực phẩm thông báo không tổ chức chợ Tết cho công chức, quân nhân như mọi năm vì không có hàng hóa trong lúc vật giá leo thang. Tin sắp phát hành giấy bạc mệnh giá 5.000 đồng và 10.000 đồng làm xáo động đời sống người Sài Gòn.
Sáng 3/1/1975, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu triệu tập cuộc họp nội các tại Dinh Độc Lập với các nhân vật chủ chốt như: Phó Tổng thống Trần Văn Hương, Thủ tướng Trần Thiện Khiêm; Trung tướng Đặng Văn Quang (Cố vấn an ninh quốc gia của Thiệu); Trung tướng Đồng Văn Khuyên (Tham mưu trưởng Bộ Tổng tham mưu kiêm Tổng Cục trưởng Tổng Cục Tiếp vận); Đại tướng Cao Văn Viên (Tổng Tham mưu trưởng Quân lực Việt Nam Cộng Hòa).
Chân dung Nguyễn Văn Thiệu
Trung tướng Dư Quốc Đống (Tư lệnh Quân đoàn 3, đảm trách phòng thủ Sài Gòn) trình bày tình hình nguy cấp của Phước Long và Quân đoàn 3. Đống đề nghị Thiệu và Bộ Tổng Tham mưu điều ngay một Sư đoàn bộ binh hoặc Sư đoàn dù ứng cứu.
Đống chưa trình bày dứt, Thiệu đã đứng lên yêu cầu các thành viên nội các trước hết hãy cho ý kiến có nên tung lực lượng dự trữ chiến lược vào mặt trận Phước Long hay không? Vốn biết ý Thiệu nên không thành viên nào dự họp nêu ý kiến quyết liệt về việc phải tung quân giữ Phước Long đến cùng.
Từ khi hiệp định Paris được ký năm 1973, Thiệu đề ra quốc sách "4 không" (không để lọt vào tay đối phương bất cứ lãnh thổ, tiền đồn nào; không liên hiệp; không thương lượng; không có hoạt động của cộng sản hoặc đối lập ở trong nước). Không chỉ những buổi họp nội các mà tất cả cuộc họp bất thường hay hằng tháng với tư lệnh các quân đoàn, quân khu, binh chủng đều diễn ra tại Dinh Độc Lập thay vì ở Bộ Tổng Tham mưu như trước đây. Thiệu nắm quyền chủ tọa như là Tổng tư lệnh tối cao của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa.
Thiệu nói: "... Căn cứ lực lượng địch trong vùng, chúng ta thấy địch có thể phản ứng mạnh và gây thương vong nặng nề cho quân đội Sài Gòn. Sự hiện diện của quân Bắc Việt trong vùng rất mạnh. Tốt nhất nên dành lực lượng để phòng thủ các khu vực khác có giá trị chiến lược hơn".
Đống lập tức đứng lên xin từ chức với lý do không đủ khả năng giải quyết tình hình quân sự của vùng 3. Quân đoàn 3 không thể tự xoay xở việc giải cứu Phước Long.
Yêu cầu từ chức của Đống sau 3 tháng nhận chức Tư lệnh đã bị Thiệu bác bỏ thẳng thừng.
Đến 6/1, Phước Long thất thủ. Sự kiện được đánh dấu vào 16h chiều cùng ngày, Đại tá Đỗ Công Thành (Tỉnh trưởng Phước Long) trúng đạn chết trong đám loạn quân khi đang cố vượt hàng rào đạn phía bắc để chạy qua sông Bé. 5.400 sĩ quan và lính của Trung đoàn 7 ném vào Phước Long chỉ còn chưa đầy 850 người sống sót.
Mặc dù lúc ấy đang cữ gió đông bắc khô hanh nhưng không hiểu sao lại có những cơn mưa xối xả đổ xuống cả Phước Long và Sài Gòn. Một tờ báo Sài Gòn ngày đó viết: "Dường như ngay cả ông trời cũng rơi nước mắt khóc cho Phước Long".
Ngay ngày hôm sau, Thiệu tuyên bố trên đài Sài Gòn: "Toàn quốc dành ba ngày truy điệu, cầu nguyện cho Phước Long".
Lên gân trong hoang mang
Quyền Ngoại trưởng Việt Nam Cộng hòa Ngô Khắc Tỉnh đã chủ trì buổi họp báo gồm đầy đủ ký giả nhưng không trả lời bất cứ câu hỏi nào ngoài việc phát bản tuyên cáo về tình hình Phước Long.
Trái lại, cuộc họp báo sau đó mấy ngày của đoàn đại biểu quân sự Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Tân Sơn Nhất do Đại tá Võ Đông Giang chủ trì hết sức sôi động.
Đại tá Giang đã trả lời các câu hỏi báo chí nêu: Lý do đánh chiếm Phước Long và đó có phải là vi phạm Hiệp định Paris không? Nếu tiếp tục tấn công như hiện nay, để bảo vệ Hiệp định thì Đại tá có thấy nguy cơ Hoa Kỳ trở lại can thiệp trực tiếp không?
Vị Đại tá nói rằng: "Chúng tôi đấu tranh chính nghĩa trên cả ba mặt trận: chính trị - quân sự - ngoại giao. Chúng tôi không loại trừ khả năng Hoa Kỳ sẽ can thiệp trắng trợn hơn nữa vào miền Nam Việt Nam. Nếu Hoa Kỳ làm như vậy thì sẽ không nhận được gì ngoài thất bại nặng nề hơn mà thôi".
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu (phải) và Phó Tổng thống Trần Văn Hương năm 1972
Trong 3 ngày, Thiệu tổ chức nhiều hoạt động cầu nguyện, mít tinh tưởng niệm Phước Long. Đô trưởng Đỗ Kiến Nhiễu nói rằng sẽ có cuộc quyên tiền lớn trong đô thành giúp dân Phước Long tản cư về Sài Gòn và gia tăng đảm bảo an ninh đô thành. Cả tuần lễ trên đài phát thanh truyền hình Sài Gòn ra rả phát bài hát "Phước Long anh hùng".
Thiệu hô hào sẽ lấy lại Phước Long nhưng trên thực tế không có hành động quân sự nào. Mỹ lúc đầu hùng hổ cho tàu chở máy bay nguyên tử dẫn một lực lượng đặc nhiệm của hạm đội 7 từ Philippines tiến về bờ biển Việt Nam. Sư đoàn 3 thủy quân lục chiến Mỹ ở Okinaoa được đặt trong tình trạng báo động khẩn cấp... Nhưng cuối cùng, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ buộc phải bỏ qua sự kiện Phước Long và tuyên bố: "Đây chưa phải là cuộc tấn công ồ ạt của Bắc Việt Nam".
Bửu Viên, Cố vấn của Thủ tướng Trần Thiện Khiêm sau này kể lại rằng, trong buổi họp nội các, ông ta thấy rõ thái độ lo lắng, thất thần trong giọng điệu lên gân của Thiệu. Thái độ đó khác hẳn vẻ tự tin, quyết đoán, đôi lúc khôi hài của Thiệu.
Một tuần trước Tết Ất Mão (11/2/1975), phong trào nhân dân chống tham nhũng do linh mục Trần Hữu Thanh khởi xướng tung ra bản cáo trạng số 1 nêu rõ 4 trọng tội của Thiệu. Gần chục tờ báo đồng loạt đăng tải thông tin cáo trạng này, tố cáo hành vi tham nhũng của Thiệu cùng tướng lĩnh tay chân của ông ta trong nội các.
Mời các bạn đón đọc kỳ tiếp theo: Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và nỗi sợ ám sát, đảo chính vào 10h00 ngày 2/5.
Theo VNE
Người nữ giao liên, tình báo gan dạ, mưu trí Một ngày giữa tháng tư, gặp nữ chiến sĩ tình báo Tám Thảo ở ngôi nhà riêng tại con hẻm đường Nguyễn Trọng Tuyển (quận Phú Nhuận, TP.HCM), tôi say sưa nghe cô kể về những năm tháng hoạt động tình báo, trong đó có nhiều năm làm giao liên cho cố Thiếu tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, "điệp...