Người Trung Quốc lo nhiễm virus corona qua thú cưng
Những phỏng đoán về khả năng lây lan nCoV qua động vật khiến nhiều người Trung Quốc thận trọng với cả vật nuôi trong nhà.
Theo Mail, một xã ở Hà Bắc kêu gọi các hộ gia đình tự “giải quyết” thú cưng, vật nuôi trong vòng 5 ngày. Nếu không các cơ quan chức năng sẽ “xử lý” chúng triệt để. Một nơi khác ở Thiểm Tây chỉ thị người dân “cân nhắc tình hình chung” và xử lý chó, mèo lập tức.
Trước đó, chuyên gia hàng đầu về các bệnh truyền nhiễm của Trung Quốc cảnh báo thú cưng cũng phải cách ly nếu chúng tiếp xúc với bệnh nhân viêm phổi. Thông tin này gây ra lo ngại rằng động vật cũng có thể mắc bệnh.
Nhiều người Trung Quốc đang đổ xô đi mua mặt nạ cho chó phòng virus corona.
Một khu phố tại Vũ Hán – nơi bùng phát dịch virus corona – đã cấm cư dân không cho chó, mèo, gia súc rời khỏi nhà. Các quan chức địa phương dọa sẽ bắt, giết và chôn các con vật lập tức nếu nhìn thấy chúng ngoài đường. Khu dân cư khác tại Thượng Hải thì cấm người dân cho chó, mèo hoang ăn để “thực thi việc kiểm soát và phòng chống dịch bệnh”.
Theo tổ chức bảo vệ động vật Humane Society International, các lệnh tương tự xuất hiện ở nhiều tỉnh, thành phố khác trên cả nước, bao gồm: Bắc Kinh, Thiên Tân, Sơn Đông, Hắc Long Giang, Hà Bắc, Sơn Tây và Thượng Hải…
Thông báo khẩn cấp được chính quyền thành phố An Sơn, tỉnh Liêu Ninh đưa ra hôm 30/1 chỉ thị cho tất cả chợ buôn bán thú cưng tạm ngừng giao dịch. Lực lượng cảnh sát sẽ hạn chế nghiêm ngặt việc cư dân dắt chó đi dạo. Nơi này cũng cấm người dân thả chim bồ câu. Những con bồ câu hoang phải bị tiêu hủy khi dịch bệnh đang ngày càng gia tăng.
Video đang HOT
Giáo sư Li Lanjuan, thành viên của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc đã cảnh báo các gia đình nên để ý vật nuôi hơn vì virus corona “lây lan giữa các động vật có vú”. Hôm 29/1, bà Li nói với CCTV: “Nếu chó nhà bạn chạy ra ngoài và tiếp xúc với ổ dịch hoặc những người nhiễm virus thì nó nên được đi kiểm tra dịch. Chúng ta nên đề phòng những động vật có vú khác”.
Một số người dùng mạng cho rằng phát biểu của giáo sư Li khiến những người nuôi thú cưng vứt bỏ “người bạn đồng hành” của họ. Một số ý kiến còn cho rằng chó, mèo đã bị đánh chết. Trên Weibo, người Trung Quốc truyền nhau thông điệp nên rửa tay sau khi tiếp xúc với vật nuôi để giảm nguy cơ lây vi khuẩn từ động vật.
Tiến sĩ Peter J. Li thuộc Tổ chức Nhân đạo Quốc tế cho biết đã ghi nhận nhiều thông tin về việc vài nơi ở Trung Quốc ra lệnh cấm và giết chó, mèo đi lạc. “Đây không phải việc làm đúng giúp Trung Quốc đối phó với cuộc khủng hoảng cấp quốc gia. Những người bạn thú cưng không liên quan đến sự bùng phát dịch SARS năm 2002 – 2003. Và chúng cũng không liên quan gì đến đại dịch Vũ Hán”, ông nói thêm.
“Hành động của họ cho thấy nhiều quan chức địa phương ở Trung Quốc thiếu năng lực điều hành xã hội”, Peter J. Li kết luận.
Tổ chức Y tế Thế giới WHO cũng chưa đưa ra bằng chứng nào cho thấy chó, mèo cũng có thể nhiễm virus corona.
Thúy Anh (Theo Mail)
Theo ione.net
Xin đừng kỳ thị người Trung Quốc chỉ vì virus corona!
Cảnh giác với dịch bệnh để có biện pháp phòng, chống nhưng việc kỳ thị đối với người Trung Quốc - nơi được cho là khởi phát dịch, liệu có hạn chế được lây nhiễm virus corona?
Tính đến thời điểm hiện tại, dịch viêm phổi do virus corona chủng mới đã ra khỏi biên giới Trung Quốc và lan ra hàng chục quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Hiện số người tử vong đã tăng lên 259 và đã lan đến 27 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Nhiều nước đang thực hiện nhiều biện pháp để phòng, chống dịch. Tuy nhiên, ở không ít các quốc gia, nhiều người Trung Quốc đang bị kỳ thị bởi họ được coi là nơi khởi phát và lây nhiễm dịch bệnh cho nhiều nước.
Những người Vũ Hán đang sống ở nước ngoài không liên quan đến dịch bệnh ở trong nước cũng đang bị kỳ thị khiến cuộc sống của họ trở nên rất khó khăn. Đến nỗi, trong buổi họp báo ngày 31/1, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng, Chính phủ ra quyết định hồi hương vì công dân tỉnh Hồ Bắc, nhất là những người từ thành phố Vũ Hán, đang phải đối mặt với nhiều khó khăn ở nước ngoài.
Người Hàn Quốc biểu tình kêu gọi cấm du khách Trung Quốc. (Ảnh: AP).
Nhiều công ty đã cho nhân viên là người Trung Quốc làm việc tại nhà, một số nước dừng hẳn các chuyến bay đến Trung Quốc và ngược lại. Nhiều nhà hàng ở một số nước đã có hẳn thông báo "Cấm người Trung Quốc", thậm chí có nhà hàng khi khách Trung Quốc vào đã hô lớn "Trung Quốc. Mời đi ra ngoài"; cùng ký tên đề nghị gửi lên chính phủ kêu gọi cấm khách du lịch là người Trung Quốc... Một du khách Trung Quốc bị đuổi khỏi khách sạn ở Đà Nẵng vì khi họ đi khám, người đi cùng với người này bị giữ lại để cách ly khiến họ không chốn nương thân ở nơi "đất khách quê người"....
Cảnh giác với dịch bệnh để có biện pháp phòng, chống phù hợp là cần thiết trong bối cảnh dịch bệnh đang lây lan với tốc độ chóng mặt. Nhưng việc kỳ thị đối với người Trung Quốc - nơi được cho là khởi phát dịch bệnh viêm phổi do virus corona, liệu có hạn chế được lây nhiễm virus corona?
Chúng ta đã có rất nhiều bài học về sự kỳ thị những người bị nhiễm HIV và các loại dịch bệnh khác. Khi bị kỳ thị, những người bị bệnh hoặc có nguy cơ bị bệnh thường có tâm lý e ngại và giấu bệnh, thậm chí có phản ứng tiêu cực. Với những người có nguy cơ bị bệnh, họ không dám đi xét nghiệm vì sợ để lộ bệnh tật và phải chịu sự kỳ thị của cộng đồng. Còn với những nhiễm bệnh, cùng với sự mệt mỏi do bệnh tật lại phải chịu sự dò xét, kỳ thị của mọi người rất dễ khiến cho họ có tâm lý chán nản, từ chối điều trị, thậm chí còn có những phản ứng ngược để "trả thù".
Và thực tế cho thấy, khi chúng ta dần cởi bỏ được sự kỳ thị, thì kết quả phòng chống những loại bệnh này khả quan hơn rất nhiều.
Với những người bị nhiễm virus corona hay những người đến từ vùng dịch nói riêng và những người Trung Quốc nói chung, thật ra họ đều là những nạn nhân. Bản thân họ, ai cũng muốn được sống khoẻ mạnh, không ai muốn mang trên mình bệnh tật. Khi bị sự kỳ thị, dò xét của cộng đồng, họ sẽ có những phản ứng để chống lại sự tiêu cực đó. Và mọi dữ liệu về họ, trong đó có những dữ liệu liên quan đến dịch sẽ bị đóng kín. Chắc chắn khi đó, nguy cơ lan truyền dịch bệnh và phòng chống dịch trở nên rất khó khăn, chưa nói đến việc tạo điều kiện để dịch bệnh lan truyền và khó kiểm soát.
Vì thế, những người Trung Quốc cũng cần được đối xử như những người bình thường khác. Và chỉ khi đó, họ mới sẵn sàng phối hợp, hợp tác trong việc phòng chống bệnh. Họ không cần phải giấu giếm thân phận, hành trình hoạt động trước đó cũng như các triệu chứng mà chính bản thân họ với cảm nhận rõ nhất.
Chưa kể đến việc nhiều nước áp dụng những lệnh cấm tuyệt đối đi lại với Trung Quốc cũng sẽ gây nhiều khó khăn không chỉ về mặt kinh tế, mà quan trọng hơn là sự hỗ trợ lẫn nhau trong việc phòng chống dịch, trong khi những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch đang rất cần sự hỗ trợ, cứu trợ.
Trong ngày hôm qua, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng đã phát cảnh báo toàn cầu về dịch viêm phổi do virus corona chủng mới. Điều đó có nghĩa mọi quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đều có cùng nguy cơ bùng phát dịch. Vì thế, dù Trung Quốc là nơi khởi phát dịch nhưng cũng không có nghĩa là dịch sẽ không bùng phát ở bất kể nước nào. Và cũng không có nghĩa là người dân Trung Quốc bị kỳ thị khi dịch bùng phát thì người dân nước khác khi có dịch sẽ không bị kỳ thị.
Và không chỉ là dịch viêm phổi do virus corona, mà trước diễn biến bất thường của thiên nhiên, thì bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra. Liệu hôm nay tránh được dịch bệnh, ngày mai chúng ta có thể tránh được động đất, núi lửa, sóng thần... Không ai có thể nói trước được điều gì, nhưng việc mà chúng ta có thể làm được và nên làm là dù người là ở nước nào, thì ai cũng đáng thương như nhau, cũng cần được giúp đỡ khi gặp khó khăn, hoạn nạn.
Vì thế, việc cần làm lúc này là cùng chung tay tìm ra các biện pháp phòng, chống, đẩy lùi dịch bệnh một cách hiệu quả nhất, thay vì kỳ thị những người Trung Quốc chỉ bở đó là nơi khởi phát dịch.
Trong thời đại văn minh, chúng ta đang nỗ lực để chống nạn phân biệt chủng tộc, phát huy quyền con người thì dù ai, ở quốc gia nào trên thế giới cũng đều có quyền được sống hạnh phúc, được giúp đỡ và được tôn trọng./.
Theo An An/VOV.VN
Đại dịch virus corona thổi bùng tâm lý kỳ thị Trung Quốc trên toàn cầu Nỗi sợ virus corona lan khắp toàn cầu cũng làm bùng lên tâm lý bài ngoại, đôi lúc không tương xứng với nguy cơ thực tế, theo New York Times. Ở Nhật Bản, hashtag #ChineseDon'tComeToJapan (Người Trung Quốc đừng đến Nhật Bản) đã trở thành xu hướng trên Twitter. Ở Singapore, hàng chục nghìn người ký đề xuất cấm người Trung Quốc nhập...