Người Trung Quốc không vồ vập vaccine
Shirley Shi ba lần nhận được khuyến nghị tiêm vaccine Covid-19, từ chính quyền địa phương, khu dân cư và cơ quan làm việc, song cô chưa đi tiêm.
“Trước tiên, tôi muốn xem có bất cứ tác dụng phụ nào không”, Shi nói.
Giống với nhiều người Trung Quốc, cô không quyết định tiêm vaccine Covid-19 ngay, mà muốn chờ đợi một thời gian.
Thông qua chiến lược phong tỏa nghiêm ngặt và xét nghiệm hàng triệu người, Trung Quốc đã thành công trong việc kiểm soát Covid-19. Song tiêm chủng cho hơn một tỷ dân lại là câu chuyện hoàn toàn khác. Trung Quốc vẫn đang nỗ lực đẩy mạnh sản xuất 4 loại vaccine nội địa đã được phê duyệt. Đến nay, nước này chưa chấp thuận bất cứ vaccine Covid-19 nào của nước ngoài.
Những người như Shi chưa tiêm không phải vì thiếu nguồn cung, mà do chưa cảm thấy cấp thiết. “Trung Quốc đã kiểm soát được dịch bệnh trong nước và tôi không có kế hoạch ra nước ngoài trong thời gian tới, giờ tôi không cần tiêm nữa”, cô nói.
Các chuyên gia cho rằng tỷ lệ tiêm chủng tại nước này sẽ sớm tăng lên trong thời gian tới. Viện sĩ Chung Nam Sơn, cố vấn y tế về Covid-19, cho biết Trung Quốc lên kế hoạch tiêm vaccine cho 40% trong số 1,4 tỷ dân vào tháng 6. Mục tiêu này đòi hỏi công tác tiêm phòng diễn ra ráo riết hơn. Đến nay, khoảng 3,5% dân số Trung Quốc được chủng ngừa Covid-19, tỷ lệ này kém xa so với Anh và Mỹ.
Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm Covid-19 tại Bắc Kinh. Ảnh: AFP
Video đang HOT
Mathieu Duchatel, Giám đốc Chương trình châu Á tại tổ chức tư vấn Institut Montaigne, cho biết: “Cảm giác cấp bách ở các nước phương Tây – nơi vaccine chẳng khác gì chìa khóa thay đổi vận mệnh – không tồn tại ở Trung Quốc”.
Song, việc chậm triển khai tiêm phòng có thể gây ra nhiều rủi ro . Đến nay, giới khoa học chưa đưa ra tỷ lệ tiêm vaccine bao phủ tiêu chuẩn để đạt được miễn dịch cộng đồng. Báo cáo đăng trên Tạp chí Y khoa Lancet ước tính cần chủng ngừa cho khoảng 60-72% dân số nếu vaccine hiệu quả 100%. Người đứng đầu Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật (CDC) Gao Fu đưa ra con số cao hơn: 70-80%.
Chuyên gia bệnh truyền nhiễm Zhang Wenhong cho rằng Trung Quốc cần tiêm 10 triệu liều vaccine mỗi ngày trong vòng 7 tháng để đạt được ngưỡng trên. Tuy nhiên, theo Viện sĩ Chung Nam Sơn, đến cuối tháng 2, nước này mới sử dụng khoảng 52 triệu liều. Ông cho rằng tốc độ hiện tại là “mối lo âu lớn”.
Bên cạnh tăng tốc sản xuất, Trung Quốc cam kết phân phối vaccine ra nước ngoài nhằm xoa dịu những chỉ trích quốc tế, rằng nước này đã chậm trễ xử lý đại dịch giai đoạn đầu. Các công ty đại lục dự kiến xuất khẩu gần 400 triệu liều. Chính phủ cho biết họ đang cung cấp vaccine miễn phí cho 53 quốc gia.
Theo Yanzhong Huang, chuyên gia y tế toàn cầu tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Mỹ, Trung Quốc đang mắc kẹt giữa “yêu cầu tiêm chủng cấp tốc để đạt miễn dịch cộng đồng và mục tiêu liên quan đến ngoại giao vaccine”. Triển khai vaccine nội địa chậm trễ đồng nghĩa nước này bị tụt lại trong quá trình mở cửa biên giới.
Lô vaccine Covid-19 của hãng dược Sinovac được vận chuyển từ Trung Quốc sang Thái Lan ngày 24/2. Ảnh: AFP
Bên cạnh đó, chương trình tiêm chủng vấp phải trở ngại về lòng tin. Trung Quốc từng ghi nhận nhiều vụ bê bối về an toàn dược phẩm trong quá khứ. Theo khảo sát của công ty nghiên cứu thị trường Ipsos hồi tháng 1, 85% người trưởng thành cho biết họ sẵn sàng tiêm vaccine, song không chắc sẽ làm điều này sớm.
Tại một phòng khám ở Bắc Kinh, tất cả nhân viên đủ điều kiện chủng ngừa, nhưng nhiều người quyết định chờ đợi đến khi có thể dữ liệu về độ hiệu quả của vaccine. Khác với những đối thủ nước ngoài như Pfizer hay Moderna, các nhà sản xuất Trung Quốc đến nay vẫn chưa công kết quả thử nghiệm lâm sàng cuối cùng.
Đáp lại, đại diện của cả Sinopharm và Sinovac cho biết thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 được cơ quan quản lý dược phẩm quốc gia xem xét theo tiêu chuẩn rất nghiêm ngặt, thậm chí khắt khe hơn nhiều nước phương Tây.
Theo các chuyên gia Trung Quốc, cuộc khủng hoảng vaccine trước đây thực sự làm suy giảm niềm tin của người dân với sản phẩm công nghệ sinh học nội địa. Tuy nhiên, ngành công nghiệp vaccine đã được cải tổ, quản lý phù hợp. Họ cho rằng phản ứng yếu ớt của các nước phương Tây với đại dịch đã làm lay chuyển niềm tin của nhiều người Trung Quốc vào vaccine nhập khẩu.
Nhiều người Trung Quốc đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài vẫn bày tỏ niềm tin vào chương trình tiêm chủng ở quê nhà . Catherine Zhu, một Hoa kiều ở Thụy Sĩ, chi gần 11.000 USD để bay về nước và tiêm hai liều vaccine Sinovac Biotech.
“Chia sẻ kinh nghiệm trở lại Trung Quốc để tiêm vaccine trên các tài khoản mạng xã hội đã trở thành xu hướng”, cô nói.
Zhu về nước hồi cuối tháng 10, hoàn thành xét nghiệm PCR 48 giờ trước khi lên máy bay, đối mặt nguy cơ nhiễm bệnh trên máy bay và trải qua 14 ngày cách ly y tế. Sau khi tiêm liều vaccine thứ hai, cô cho rằng tất cả những thủ tục đó đều đáng giá.
Trung Quốc sẽ nhập 100 triệu liều vaccine BioNTech
Tập đoàn Dược phẩm Fosun Thượng Hải thông báo họ sẽ mua ít nhất 100 triệu liều vaccine từ BioNTech vào năm tới nếu được cơ quan quản lý phê duyệt.
BioNTech đã phát triển vaccine mRNA của mình qua hợp tác với công ty Pfizer của Mỹ, đồng thời công ty này cũng hợp tác với Tập đoàn Dược phẩm Fosun Thượng Hải (thường gọi là Fosun Pharma) để phát triển và phân phối tại Trung Quốc. Hai quan hệ đối tác này được thiết lập riêng rẽ hồi tháng ba. Vaccine mRNA là liệu trình hai liều, vì vậy 100 triệu liều sẽ đủ để tiêm chủng 50 triệu người.
Y tá chuẩn bị tiêm vaccine Pfizer-BioNTech tại London ngày 8/12. Ảnh: Reuters .
Các liều được cung cấp theo thỏa thuận BioNTech và Fosun Pharma ban đầu sẽ đến từ các cơ sở sản xuất BioNTech của Đức, hai công ty cho biết hôm nay.
"Chúng tôi rất vui khi đạt được thỏa thuận cung cấp với BioNTech, đây là một bước quan trọng trong nỗ lực của Fosun Pharma và BioNTech nhằm đạt được mục tiêu vaccine dễ tiếp cận và có giá phải chăng ở Trung Quốc", chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Fosun Pharma Wu Yifang cho biết.
Để đáp ứng quy định của cơ quan quản lý Trung Quốc, hai công ty đã triển khai thử nghiệm lâm sàng giai đoạn hai vaccine của họ ở Trung Quốc vào tháng trước với 960 người. Kết quả của thử nghiệm này sẽ được kết hợp với dữ liệu toàn cầu thử nghiệm giai đoạn ba do Pfizer tiến hành để xin phê duyệt.
Trung Quốc đã cho phép sử dụng khẩn cấp một số ứng viên vaccine do công ty nội địa phát triển kể từ tháng 7, trước khi hoàn thành thử nghiệm giai đoạn cuối. Gần một triệu người Trung Quốc đã được tiêm liều thử nghiệm do Sinopharm phát triển.
Thông báo của Fosun Pharma và BioNTech được đưa ra trong bối cảnh những mũi vaccine Pfizer-BioNTech đầu tiên đã được tiêm ở Mỹ, Anh và Canada trong những ngày gần đây, sau khi được cơ quan quản lý của các quốc gia này cấp phép khẩn cấp. BioNTech và Pfizer đã công bố kết quả thử nghiệm giai đoạn ba vào 18/11, cho thấy vaccine có mức hiệu quả 95%.
Cúm mùa biến mất tại Mỹ khi COVID-19 lan tràn Tháng 2 thường là đỉnh điểm của dịch cúm mùa tại Mỹ khi các bệnh viện, phòng khám tư đông kín bệnh nhân tới khám, điều trị. Tuy nhiên, điều đó không diễn ra trong năm 2021. Vaccine ngừa cúm mùa tại Mỹ. Ảnh: AP Theo hãng tin AP, cúm mùa gần như biến mất khỏi Mỹ, với số lượng ca nhiễm ở...