Người Trung Quốc dạy con: Vả vào mặt nếu không nghe lời
Nhiều gia đình ở Trung Quốc coi việc “yêu cho roi cho vọt” là dĩ nhiên, không nghĩ rằng đó là một hình thức bạo hành.
Trẻ em tiểu học Trung Quốc
Trong khi tán gẫu chờ đến giờ họp phụ huynh, một ông bố Trung Quốc hiến kế cho Didi Kirsten, cây bút của tờ New York Times, rằng hãy vả mặt con nếu như nó không nghe lời. Ông bố Trung Quốc làm động tác vả vào không khí và nói: “Tôi thường làm như thế”.
Didi tỏ ra kinh ngạc nói “Sẽ không có tác dụng đâu”, và đang định đem lý luận về tính kiên trì trong cách dạy con ra để thuyết phục ông bố nọ. Nhưng người Trung Quốc này tỏ ra tự tin: “Cô sai rồi, sẽ có tác dụng thôi”. Sau đó anh ta quay sang tìm kiếm ủng hộ từ một phụ huynh khác.
Việc giáo dục bằng roi vọt tại Trung Quốc đã bị cấm từ 1986, nhưng kỷ luật thép vẫn tràn lan. Đây là truyền thống “dama jiaoyu” (tạm dịch: yêu cho roi vọt), sử dụng đánh đập và chửi bới. Đây là phương pháp gây tranh cãi khá nhiều giữa các bậc phụ huynh trong thời gian gần đây. Tuy nhiên các học giả cảnh báo ranh giới giữa “cho roi vọt” và bạo hành rất mỏng manh.
Nhung nguoi bieu tinh chong bao luc gia đinh ở Trung Quốc
Số liệu về bạo hành trẻ em ở Trung Quốc rất khan hiếm, chứng tỏ xã hội và chính phủ thiếu chú ý vào vấn đề này.
Video đang HOT
Trong một nghiên cứu năm 2013 về bạo hành trẻ em và ý định tự tử của thanh thiếu niên tại Thượng Hải, các tác giả Sylvia Y. C. L. Kwok và Wenyu Chai từ Đại học Khoa học Công nghệ Trung Quốc nhấn mạnh con số 72% số người được khảo sát (3.543) nói từng bị cha mẹ đánh đập.
Cuộc khảo sát trích dẫn 60% học sinh ở Tây An nói rằng bị cha mẹ đánh, bỏ ăn hoặc chửi mắng. “Các bậc cha mẹ Trung Quốc có xu hướng sử dụng hình phạt thể chất và tinh thần để giải quyết vấn đề, lâu dầu dẫn tới bạo hành”, tác giả viết trong nghiên cứu.
“Đây là vấn đề liên quan tới văn hóa. Văn hóa Trung Quốc coi chuyện đó khá bình thường nên các hình phạt này phổ biến trong gia đình và trường học” – ông He, một giáo sư về công tác xã hội và xã hội học nhận xét.
Vậy nên đạo luật mới chống bạo lực gia đình rất quan trọng với trẻ em, và cả người già cũng như tàn tật. “Chúng ta cần phải bảo vệ trẻ em”, ông He nói.
Poster co đong chong bao hanh gia đinh tai TQ
Cho dù bạo lực gia đình ở dạng nào và đối với ai thì đều có liên hệ với nhau. Trẻ em bị bạo lực dễ trở thành kẻ bạo hành khi lớn lên. Nghiên cứu năm 2011 của LHQ tại một tỉnh miền trung Trung Quốc cho biết 52% đàn ông nói rằng họ từng sử dụng bạo lực với vợ, còn 47% đối với con cái.
“Đàn ông chứng kiến mẹ của họ bị đánh đập khi còn bé có khả năng đánh đập chính con cái mình về sau nhiều hơn tới 3 lần” nghiên cứu kết luận.
Ông He có một sáng kiến, đó là triển khai hàng ngàn nhân viên kế hoạch hóa gia đình nhàn rỗi thành lập mạng lưới bảo vệ trẻ em. Ông cho biết đào tạo các nhân viên này để bảo vệ trẻ em không dễ dàng, nên chưa đề xuất với chính quyền, nhưng theo ông, đó là giải pháp lý tưởng nhất.
Theo Danviet
Thẩm phán tối cao Mỹ cất tiếng sau 10 năm dự toà trong im lặng
Thẩm phán Clarence Thomas cùng quan điểm bảo thủ với Thẩm phán Antonin Scalia vừa qua đời.
Thẩm phán Clarence Thomas, một trong tám thẩm phán Toà Tối cao Mỹ, ngày 29-2 lần đầu tiên mở miệng tranh luận tại một phiên toà sau 10 năm dài dự rất nhiều phiên toà trong im lặng, theo hãng tin AP (Mỹ).
Thẩm phán Clarence Thomas. (Ảnh: NEW YORKER)
Phiên toà ngày 29-2, Toà Tối cao Mỹ xử vụ một nam giới ở bang Maine kháng cáo vì bị truất quyền sở hữu súng do từng có hành động bạo hành gia đình.
Stephen Voisine từng bị một toà án tuyên phạt 200 USD vì có hành động bạo hành gia đình năm 2004. Năm năm sau, Stephen Voisine bị bắt vì bắn một con chim đại bàng được bảo vệ. Khi phát hiện Stephen Voisine từng phạm tội bạo hành gia đình, anh ta bị cáo buộc thêm tội sở hữu súng trái phép.
Luật liên bang Mỹ cấm người phạm trọng tội sở hữu súng. Năm 1996, Quốc hội Mỹ tiến thêm một bước, cấm những ai từng bị toà phán quyết có hành động bạo hành gia đình sở hữu súng.
Thẩm phán Clarence Thomas đã ngồi yên lặng gần hết phiên tranh luận, như thường thấy ở rất nhiều phiên toà trước. Tuy nhiên đến gần cuối phiên tranh luận, Thẩm phán Clarence Thomas bất ngờ lên tiếng phản đối việc truất bỏ quyền sở hữu súng của một người vì người này từng bạo hành gia đình.
Thẩm phán Clarence Thomas cho rằng hành động bạo hành gia đình là khinh tội, yêu cầu luật sư chỉ ra một ví dụ khác ngoài trường hợp Stephen Voisine để chứng minh rằng truất bỏ quyền sở hữu súng của người từng phạm khinh tội là đúng luật.
Thẩm phán Clarence Thomas tranh luận không ai bị mất quyền phát ngôn và xuất bản sách chỉ vì từng phạm khinh tội. Ông thậm chí còn dẫn quyền sở hữu súng trong hiến pháp Mỹ ra để bảo vệ quan điểm của mình.
Đây là lần đầu tiên Thẩm phán Clarence Thomas cất tiếng tranh luận tại toà kể từ thời điểm tháng 2-2006. Sự im lặng tại các phiên toà kéo dài của Thẩm phán Clarence Thomas là trường hợp hiếm hoi dù những thập kỷ trước, các thẩm phán có thể ngồi im lặng tại các phiên toà hàng tuần trong một thời điểm nào đó, nhưng ngày nay các thẩm phán Toà Tối cao thường đặt ít nhất một câu hỏi trong mỗi phiên tranh luận.
Thẩm phán Clarence Thomas từng giải thích cho sự im lặng của mình, rằng vì ông thấy các thẩm phán khác hỏi quá nhiều làm luật sư không tranh luận kịp, rằng từ khi còn là sinh viên đại học luật Yale (Mỹ), ông đã thường lắng nghe nhiều hơn là đặt câu hỏi trong lớp.
Trước khi vào Toà Tối cao vào năm 1991, Thẩm phán Clarence Thomas từng làm tại một số toà phúc thẩm liên bang, thường xuyên đặt câu hỏi trong các phiên tranh luận.
Trong 10 năm ngồi toà trong im lặng, thỉnh thoảng Thẩm phán Clarence Thomas có nói chuyện riêng với Thẩm phán Stephen Breyer. Và thỉnh thoảng Thẩm phán Stephen Breyer cũng khuyến khích Thẩm phán Clarence Thomas đặt câu hỏi với luật sư khi thấy Thẩm phán Clarence Thomas đặt ra một vấn đề thú vị, nhưng không thành công.
Có một số đồn đoán có thể sự qua đời của Thẩm phán Antonin Scalia (ngày 13-2) đã thúc giục Thẩm phán Clarence Thomas phá vỡ sự yên lặng. Hai người đều cùng quan điểm bảo thủ, và cùng bỏ phiếu đồng ý phán quyết của Toà Tối cao (5 phiếu thuận/4 phiếu chống) ủng hộ quyền sở hữu súng của cá nhân theo hiến pháp.
Theo AP, có thể Thẩm phán Clarence Thomas thấy rằng không còn Thẩm phán Antonin Scalia mà mình tiếp tục im lặng thì vấn đề này sẽ không còn được ủng hộ, và tiếng nói bảo thủ trong Toà Tối cao sẽ không còn mạnh mẽ.
THIÊN ÂN
Theo_PLO
Hành hung bạn trai vì không chịu làm 'chuyện ấy' Một người phụ nữ 35 tuổi ở bang Georgia, đông nam nước Mỹ đã hành hung bạn trai vì anh này từ chối quan hệ với cô. Người đàn ông đã bị nhiều vết trầy xước đến chảy máu ở mặt, đầu và cổ, theo New York Daily News. Tabatha Lee Grooms hành hung bạn trai vì ông không chịu quan hệ với...