Người Trung Quốc đã biết ủ bia từ 9.000 năm trước?
Một nhóm nghiên cứu tìm được bằng chứng cho thấy bia đã xuất hiện từ 9.000 năm trước, tại một khu mộ cổ phía nam Trung Quốc.
Nhóm nghiên cứu gồm các nhà khảo cổ học và nhân chủng học của Đại học Dartmouth (Hoa Kỳ) đã khai quật được 20 bình gốm cổ tại một khu mộ thuộc tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc.
Trong khu mộ có hai hài cốt và những bình gốm được trang trí các hoa văn trừu tượng. 13 bình gốm nhỏ có hình dạng tương đồng với bình uống nước được sử dụng phổ biến cho đến nay.
Những chiếc bình còn lại có tên gọi là “Hủ bình”, được người giai đoạn lịch sử này dùng để uống rượu. Để chắc chắn xem 7 bình gốm cổ còn lại có đúng là “Hủ bình” không, các nhà khoa học đã phân tích những mẩu nấm hoá thạch và sinh thực vật còn đọng lại trong bình.
Kết quả khiến các nhà nghiên cứu khá bất ngờ, các mẫu chứa nấm mốc và men vi sinh, tương đồng với sản phẩm bia lên men. Đặc biệt, những chất này không xuất hiện tự nhiên trong đất hay các sản phẩm hữu cơ khác. Không chỉ vậy, các nhà nghiên cứu còn tìm thấy silic sinh học (phytolith) từ trấu và các loại thực vật khác, đồng nghĩa với việc người cổ đại đã biết tạo chất lên men từ những loại thực vật cơ bản.
Bản nghiên cứu được đăng trên tạp chí Plos One cho biết, thức uống được tìm thấy trong bình của mộ cổ là loại nước lên men nhẹ, có màu đục, vị ngọt. Thức uống này tương đồng với rượu men gạo hoặc thảo mộc, thường được gọi là “nước mắt của lovlev”. Loại nấm mốc được tìm thấy trong 7 bình gốm thuộc cổ mộ phía nam Trung Quốc, khá giống với nấm koji được sử dụng làm rượu sake và các thức uống lên men bằng gạo khác ở Đông Á.
“Hủ bình” có dấu vết của bia từ 9.000 năm.
Bia là một loại đồ uống được lên men từ thực vật thông qua phản ứng đường hoá và lên men. Trong cả hai phản ứng này, nấm mốc là tác nhân gây ra phản ứng dẫn đến việc ủ bia thành công.
Trong buổi thông cáo báo chí từ Đại học Dartmouth, Phó giáo sư nhân chủng học – bà Jiajing Wang cho biết: “Chúng tôi không hiểu bằng cách nào mà người cổ xưa có thể biết được việc các hạt ngũ cốc trở nên ngọt và chắc hơn sau khi ủ một thời gian. Mặc dù, người cổ đại không biết về phản ứng hoá sinh lên men. Có thể họ đã thử nghiệm bằng nhiều cách để ủ ra loại đồ uống giống như bia này”.
Nhiều xã hội cổ đại, người cổ xưa thường dùng đồ uống lên men trong các lễ nghi cộng đồng hoặc để tưởng nhớ những người đã khuất. Bản nghiên cứu được đăng trên tạp chí Plos One cho biết: “Bia được tìm thấy tại lăng mộ được phục vụ cho nghi lễ tưởng niệm người đã khuất”.
Cho đến nay các nhà khoa học vẫn cho rằng bia (tương tự như rượu vang) đã được sản xuất khoảng 7.000 năm trước ở khu vực ngày nay là Iran.
Cận cảnh xưởng đúc tiền lâu đời nhất của thế giới phát hiện ở Trung Quốc
Các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra xưởng đúc tiền cổ nhất thế giới được biết đến ở Trung Quốc.
Khung cảnh xưởng đúc tiền lâu đời nhất của thế giới phát hiện ở Trung Quốc nhìn từ trên cao xuống
Khám phá được thực hiện trong cuộc khai quật ở thành phố Quan Trang, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Xưởng đúc tiền xu đầu tiên trên thế giới hoạt động từ năm 640 đến 550 trước Công Nguyên.
Xưởng đã tạo ra những đồng xu bằng kim loại đầu tiên, đặt tên là đồng xu thuổng vì chúng giống với công cụ làm vườn hơn 2.600 năm trước.
Các nhà khảo cổ cho biết địa điểm xưởng có cấu trúc tổ chức chặt chẽ, có khả năng sản xuất hàng loạt đồng tiền kim loại đầu tiên, góp phần làm sáng tỏ nguồn gốc của tiền.
Tại địa điểm khai quật, các nhà khảo cổ phát hiện ra một phần xưởng đúc đồng với hàng chục khuôn đúc tiền xu, các mảnh tiền xu và mảnh vụn kim loại. Những điều này xác nhận đây là xưởng đúc tiền xu cổ xưa.
Phân tích các phát hiện cho thấy xưởng đúc tiền có tổ chức cao, sản xuất đồng tiền lẻ theo kiểu tiêu chuẩn hoá.
Đồng xu thuổng là phiên bản thu nhỏ của công cụ làm vườn.
Tiền xu là loại tiền kim loại lâu đời nhất được biết đến ở Trung Quốc. Tác giả chính của nghiên cứu, Tiến sĩ Hao Zhao từ Đại học Trịnh Châu, cho biết: "Xưởng đúc Guanzhuang bắt đầu vào khoảng năm 770 trước Công nguyên, nhưng lúc đầu nó chủ yếu sản xuất các đồ phục vụ nghi lễ, vũ khí và công cụ. Khoảng 150 năm sau, các hoạt động đúc tiền xuất hiện ở xưởng đúc này".
Bằng cách sử dụng phương pháp xác định niên đại bằng carbon, các chuyên gia phát hiện xưởng đúc Guanzhuang hoạt động vào khoảng giữa năm 640-550 trước Công Nguyên. Những đồng xu tìm thấy ở địa điểm này là loại lâu đời nhất về tiền kim loại từng phát hiện ở Trung Quốc.
Các nhà nghiên cứu hy vọng địa điểm mới nằm ở tỉnh Hà Nam có thể làm sáng tỏ niên đại của tiền và cách phát triển.
Nghiên cứu trước đây cho rằng tiền xu lần đầu tiên được sử dụng từ các thương gia, giúp cho việc mua bán, vận chuyển và đong đếm của cải trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, xưởng đúc tiền Guanzhuang nằm sát rìa ngoại thành, gần cổng vào khu hành chính nội thành. Điều này có thể chỉ ra rằng chính phủ đã tham gia vào lịch sử ban đầu của tiền tệ.
Tiến sĩ Zhao cho biết: "Tạo ra tiền xu là một trong những đổi mới tài chính mang tính cách mạng nhất trong lịch sử nhân loại".
Ngọn núi xuất hiện cột khói đen, bên trên có 4 thi thể nằm la liệt, chuyên gia nói 1 câu khiến ai cũng lạnh sống lưng! Thi thể của 4 kẻ lạ mặt đã mở ra bí ẩn về lăng mộ thời Tây Hán bị chôn vùi hơn 2000 năm. Vào năm 2009, một cột khói đen đột nhiên xuất hiện ở núi Đại Vân, huyện Hu Dị, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Khi người dân chạy đến nơi bốc khói đen nghi ngút thì phát hiện 4 xác...