Người Trung Quốc đòi tẩy chay xoài, chuối Philippines sau phán quyết Biển Đông
Người dùng mạng xã hội Trung Quốc đòi hủy du lịch, tẩy chay hàng nhập khẩu từ Philippines như xoài, chuối khô sau khi Tòa Trọng tài bác “đường lưỡi bò” của Trung Quốc.
Xoài là một mặt hàng bị người dùng mạng xã hội Trung Quốc đòi tẩy chay. Ảnh:Science
Theo Straits Times, một số người kêu gọi chính phủ áp lệnh trừng phạt kinh tế Philippines như một hình thức trả đũa, để cho thấy cái gọi là “sức mạnh” Trung Quốc, đất nước 1,4 tỷ dân.
Những khẩu hiệu như “nếu bạn muốn ăn xoài, hãy mua của Thái Lan” và “Hãy để người Philippines chết đói”, đang được lan truyền rộng rãi trên trang mạng xã hội Weibo. “Nếu bạn yêu Trung Quốc, đừng mua đồ nhập khẩu từ Philippines”, BBC dẫn một bình luận viết.
“Tôi sẽ ăn xoài khô Quảng Tây, uống cà phê Vân Nam và ăn sầu riêng Hải Nam. Dù sao thì quan điểm của tôi là đảm bảo để tiền của tôi ở trong Trung Quốc”, một bình luận khác cho biết.
Video đang HOT
Nắm lấy cơ hội marketing, một số người bán hàng trên trang thương mại điện tử Taobao cho biết họ rút các sản phẩm Philippines như xoài khô khỏi giá hàng và hối thúc khách hàng mua sản phẩm tương tự sản xuất ở địa phương.
Sophia Chen, 34 tuổi, người Thượng Hải, nói cô đưa Philippines khỏi danh sách du lịch. “Những đảo và vùng biển xung quanh chúng chắc chắn thuộc về Trung Quốc, vì vậy tôi sẽ không đến Philippines trong tương lai gần”, nhân viên quản lý cấp cao này nói.
Tuy nhiên, một số công dân nói họ cảm thấy tranh chấp ngoại giao không liên quan gì đến họ. Tony Lai, 32 tuổi, doanh nhân khởi nghiệp nói: “Tôi xem tin tức, nhưng điều này chẳng liên quan đến cuộc sống hay công việc của tôi. Tôi không quan tâm lắm”.
Tòa Trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) ở The Hague, Hà Lan hôm 12/7 tuyên bố Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lịch sử với các nguồn tài nguyên bên trong “đường lưỡi bò”. Tòa Trọng tài cho rằng yêu sách của Trung Quốc đi ngược lại với UNCLOS, đồng thời không có thực thể nào ở quần đảo Trường Sa có thể mang lại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) cho nước này.
Phán quyết của Tòa Trọng tài đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi của các nước trên thế giới. Trong khi Nhật Bản và Australia khẳng định đây là phán quyết cuối cùng và mang tính ràng buộc đối với cả Trung Quốc và Philippines, Mỹ kêu gọi các bên liên quan tránh hành động khiêu khích, đồng thời tôn trọng phán quyết từ Tòa Trọng tài đưa ra. Việt Nam hoan nghênh Tòa Trọng tài ra phán quyết về yêu sách “đường lưỡi bò” Trung Quốc đưa ra ở ở Biển Đông, đồng thời khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Theo Danviet
Trung Quốc tức giận vì Australia ủng hộ phán quyết của Tòa Trọng tài
Trung Quốc hôm nay cho hay đã có động thái phản đối chính thức với Australia sau khi nước này kêu gọi các bên tuân thủ phán quyết về "đường lưỡi bò" và tuyên bố sẽ tiếp tục thực thi quyền tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông.
Ngoại trưởng Australia Julie Bishop và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị trong một cuộc gặp hồi đầu năm nay. Ảnh: AFP
Sau khi Tòa Trọng tài ở The Hague, Hà Lan, công bố phán quyết về yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc ở Biển Đông, Ngoại trưởng Australia Julie Bishop đã kêu gọi tất cả các bên liên quan giải quyết tranh chấp theo cách hòa bình. Bà cho biết Australia sẽ tiếp tục thực thi các quyền quốc tế của nước này về tự do hàng hải và hàng không, đồng thời ủng hộ các nước khác làm tương tự.
Tuy nhiên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng hôm nay cho biết Trung Quốc đã chính thức phản đối những phát ngôn của Australia, gọi chúng là "sai trái" và hy vọng Canberra "không gây tổn hại đến hòa bình và ổn định khu vực".
"Chân thành mà nói, tôi khá sốc về những bình luận của bà Bishop",Reuters dẫn lời ông Lục nói.
Ông này ngang nhiên nói rằng Australia không nên xem "kết quả bất hợp pháp" của vụ kiện là luật pháp quốc tế, "không xem nó là một trò chơi", đồng thời biện bạch rằng Trung Quốc tôn trọng tự do hàng hải và hàng không phù hợp với luật pháp quốc tế.
Dù Trung Quốc và Australia có mối quan hệ thương mại khăng khít, Canberra là một đồng minh an ninh lớn của Mỹ.
Hôm qua, phát biểu trên đài ABC, bà Bishop còn nhận định rằng danh tiếng của Trung Quốc sẽ bị tổn hại sau phán quyết của Tòa Trọng tài, khẳng định quan hệ với cộng đồng quốc tế là rất quan trọng khi Trung Quốc nổi lên như một siêu cường.
"Việc làm ngơ sẽ là một sự vi phạm quốc tế nghiêm trọng", bà nói.
Trước đó, Bộ Ngoại giao Australia cũng đã ra thông cáo báo chí kêu gọi Philippines và Trung Quốc tuân thủ phán quyết của Tòa Trọng tài, "vì đây là phán quyết cuối cùng và mang tính ràng buộc đối với cả hai bên".
Tuy nhiên, Trung Quốc một mực tuyên bố không chấp nhận phán quyết trên, cho rằng nó "vô hiệu" và "không có sự ràng buộc" với nước này.
Anh Ngọc
Theo VNE
Trung Quốc, Philippines tổ chức đàm phán sau phán quyết Biển Đông Bắc Kinh và Manila đang cân nhắc tổ chức đàm phán về những bất đồng và mâu thuẫn của hai bên liên quan đến tranh chấp Biển Đông sau khi Tòa trọng tài thường trực (PCA) ra phán quyết có lợi cho Philippines trong vụ kiện Đường lưỡi bò với Trung Quốc, theo VOA News. Ảnh vệ tinh do Sáng kiến Minh bạch...