Người trung niên “vô dụng” ở tuổi 40 và mặt tối của cuộc sống dành cho những người trẻ
Gập ghềnh khó đoán, lên voi xuống chó, trước giờ vẫn luôn là trạng thái bình thường của cuộc sống, những người trông có vẻ lạc quan, dũng cảm, vui vẻ hơn chúng ta, họ không phải không khổ, không vất vả, mà là bởi họ nghĩ được thông, họ hiểu được ý nghĩa của kiên trì và mỉm cười.
“Tôi từng vô số lần muốn rời xa thành phố này, rời xa sự huyên náo, chật chội, sương mù và cả sự hư vinh, giả dối nơi đây. Nhưng nếu tôi có thể sự rời bỏ nó, tôi lại chỉ có thể xem mỗi ngày đều là ngày cuối cùng để sống. Nếu không có ngày mai, mọi thứ sẽ trở nên đơn giản nhiều, mọi đau khổ, mệt mỏi, lắng lo của mọi người chẳng qua cũng chỉ vì vẫn còn vô số cái ngày mai đang chờ đợi.”
Đây là đoạn độc thoại của người đàn ông trung niên Dư Hoan Thủy, trong bộ phim truyền hình Trung Quốc “Tôi là Dư Hoan Thủy”, đằng sau đoạn độc thoại này, tôi nhìn thấy được hình ảnh phản chiếu của vô số những người đàn ông trung niên trên có già, dưới có trẻ, tay phải tiền nhà, tay trái tiền xe, không dám bị bệnh, không dám thất nghiệp…
01
Bước vào tuổi trung niên, chúng ta đều sống thành Dư Hoan Thủy
Nhân vật người đàn ông trung niên Dư Hoan Thủy trong phim liên tiếp gặp phải những đả kích tới từ phía tình cảm, sự nghiệp và sức khỏe.
Bà xã ngoại tình, thành tích công việc không khả quan, bị cấp trên mắng nhưng không dám cãi lại nửa lời, đến ngay cả người bạn tốt nhất cũng nợ tiền mãi không chịu trả, bản thân lại bị chuẩn đoán nhầm rằng mắc bệnh ung thư.
Nhận lấy liên tiếp những đã kích, vốn dĩ không còn niềm tin vào cuộc sống, định kết liễu cuộc đời cho nhẹ nhõm, nhưng muốn ra đi cũng đâu có dễ, dây thừng buộc xong xuôi rồi, nhưng lại bị âm thanh ồn ào từ việc sửa sang đâu đó thình lình ập tới làm “mất hứng”.
Có một chi tiết trong bộ phim khiến tôi khá xúc động, đó là Dư Hoan Thủy sau khi được chuẩn đoán mắc bệnh ung thư, 2 ngày sau, anh đã nói với cán bộ chăm sóc y tế Loan Băng Nhiên 135 điều ước của mình, khi không nghĩ ra được gì nữa anh mới dừng lại.
“Hiện tại tôi chỉ nghĩ ra được ngần này thôi.”
“Chỉ ngần này thôi… 135 điều rồi đó, anh tham lam quá rồi đấy!”, Loan Băng Nhiên nói.
“Biết làm sao, từ khi còn nhỏ cho tới trung niên tôi đã lãng phí quá nhiều thời gian, tôi muốn điên cuồng một lần cuối cùng, cảm ơn đã giúp tôi ghi lại, tôi muốn vui vẻ một lần cuối cùng!”
Sự kìm nén và bất lực như tát vào mặt này lặng lẽ xuyên qua vô số sự che giấu và ngụy trang ở tuổi trung niên. Phải, cuộc đời của Dư Hoan Thủy đã trở thành hình mẫu thu nhỏ của vô số người trưởng thành.
Nỗi sợ hãi sống tạm bợ cho qua ngày, sự nhu nhược vì tự ti, tiếng hét rát cổ bỏng họng đầy bất lực trên phố, có cái nào không phản ánh cuộc sống của người trung niên trong hiện thực cuộc sống?
Cuộc sống là một đống lông gà, trông thì nhẹ nhàng, thanh thoát, giống như những bông hoa tuyết rơi đầy trên mặt đất, nhưng lại mang một sức mạnh vô hình, cứ dần dần biến một người trở thành một con người khác. Những người có một cuộc sống khó khăn đều ít nhiều nhìn thấy bóng dáng của mình thông qua Dư Hoan Thủy.
G., 43 tuổi, làm thợ quét sơn ở thành phố lớn. Anh sống trong một ngôi nhà ván tạm được xây dựng trên công trường, vì không có mạng, nên anh thường phải tới những nơi có wifi free mỗi tuần một lần để gọi video về cho gia đình.
Vợ của G, bị thương ở eo nên không thể làm việc, vì để nuôi các con ăn học, anh phải ra ngoài làm thuê, nhưng mỗi năm anh chỉ nhận được vài chục triệu.
Thứ khích lệ anh là những lần cùng vợ và con gái nói chuyện qua điện thoại, là sự ấm áp và hi vọng từ vợ và con.
Có người từng nói: đàn ông bước vào tuổi trung niên sẽ thường xuyên cảm thấy cô đơn, bởi lẽ mỗi lần mở mắt ra là sẽ trông thấy toàn những người phải phụ thuộc vào mình, chứ không có người để mình dựa vào.
Bước vào tuổi trung niên, chúng ta cười nhạo sự thỏa hiệp của Dư Hoan Thủy với cuộc sống. Cứ cưới cứ cười, rồi bỗng nhiên phát hiện ra, người không có khả năng đáp trả lại với cuộc sống, thì ra lại là chính mình.
G. thường phải tới những nơi có wifi free mỗi tuần một lần để gọi video về cho gia đình.
02
Sự bất lực, sụp đổ của người trưởng thành, đều là chuyện trong giây lát
Dạo gần đây, có một chương trình tài liệu về giải cứu người được trình chiếu trên ti vi.
Ở tập 3 của chương trình, có một chàng trai không kiểm soát được cảm xúc đứng bên cửa sổ gào thét chuẩn bị định nhảy lầu quên sinh, cánh tay đầy rẫy vết thương bởi thủy tinh.
Căn phòng bị đập phá tới đáng thương, chàng thanh niên tuyệt vọng đứng bên cửa sổ, miệng không ngừng lẩm bẩm: “Tôi đã hết hi vọng rồi, các người đừng cản tôi, tôi cũng muốn sống bình yên qua ngày, nhưng không còn cơ hội nữa rồi.”
Thì ra, chàng trai trẻ này vừa trải qua thất bại của lần khởi nghiệp đầu tiên, cậu ta từng làm shipper, từng làm môi giới bán nhà đã ở qua, sau đó tích góp hết tiền vào để mở một cửa hàng, mong muốn cho vợ con một cuộc sống tốt đẹp hơn, nhưng trời lại không chiều lòng người.
Nguyên nhân của sự việc chỉ là vì to tiếng với vợ, người vợ đập nát chiếc gương trong cửa hàng, còn cậu ấy bộc phát ra cũng không thu lại được, bao nhiêu ấm ức tủi hổ tích tụ lâu ngày, thế là tự mình đập nát cửa hàng.
Cuối cùng, cảnh sát và đội cứu hộ hợp lực cứu sống cậu thanh niên, cảnh sát an ủi cậu: “Mấy trăm anh em trong sở của chúng tôi, mỗi người sẽ mua cho cậu một bộ quần áo, cổ vũ cậu.”
Rất nhiều khi, dù có phải đối mặt với khó khăn của cuộc sống, chúng ta cũng vẫn luôn vô cùng kiên cường, mạnh mẽ, nhưng khi ngoảnh đầu nhìn lại, chỉ vì một khoảnh khắc, chỉ vì bỏ lỡ chuyến xe cuối cùng về nhà, vì làm rơi cốc nước trên bàn… chỉ vì những chuyện nhỏ nhặt vậy thôi mà lại có thể khóc không thành tiếng.
Sự sụp đổ của người trưởng thành, đều là chuyện trong giây lát.
1h sáng, một shipper bất lực ngồi trên phố khóc lớn.
Bên cạnh còn có hai suất cơm được đặt đó. Một bác đi gần đó trông thấy vậy, không cầm được lòng liền tiến tới hỏi: “Nửa đêm canh ba, cậu đàn ông đàn ang sao lại ngồi đây khóc lóc thế này?”
Anh shipper nói với bác ấy: “Cháu vừa bị bùng đơn.”
Bác đó nói: “Chuyện nhỏ thôi mà cũng khóc, mau về nhà đi.”
Nhưng người ngoài đâu hiểu được sự chua xót và cùng cực của anh.
Anh shipper này tên V, anh có một cậu con trai bị bệnh bạch cầu, mỗi ngày anh phải liều mình làm việc 16 tiếng đồng hồ, thậm chí là hơn, mới có thể duy trì được tiền viện phí đắt đỏ cho con trai.
Đơn hàng này vốn dĩ không có vấn đề gì, nhưng người vợ ở bệnh viện gọi điện tới nói con trai đột nhiên sốt cao, cô ấy không thể rời con, gọi anh tới để đi lo chuyện thuốc thang.
V. vội vã quay xe đi về bệnh viện, giúp vợ cho con uống thuốc xong, chưa kịp đợi xem con chuyển biến tốt hơn chưa liền lập tức vội vội vàng vàng đi giao hàng.
Có lẽ là vì đang quá lo cho con, hoặc sợ bị nói là vì chuyện riêng tư mà làm lỡ việc, sợ khách hàng không vui, nên không dám gọi điện thoại giải thích, vội vàng đi giao hàng, nhưng vì bị muộn 10 phút, nên đơn này đã bị khách hàng hủy bỏ.
Điều này đồng nghĩa với 5 đơn hàng anh vất vả chạy ship trước đó đều thành không công.
Có lẽ đối với những shipper khác, đây chỉ là những đồng tiền vất vả, nhưng đối với V. mà nói, nó là những đồng tiền cứu mạng.
Vào giây phút bị hủy đơn hàng đó, V. sụp đổ, người cha đang gánh vác tất cả này đã bị cuộc sống quật ngã, ở giữa đêm khuya, lớn tiếng khóc một mình như một đứa trẻ.
Thế giới của người trưởng thành, là mỉm cười trong vất vả, là giả vờ vui vẻ sau những cay đắng.
Có người nói: Mọi chuyện trên thế gian này, thực ra mỗi chuyện đều ẩn chứa sự tủi thân.
Chỉ dám lựa chọn ra những chuyện vặt vãnh, những chuyện nhỏ nhoi nhất để giải tỏa cảm xúc một cách tự do, một cách công khai.
Mỗi một người đều là một sự tồn tại có một không hai trên thế gian này, và những bi thương trên thế gian này cũng không bao giờ được kết nối, cũng không có cái gọi là đồng cảm.
Đối với V. mà nói, tiền kiếm ra là những đồng tiền cứu mạng.
03
Cuộc sống có khó khăn tới đâu, cũng phải “vồ lấy” sự ngọt ngào mà sống
Vài ngày trước, tôi có đọc được cuốn tiểu thuyết “Sống” của tác giả Dư Hoa, tôi sâu sắc cảm nhận được sự không dễ dàng gì của cuộc sống. Nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết tên là Phú Quý, nhưng cả đời lại phải trải qua rất nhiều bất hạnh:
“Lúc còn nhỏ vì biến cố gia đình mà từ công tử giàu có biến thành một người sống đầu đường xó chợ, sau này lại bị bắt đi làm lính, lăn lội giành giật sự sống suốt mấy năm trên chiến trường, khó khăn lắm mới về được tới nhà thì phát hiện ra mẹ vì bệnh qua đời, con gái vì sốt cao không được chữa trị kịp thời mà trở thành người câm điếc.”
Vì rất nhiều bất hạnh và sự cố ngoài ý muốn mà vợ con đều lần lượt rời bỏ Phú Quý mà đi, cuối cùng, ở bên cạnh Phú Quý trong những ngày cuối đời lại chỉ còn có con bò vàng già.
Đối mặt với vô vàn áp lực của cuộc sống cùng với sự đau thương vì sinh ly tử biệt, Phú Quý trước đó chưa từng buông thả bản thân, từ đầu tới cuối đều mỉm cười để vượt qua, để bước tiếp.
Từ câu chuyện của Phú Quý, ta thấy được hết đau khổ này tới nỗi buồn khác, nhưng đồng thời cũng trông thấy được thái độ kiên cường với cuộc sống.
Có người từng nói: cuộc sống không phải là để quăng quật ném đi, mà là cắn răng để chịu, chịu cho tới khi trời bừng sáng.
Mỗi một giai đoạn cuộc đời, bạn đều sẽ gặp phải những khó khăn dường như không thể vượt qua, không sao, cuộc sống có khó khăn tới đâu, chúng ta cũng có quyền được cười.
Cũng giống như bác Dương nọ, một người Trùng Khánh, Trung Quốc, một người đàn ông trung niên vẫn mặc bộ đồng phục lao động, đội mũ bảo hiểm, nhún nhảy vui vẻ trên đường tan làm, khoan khoái bước về phía trước.
Hôm đó không phải ngày phát lương, cũng không phải nhận được tin tốt gì hay trúng số.
Khi có người hỏi sao lại vui vẻ nhún nhảy như vậy, bác trả lời: “Cuộc sống vốn dĩ không dễ dàng, dù có khổ có mệt thế nào, cũng vẫn phải luôn vui vẻ, lạc quan chứ!”
Đúng vậy, gập ghềnh khó đoán, lên voi xuống chó, trước giờ vẫn luôn là trạng thái bình thường của cuộc sống, những người trông có vẻ lạc quan, dũng cảm, vui vẻ hơn chúng ta, họ không phải không khổ, không vất vả, mà là bởi họ nghĩ được thông, họ hiểu được ý nghĩa của kiên trì và mỉm cười.
Người đàn ông trung niên vẫn mặc bộ đồng phục lao động, đội mũ bảo hiểm, nhún nhảy vui vẻ trên đường tan làm
Nhà văn Nhật Bản, Dazai Osamu khi hình dung về hạnh phúc đã nói rằng: cảm giác hạnh phúc, là những hạt cát vàng sáng lấp lánh chìm dưới đáy những dòng sông bi thương, chính là cảm giác ấy.
Chúng ta của hiện tại, đang sống trong dòng sông này, và cũng đang ngày ngày nỗ lực tìm kiếm những hạt cát vàng hạnh phúc tỏa ra ánh sáng yếu ớt dưới đáy sâu kia.
Yu Murong từng nói: “Khó khăn sẽ đến, rồi cũng sẽ qua đi, nước mắt sẽ rơi, rồi cũng sẽ khô, không gì có thể khiến chúng ta nản lòng, bởi lẽ chúng ta còn cả một cuộc đời dài đằng đẵng trước mắt.”
Cuộc sống quả thực không dễ dàng, trải qua được khó khăn trước mắt, mới có thể nếm được vị ngọt của tương lai.
Thế giới của người trưởng thành, trước giờ chưa bao giờ tồn tại hai chữ dễ dàng. Chỉ khi bạn có thể vượt qua mọi sự ấm ức, tủi thân, bạn mới có ở một tương lai đầy hi vọng trước mắt, sống một cách tươi sáng và rực rỡ hơn.
Rửa tay xong, người đàn ông lấy luôn chai rửa tay khô của chung cư cất vào ô tô gây bức xúc
Hành động xấu xí của người này đang bị chỉ trích trên mạng xã hội.
Mới đây, đoạn clip ghi lại diễn biến vụ việc gây xôn xao trên nhiều diễn đàn mạng. Theo đó, một người đàn ông trung niên sử dụng dung dịch rửa tay khô được trang bị cạnh thang máy.
Sau một hồi thấy xung quanh vắng vẻ, người này nhanh tay lấy luôn cả lọ dung dịch mang về ô tô của mình.
Rửa tay xong, người đàn ông "tiện thể" lấy luôn chai rửa tay khô của chung cư khiến bao người bức xúc
Người đàn ông mang lọ nước rửa tay của chung cư cất vào xe ô tô
Vụ việc xảy ra trong một chung cư ở Hà Nội. Một cư dân trong chung cư đã đăng đoạn clip lên mạng xã hội và bày tỏ bức xúc:
" Khu chung cư em mới quyên góp ít tiền mua vài chai rửa tay nhằm phòng chống dịch Covid-19 thế mà bác cướp đi trong gang tấc. Người nhà bác nào khuyên trả lại cho khu em nhé!".
Trong khi đó, dân mạng cũng tỏ ra bất bình với hành động kém văn minh của người đàn ông.
" Đồ của chung mà nỡ lấy về làm của riêng là sao? Bác ấy cũng đi ô tô, ăn mặc lịch sự chứ đâu đến nỗi!", thành viên Lưu Phạm bình luận.
" Vì lọ nước rửa tay mà làm việc đáng xấu hổ, mang tiếng quá! Toàn dân cùng phòng dịch mà thỉnh thoảng có những thành phần thiếu ý thức thế này thì đúng là chán", một người khác bày tỏ.
Theo baodansinh
CLIP: Bố vợ phát biểu siêu "gắt" trong đám cưới, câu đầu tiên khiến chú rể cười tủm tỉm Người đàn ông vừa cất tiếng nói đã thu hút sự chú ý của quan viên hai họ. Clip ghi lại đoạn phát biểu của người đàn ông trung niên được cho là bố vợ. Người này bày tỏ sự vui mừng cho hạnh phúc của đôi trẻ bằng một chất giọng đặc biệt. Giọng người đàn ông rất to và dứt khoát....