Người Trung Quốc chật vật làm việc từ phòng ngủ vì virus corona
Nhiều nhân viên Trung Quốc đang được phép làm việc ở nhà trong lúc bệnh do virus corona bùng phát. Nhiều hệ lụy nghiêm trọng từ việc này gây ra cho nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
Đằng sau cánh cửa đóng kín ở Trung Quốc giờ đây là hàng triệu doanh nhân, nhân viên đang xoay sở tìm cách duy trì, điều hành công việc của mình khi đại dịch virus corona bùng phát.
Theo South China Morning Post, “nhờ” đại dịch virus corona, làm việc ở nhà không còn là đặc quyền mà đã trở thành điều bắt buộc với nhiều người Trung Quốc.
Nhìn bề ngoài, các nhà máy, cửa hàng, khách sạn, nhà hàng, đang dừng hoạt động. Trung tâm thành phố và các trung tâm thương mại hoang vắng như thành phố ma. Nhưng các nhân viên Trung Quốc vẫn làm việc miệt mài ở một nơi khác: nhà của họ.
“Đây là cơ hội tốt để chúng tôi thử nghiệm mô hình làm việc tại nhà”, Alvin Foo, Giám đốc điều hành Reprise Digital, công ty quảng cáo ở Thượng Hải với 400 nhân viên, nói. “Rõ ràng, điều này không dễ đối với một công ty quảng cáo sáng tạo đòi hỏi các nhân viên phải động não liên tục. Điều này có nghĩa sẽ có nhiều cuộc gọi video và điện thoại”.
Con số người làm việc tại nhà sắp tăng mạnh khi người Trung Quốc kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài vì virus corona. Đây dường như là cơ hội làm việc tại nhà hiếm hoi, lớn nhất thế giới.
Gặp gỡ đối tác qua ứng dụng
Các doanh nghiệp phải sắp xếp cuộc họp hay gặp gỡ đối tác qua các ứng dụng chat video. Các trung tâm tài chính Trung Quốc ở Hong Kong và Thượng Hải đang tiên phong cho mô hình này.
Một nhân viên ngân hàng Hong Kong cho biết anh sẽ kéo dài kỳ nghỉ ở nước ngoài vì anh ta có thể làm việc ở bất cứ đâu với máy tính xách tay và điện thoại. Số khác nói rằng họ sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí đón tiếp khách hàng.
Hàng nghìn doanh nghiệp đang tìm cách vận hành hoạt động qua Internet. Ảnh: SCMP.
Một doanh nhân cho biết ông đang chuyển hướng làm ăn sang Đông Nam Á, theo SCMP.
“Không có ai tham gia các cuộc họp nên lịch trình của tôi khá trống rỗng”, ông Jeffrey Broer, cố vấn kinh doanh mạo hiểm ở Hong Kong, cho biết. “Một người đã gửi email cho tôi: ‘Chúng ta sẽ gặp nhau ở đâu đó vào tháng 2 chứ?’”.
Một trong những điều đáng lo ngại nhất đối với người lao động là diễn tiến phức tạp của chủng virus mới khiến họ phải chờ chỉ thị mỗi ngày của công ty.
Chỉ thị bất thường
Tiko Mamuchashvili, nhân viên tổ chức sự kiện cấp cao của khách sạn Hyatt ở Bắc Kinh, là một trong nhiều người lao động phải dời ngày làm việc năm lần bảy lượt.
Kỳ nghỉ lễ của cô ban đầu dự kiến kéo dài đến ngày 3/2. Sau đó, cô nhận được thông báo làm việc tại nhà thêm hai ngày nữa. Vài ngày sau, chỉ thị được gia hạn đến ngày 10/2. Mamuchashvili hàng ngày đều phải thông báo về nơi ở và tình trạng sức khỏe của mình, như có bị sốt hay không.
“Thông thường, việc trở lại làm việc sau kỳ nghỉ dài sẽ có cảm giác không quen lắm, nhưng thông báo ở nhà làm việc như lần này còn bất thường hơn”, cô Tiko chia sẻ. “Các sự kiện của khách sạn liên tục bị hủy nên việc tôi có thể làm bây giờ là trả lời email”.
Nhiều nhà quản lý lo lắng việc đảo lộn môi trường làm việc sẽ làm giảm năng suất làm việc nhưng một nghiên cứu của Đại học Stanford ở California năm 2015 đã chỉ ra năng suất làm việc của các nhân viên trực điện thoại của công ty du lịch Trung Quốc Ctrip tăng 13% khi họ làm việc ở nhà. Lý do là thời gian nghỉ ngơi bị rút ngắn và môi trường làm việc thoải mái hơn.
Tuy nhiên, một số ngành nghề kinh doanh đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh vì nhân viên cần có mặt ở nơi làm việc hoặc chia sẻ không gian làm việc chung.
“Đây là khoảng thời gian rất khó khăn”, ông Dave Tai, Phó giám đốc của Beeplus, cửa hàng bánh với 300 nhân viên nằm trong một tòa nhà ở Bắc Kinh, nói.
Virus corona đã trì hoãn thời gian mở cửa hàng và nhân viên của ông Dave thì đường nhiên không thể làm việc ở nhà. Thuê một phần không gian và diện tích trong tòa nhà ở các thành phố lớn của Trung Quốc như Beeplus là điều phổ biến dù giá thuê bất động sản cao ngút trời, và các công ty khởi nghiệp mọc lên như nấm.
Một người đàn ông đeo mặt khẩu trang đứng trước khu phức hợp Exchange Square ở Hong Kong hôm 29/1. Ảnh: Bloomberg.
“Bản chất của công việc là làm việc trong môi trường chung, cùng nhau. Rất khó để tương tác và kết nối qua mạng”, ông Dave giải thích.
Tương tự, các nhà máy, công ty hậu cần (logistics) và cửa hàng bán lẻ cũng bị gián đoạn việc kinh doanh như hiệu bánh của ông Dave.
“Điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến”
Các doanh nghiệp như Beeplus hiện tại không có kế hoạch B nào. Ngay cả đối với những doanh nghiệp có thể hoạt động với Internet và điện thoại thì dịch bệnh vẫn cản trở phần nào.
Các ngân hàng cho biết IPO (việc mở bán cổ phiếu lần đầu) và các giao dịch đang bị trì hoãn. Giá trị giao dịch trong 30 ngày đầu năm 2020 chỉ bằng một nửa so với năm trước, theo dữ liệu được tổng hợp bởi Bloomberg.
“Điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến”, nhà phân tích của công ty tài chính Nomura, Ting Lu, cho biết. “Chúng tôi ước tính virus corona có thể giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế Trung Quốc trong thời gian tới, vượt qua SARS năm 2003″.
Một trung tâm mua sắm bị phong tỏa vì đại dịch virus corona. Ảnh: CGTN.
Mặc dù số liệu thống kê cho thấy virus corona mới không có tỷ lệ chết người cao như SARS, nhưng nó đã lây nhiễm cho nhiều người hơn với tốc độ lây lan chóng mặt. Đến sáng 3/2, số người chết tại Trung Quốc đại lục vì virus corona đã vượt qua đại dịch Sars với 361 người tử vong và 17.205 ca nhiễm.
Một cú đánh vào nền kinh tế trong đại dịch lần này liên quan đến thay đổi trong tâm lý con người vì sợ hãi và hoảng loạn, theo ông Warwick McKibbon, Giáo sư Kinh tế từ Đại học Quốc gia Australia ở Canberra.
Ông Warwick cho biết SARS lấy đi 40 tỷ USD của nền kinh tế toàn cầu và dự đoán virus corona sẽ đạt gấp ba hoặc bốn lần con số này. “Hoảng loạn là yếu tố làm kiệt quệ nền kinh tế lớn nhất, hơn cả cái chết”, ông nói.
Cú giáng vào lĩnh vực dịch vụ
Với các nhà máy đóng cửa và nhân viên văn phòng ở nhà, nhiều người trong ngành dịch vụ của Trung Quốc phải đối mặt với thời gian khó khăn.
Hiện tại, ngành dịch vụ của Trung Quốc, chiếm tỷ trọng 53% nền kinh tế, tăng từ 41% năm 2002, đang bị “lãng quên” vì không có khách hàng.
Các bộ phim bom tấn phục vụ Tết đã bị hoãn chiếu. Một số hãng phải chuyển sang loại hình kinh doanh trên Internet để giữ chân những người hâm mộ trung thành.
Một nhân viên bảo vệ đứng bên ngoài chợ bán buôn hải sản Huanan, nơi bị nghi khởi phát virus corona ở Vũ Hán. Ảnh: AFP.
Chủ phòng gym Hi Funny ở Thượng Hải có ý định đóng cửa phòng tập trong 3 ngày nghỉ lễ Tết Nguyên đán. Nhưng hiện tại, ông Fenix Chen tính đóng đến hết ngày 10/2 theo khuyến nghị của chính quyền thành phố.
“Hầu hết mọi người ở Thượng Hải đều ở trong nhà, tránh những nơi công cộng”, ông giải thích. “Sự sợ hãi virus bùng phát sẽ ảnh hưởng lâu dài đến hoạt động kinh doanh của chúng tôi”.
Ông Chen đang khuyến khích khách hàng tập thể dục tại nhà và đăng video hướng dẫn trực tuyến. “Nếu họ duy trì thói quen này, nó cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc kinh doanh của chúng tôi sau khi đại dịch qua đi”.
Theo news.zing.vn
Nỗi sợ virus corona khiến nhiều nơi 'nói không' với khách Trung Quốc
Do lo lắng trước virus corona đang lây lan nhanh, người dân nhiều nước kêu gọi cấm nhập cảnh công dân Trung Quốc và thậm chí có hành động phân biệt đối xử.
Nhiều cửa hàng ở Hàn Quốc, Hong Kong và Nhật Bản đã từ chối tiếp nhận khách hàng Trung Quốc. Người dân ở một vùng ở Indonesia còn kéo đến một khách sạn và yêu cầu du khách Trung Quốc rời đi. Một số tờ báo ở Pháp và Australia đối mặt với chỉ trích vì nội dung có tính phân biệt chủng tộc.
Người Trung Quốc và những người châu Á khác ở Mỹ, châu Âu cũng đang phải hứng chịu những sự miệt thị liên quan đến virus corona.
Hơn 30 người đã tụ tập gần Nhà Xanh, tức phủ tổng thống Hàn Quốc, để kêu gọi chính phủ ra lệnh cấm nhập cảnh công dân Trung Quốc. Ảnh: AP.
Hơn 20 quốc gia bên ngoài Trung Quốc đã ghi nhận những trường hợp nhiễm virus corona - thủ phạm gây ra dịch viêm phổi cấp đã giết chết hơn 300 người và làm hơn 14 nghìn người nhiễm bệnh. Nhiều quốc gia đã gửi máy bay đến thành phố Vũ Hán - tâm điểm đợt bùng phát dịch - để sơ tán công dân của họ.
Tâm lý bài Trung gia tăng
Khi Bắc Kinh đang nỗ lực củng cố tầm ảnh hưởng toàn cầu của Trung Quốc, điều đó cũng tạo nên những tranh chấp thương mại, chính trị và ngoại giao với nhiều quốc gia.
Nhưng với nỗi sợ hãi ngày càng gia tăng về căn bệnh xuất phát từ miền trung Trung Quốc, những cảm xúc bài Trung đang ngày cành trở nên mạnh mẽ hơn, và đôi khi là cả những giọng điệu phân biệt chủng tộc người châu Á.
Các diễn đàn trên mạng ở Hàn Quốc đang tràn ngập những bình luận kêu gọi chính phủ ra lệnh cấm nhập cảnh hoặc trục xuất người Trung Quốc về nước. Thêm vào đó cũng có những thái độ mỉa mai thói quen ăn uống và vệ sinh của người Trung Quốc.
Một nhà hàng hải sản nổi tiếng ở Seoul, điểm đến ưa thích của các du khách Trung Quốc khi tới thăm thủ đô Hàn Quốc, đã treo biển "Không tiếp khách Trung Quốc" nhưng phải dỡ bỏ sau đó vì hứng chịu vô số chỉ trích.
Hơn 650.000 người Hàn Quốc đã ký vào một bản kiến nghị trực tuyến, nhằm yêu cầu Nhà Xanh của tổng thống ra lệnh cấm tạm thời đối với du khách Trung Quốc. Một số nhà lập pháp của phe bảo thủ đối lập công khai ủng hộ ý tưởng này, và một đám đông hơn 30 người cũng tập hợp gần Nhà Xanh vào ngày 28/1 để yêu cầu chính phủ ngay lập tức cấm du khách Trung Quốc.
"Tâm lý bài ngoại vô điều kiện với người Trung Quốc đang gia tăng mạnh mẽ ở Hàn Quốc. Các bệnh truyền nhiễm là một vấn đề khoa học, không phải là thứ có thể được giải quyết thông qua việc biểu lộ cảm xúc", báo JoongAng Ilbo đăng hôm 29/1.
Sau khi có thông tin về việc một sinh viên Đại học bang Arizona bị nhiễm virus corona, Ari Deng - một sinh viên người Mỹ gốc Hoa - đã phải chịu đựng một trải nghiệm khó diễn tả khi ngồi xuống một bàn học tại khuôn viên trường ở Tempe, Arizona bên cạnh 5 sinh viên khác.
Deng là người gốc Á duy nhất trên bàn. Cậu kể lại rằng những sinh viên khác bắt đầu thì thầm to nhỏ. "Họ tỏ ra rất căng thẳng và nhanh chóng thu dọn đồ đạc và đứng lên cùng một lúc", Deng kể lại.
Trong khi đó, tại một giờ học môn kinh doanh gần đây, một sinh viên không phải gốc Á đã nói: "Không phải phân biệt chủng tộc đâu, nhưng có rất nhiều sinh viên quốc tế sống tại khu nhà ở của tôi. Tôi cố gắng để giữa khoảng cách với họ nhưng tôi nghĩ biện pháp phòng ngừa tốt cho tất cả chúng ta là rửa tay".
Người dân Đài Loan cảm thấy bực bội vì bị phân biệt đối xử giống như người Trung Quốc đại lục. Ảnh: AP.
"Khá đau lòng nhưng tôi không cho phép điều đó ảnh hưởng đến tâm trí hoặc đè nặng lên lòng tôi", Deng chia sẻ.
"Dù chúng tôi có ở đất nước này lâu tới nhường nào, đôi khi chúng tôi lại ngay lập tức bị coi là người ngoại quốc. Đó là một thực tế khá đau buồn với rất nhiều người trong chúng tôi", ông Gregg Orton, giám đốc Hội đồng người Mỹ gốc châu Á Thái Bình Dương, chia sẻ.
Bị từ chối vào cửa hàng
Trong khi đó, tại Hong Kong, virus corona đã làm sâu sắc thêm những cảm xúc tiêu cực của một bộ phận người dân đặc khu với đại lục, sau nhiều tháng biểu tình chống lại sự ảnh hưởng của Bắc Kinh.
Tuần trước, Trưởng đặc khu Carrie Lam đã ra quyết định ngừng hoạt động các tuyến phà, tàu điện cao tốc và các chuyến bay nối Hong Kong với các thành phố của Trung Quốc.
Tenno Ramen, một nhà hàng bán mì Nhật ở Hong Kong, thông báo họ sẽ từ chối phục vụ khách hàng đại lục.
"Chúng tôi muốn sống lâu hơn. Chúng tôi muốn bảo vệ khách hàng địa phương. Xin thứ lỗi cho chúng tôi", nhà hàng viết trên Facebook.
Tại châu Âu, một giáo viên người Pháp đã tạo nên làn sóng trên Twitter với dòng hashtag #JeNeSuisPasUnVirus (Tôi không phải là một con virus) - thu hút nhiều người dùng kể lại trải nghiệm của họ khi bị phân biệt đối xử, bị trẻ em trế giễu trên sân trường hay bị mọi người xa lánh trên tàu điện ngầm vì có dáng vẻ của người châu Á.
Tờ báo của Đan Mạch, Jyllands-Posten, đã xuất bản ấn phẩm với bức vẽ trong đó các ngôi sao trên quốc kỳ Trung Quốc được thay bằng những con virus. Đại sứ quán Trung Quốc tạ Copenhagen gọi bức vẽ là một sự xúc phạm và yêu cầu tờ báo xin lỗi.
Nhật báo Jyllands-Posten của Đan Mạch đăng tranh biếm họa hôm 27/1. Ảnh: AFP.
Tờ Der Spiegel của Đức cũng nhận nhiều chỉ trích khi đăng tải dòng tít "Made in China" với bức ảnh một cá nhân trong bộ đồ bảo hộ dịch bệnh.
Hôm 31/1, một quán cà phê gần đài phun nước Trevi ở Rome đã dán lên cửa sổ thông báo "Tất cả những người đến từ Trung Quốc không được vào đây", theo hãng tin ANSA của Italy.
Tại Australia, hai tờ báo với lượng lưu hành nhiều nhất đất nước đang bị chỉ trích dữ dội vì đăng tải những tiêu đề mang tính phân biệt chủng tộc với người Trung Quốc.
Một lính canh trong trang phục cố truyền ở khu di tich Bosingak tại Seoul, trong bối cảnh nước này đang hạn chế du khách từ Trung Quốc. Ảnh: AP.
Tờ Herald Sun hôm 28/1 chạy dòng tít "Chinese virus pandamonium" (Dịch bệnh virus Trung Quốc), trong đó chơi chữ pandemonium (bệnh dịch) thành pandamonium, với panda nghĩa là những con gấu trúc - loài vật chỉ có ở Trung Quốc. Tờ Daily Telegraphn thì đưa dòng tít "China kids stay home" - Những đứa trẻ gốc Trung Quốc hãy ở nhà.
Bà Kiwi Dollice Chua, một người Singapore đã sống ở New Zealand 21 năm qua, kể lại việc tuần trước bà đi vào một trung tâm thương mại ở thành phố Auckland để mua thiệp cưới, và bị một người phụ nữ nói rằng: "Người châu Á các người đã mang virus đến đây".
"Đó là sự phân biệt chủng tộc và còn hơn cả sự thô lỗ", bà Chua chia sẻ.
Người đàn ông òa khóc tiễn vợ đến Vũ Hán hỗ trợ đối phó virus corona
Vừa tiễn vợ làm tại bệnh viện Huaihe lên xe đến Vũ Hán để hỗ trợ khống chế dịch bệnh, người đàn ông liền bật khóc nức nở.
Theo news.zing.vn
Người Trung Quốc lo nhiễm virus corona qua thú cưng Những phỏng đoán về khả năng lây lan nCoV qua động vật khiến nhiều người Trung Quốc thận trọng với cả vật nuôi trong nhà. Theo Mail, một xã ở Hà Bắc kêu gọi các hộ gia đình tự "giải quyết" thú cưng, vật nuôi trong vòng 5 ngày. Nếu không các cơ quan chức năng sẽ "xử lý" chúng triệt để. Một...