Người Trung Quốc hỏi mua bục phát biểu của Pelosi
Một số người Trung Quốc hỏi mua trên chợ đồ cũ Xianyu bục phát biểu của Chủ tịch Hạ viện Mỹ, vốn bị người biểu tình cuỗm đi trong bạo loạn.
Hình ảnh một người biểu tình Mỹ vẫy tay, tươi cười khi vác bục phát biểu của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi sau khi xông vào tòa nhà quốc hội Mỹ hôm 6/1 đã được chia sẻ khắp thế giới.
“Tôi thực sự muốn mua bục phát biểu của Chủ tịch Hạ viện Mỹ, vì ‘nó mang ý nghĩa lịch sử đặc biệt’. Làm ơn liên lạc với tôi nếu bạn muốn bán, tôi cam kết không mặc cả”, một người dùng trên mạng Xianyu, trang thương mại điện tử tương tự eBay, viết khi đặt giá 99.999 tệ (15.450 USD) cho chiếc bục.
Một số người khác cũng hỏi mua, nhưng sau đó đều bị xóa link liên kết. Chiếc bục cũng được rao bán trên eBay với giá từ 440 đến 9,9 triệu USD.
Lời hỏi mua chiếc bục trong Hạ viện Mỹ trên trang bán đồ Xianyu của Trung Quốc. Ảnh: Global Times
Video đang HOT
Người dân sống tại Parrish, bang Florida, đã xác định người đàn ông trong ảnh là Adam Christian Johnson, 36 tuổi. Tuy nhiên, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) chưa xác nhận anh này là nghi phạm ăn cắp chiếc bục.
Vụ bạo loạn do những người ủng hộ Tổng thống Donald Trump gây ra tại Đồi Capitol hôm 6/1 khiến 5 người chết, bao gồm một cảnh sát. Hơn 50 cảnh sát bị thương trong lúc làm nhiệm vụ, ít nhất 70 người bị bắt tối cùng ngày. Gần 1.500 vệ binh quốc gia đã được triển khai để hỗ trợ cảnh sát dẹp loạn.
Bất chấp nỗ lực gây rối, phiên họp kiểm phiếu đại cử tri cuối cùng vẫn hoàn thành vào 4h sáng 7/1, khi Phó tổng thống Mike Pence, với tư cách Chủ tịch Thượng viện, xác nhận Biden đắc cử tổng thống với 306 phiếu đại cử tri, bỏ xa 232 phiếu của Trump.
Người đột nhập văn phòng chủ tịch hạ viện Mỹ khoe 'chiến tích'
Richard Barnett đã đột nhập văn phòng của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi tại Đồi Capitol, để lại lời lẽ khiếm nhã và khoe khoang về thành tích này.
Ông Barnett, 60 tuổi, có biệt danh là Bigo, từ thành phố Gravette, Arkansas, nằm trong nhóm người ủng hộ Tổng thống Donald Trump tràn vào Đồi Capitol hôm 6/1, khi quốc hội Mỹ đang tổ chức phiên họp để xác nhận kết quả bầu cử.
Một trong những bức ảnh lan truyền rộng rãi nhất trên mạng xã hội cho thấy Barnett mặc quần jeans, áo sơmi, ngồi gác chân lên bàn trong văn phòng của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi.
Richard Barnett gác chân lên bàn làm việc của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Pelosi hôm 6/1. Ảnh: AFP.
Sau khi bị cảnh sát giải tán khỏi tòa nhà cùng đám đông, Barnett tập trung bên ngoài Đồi Capitol và khoe khoang "chiến tích" của mình trước những kênh truyền thông đang đưa tin tại hiện trường. Gương mặt ông sưng lên do trúng hơi cay, chiếc áo sơmi mỏng phanh cúc trong gió rét để lộ phần ngực.
"Tôi đã viết cho bà ta một mẩu giấy nhắn tục tĩu, vắt chân lên bàn", Barnett nói với kênh 5News.
Barnett còn khoe một chiếc phong bì của văn phòng bà Pelosi và tuyên bố đã để lại 25 xu vì "tôi không phải là một tên trộm".
Nhiều người biểu tình khác hồ hởi với những vật dụng lấy cắp được từ Đồi Capitol. Một người cầm tấm biển gỗ đặt ở lối vào văn phòng của Chủ tịch Hạ viện Mỹ, giơ cao nó như một chiếc cúp vô địch. Hàng trăm người trên bậc thềm reo hò: "Bà ta không phải Chủ tịch Hạ viện của chúng ta. Tống khứ bà ta!".
Tuy nhiên, Barnett khẳng định ông không làm gì sai và không có ý định xâm nhập tòa nhà quốc hội.
"Tôi leo lên các bậc thang để xem chuyện gì đang xảy ra. Khi tôi lên đến nơi, họ đã phá cửa và đang cố gắng vào trong. Tôi không làm gì cả. Tôi không phá cửa. Tôi đã bị đẩy vào trong. Tôi không định ở đó. Tôi đã đi vòng quanh tìm phòng vệ sinh", Barnett nói.
Trên mạng xã hội, người đàn ông từ bang Ankarsas cho thấy mình là một người ủng hộ Trump nhiệt thành và tin vào cáo buộc bầu cử bị đánh cắp với "hàng núi bằng chứng" gian lận về cử tri.
Barnett cũng lan truyền những thuyết âm mưu về Covid-19 và vaccine, các chiến dịch chống buôn bán trẻ em liên quan tới thuyết âm mưu cực hữu QAnon. Ông nhận mình là một người theo Chủ nghĩa Dân tộc Da trắng.
Thị trưởng thành phố Gravette, Kurt Maddox, cho hay văn phòng của ông đã nhận được nhiều cuộc gọi liên quan đến Barnett sau vụ bạo loạn.
"Thành phố tin rằng quyền của mọi công dân là được bày tỏ một cách an toàn các quyền của họ mà hiến pháp quy định. Tuy nhiên, chúng tôi không dung túng cho bạo lực, bạo loạn hay vi phạm pháp luật", ông nói.
Đình chỉ công tác sĩ quan bắn chết người biểu tình Cảnh sát Đồi Capitol đình chỉ công tác sĩ quan nổ súng khiến người biểu tình thiệt mạng khi tìm cách xâm nhập vào sâu trong tòa nhà quốc hội. Cảnh sát trưởng Capitol Steven Sund hôm 7/1 thông báo đình chỉ công việc và quyền lợi của sĩ quan đã bắn trọng thương khiến cựu binh không quân Ashli Babbitt tử vong....