Người trưng bày 50.000 cổ vật ’siêu độc’ trong nhà, đón du khách tham quan miễn phí
Đam mê sưu tầm cổ vật, đến nay anh Nguyễn Hải Hưng (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hoá) đã sở hữu bộ sưu tập hơn 50 nghìn món cổ vật độc đáo.
Anh mở khu trưng bày và cho mọi người đến thăm quan miễn phí.
Đến thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) hỏi thăm anh Nguyễn Hải Hưng, hay còn gọi là “Hưng đồ cổ” thì ai cũng biết. Họ biết tới anh bởi suốt nhiều năm qua anh luôn đi săn các cổ vật về làm nơi trưng bày cho mọi người đến thăm quan miễn phí.
Anh Hưng sinh ra và lớn lên ở xã Nga Bạch, huyện Nga Sơn (Thanh Hóa). Khoảng năm 14 tuổi, anh rời quê lên huyện Vĩnh Lộc làm thuê đủ mọi nghề.
Anh tình cờ ‘bén duyên’ với cổ vật khi được một số người thuê chở đi tìm mua cổ vật trên chiếc xe máy cũ. Dần dà, anh đam mê sưu tầm cổ vật lúc nào không biết.
Anh Hưng chủ nhân của hơn 50 nghìn cổ vật
“Ngày ấy tôi chỉ đi sưu tầm theo sở thích, chứ không phải đi tìm kiếm để mua. Tôi bắt đầu đi tìm từ những chỗ gần nhất là ngay trên mảnh đất Vĩnh Lộc, Thọ Xuân. Thời điểm đó tôi đã sưu tầm được gần 30 nghìn cổ vật rồi”, anh Hưng cho biết.
Video đang HOT
Gian trưng bày cổ vật của anh Hưng để cho mọi người đến thăm quan miễn phí
Đến nay, anh Hưng đã sở hữu hơn 50 nghìn cổ vật. Để có được “kho” cổ vật trên, anh đã phải đi khắp các tỉnh thành để tìm kiếm, sưu tầm.
Theo anh Hưng, sưu tầm cổ vật mà cứ “nhốt” lại thì rất vô vị. Chính vì thế anh đã quyết định cải tạo ngôi nhà của mình để trưng bày.
Những bình gốm thời nhà Đường được anh dày công sưu tầm
Anh xây dựng những dãy nhà theo kiến trúc xưa, được làm bằng tre luồng và lợp mái lá. Trong những ngôi nhà này, các cổ vật được sắp xếp theo niên đại và bố trí một cách khéo léo, đẹp mắt, gần gũi với mọi người. Cách làm của anh đã khiến cho “bảo tàng mini” cổ vật trở nên hấp dẫn hơn.
Anh Hung cho biết, sở dĩ anh muốn trưng bày cổ vật và cho mọi người đến thăm quan miễn phí là muốn thu hút được du khách đến với mảnh đất Vĩnh Lộc được nhiều hơn.
“Vĩnh Lộc có lợi thế nằm gần các di tích, danh thắng như: Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ, Chùa Giáng, Khu Du lịch sinh thái động Tiên Sơn… nhưng vẫn chưa thu hút được khách du lịch về đây. Khu trưng bày của tôi cũng chỉ góp một phần nhỏ để “kéo” khách. Khu trưng bày cổ vật này hàng năm cũng đã thu hút được hàng nghìn lượt du khách thăm quan”, anh Hưng chia sẻ.
Rất nhiều các đồ cổ được anh sưu tầm và trưng bày
Đánh giá về việc làm trên, lãnh đạo huyện Vĩnh Lộc cho biết, anh Hưng là người có tâm tuyết với việc sưu tầm cổ vật và có nhiều hoạt động thiết thực để gìn giữ và bảo tồn các giá trị văn hóa lịch sử cho muôn đời sau.
Anh không thu tiền vé du khách khi đến tham quan. Bản thân anh nhiệt tình tham gia và không đòi hỏi sự hỗ trợ gì cho bản thân và gia đình khi tham gia các sự kiện về trưng bày sản phẩm hay quảng bá du lịch do huyện và tỉnh tổ chức.
Nhân dịp Kỷ niệm 990 năm Thanh Hóa anh đã đưa hơn 80 cổ vật xuống trưng bày tại triển lãm “Thanh Hóa xưa và nay”.
Di tích Quốc gia địa đạo Khu ủy Trị Thiên Huế đón du khách tham quan sau thời gian trùng tu
Sáng 5/10, tại di tích Quốc gia địa đạo Khu ủy Trị Thiên Huế (phường Hương Vân, thị xã Hương Trà), Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên-Huế phối hợp với các đơn vị tổ chức khánh thành, đưa vào hoạt động di tích này để phục vụ du khách đến tham quan sau thời gian trùng tu, tôn tạo.
Địa đạo Khu ủy Trị Thiên Huế được đào vào tháng 8/1967, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của quân và dân ta bước vào giai đoạn khốc liệt.
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế Nguyễn Văn Phương cùng các đại biểu tại buổi lễ khánh thành công trình tôn tạo di tích Địa đạo Khu ủy Trị Thiên Huế.
Địa đạo được thiết kế hình chữ Y gồm có 3 cửa ra vào, nằm trên triền dốc 2/3 của đồi 160, có tổng chiều dài hơn 100m. Trong lòng địa đạo có phòng ngủ, phòng hội họp, trụ mắc võng, ngoài địa đạo có bếp Hoàng Cầm, hầm cảnh vệ, trận địa pháo, giao thông hào... Tại địa đạo này, nhiều cuộc họp quan trọng của Khu ủy Trị Thiên Huế đã được tổ chức.
Đường đi vào địa đạo Khu ủy Trị Thiên Huế được mở rộng, lát đá phục vụ du khách đến tham quan.
Với giá trị lịch sử to lớn nên năm 1996, địa đạo Khu ủy Trị Thiên Huế được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ VH-TT&DL) công nhận, xếp hạng là di tích lịch sử cách mạng cấp Quốc gia. Tuy nhiên, trải qua thời gian tồn tại, dưới tác động của thiên nhiên, một số cửa địa đạo đã bị vùi lấp. Năm 1997, Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên-Huế (nay là Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên-Huế) tiến hành khai thông địa đạo và phát hiện một số hiện vật như bi đông đựng nước, máy khâu, xoong nồi, nắp bếp...
Bếp Hoàng Cầm tại địa đạo được tu sửa, tôn tạo lại.
Để bảo tồn và phát huy giá trị di tích địa đạo Khu ủy Trị Thiên Huế nhằm phục vụ du khách đến tham quan, nghiên cứu, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế đã phê duyệt dự án bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử di tích với kinh phí hơn 6 tỷ đồng. Sau thời gian thực hiện, di tích địa đạo Khu ủy Trị Thiên Huế được tôn tạo hoàn thành và chính thức mở cửa trở lại.
Các đại biểu tham quan địa đạo Khu ủy Trị Thiên Huế.
Đến tham quan địa đạo Khu ủy Trị Thiên Huế trong sáng 5/10, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế Nguyễn Văn Phương kỳ vọng đây sẽ là "địa chỉ đỏ" và là điểm đến di tích lịch sử, văn hóa hấp dẫn. Đồng thời đề nghị Sở VH&TT tỉnh cùng các đơn vị liên quan tiếp tục có phương án khai thác, quảng bá di tích đến với du khách trong và ngoài nước.
Đổ xô đi cào nghêu giải trí miễn phí ở Tiền Giang Trải nghiệm cào nghêu giải trí tại vùng biển Tân Thành (Tiền Giang) đang "gây sốt" khắp các hội nhóm du lịch trên mạng xã hội. Vùng biển Tân Thành còn có tên là biển Gò Công, nằm ở phía đông tỉnh Tiền Giang, cách TPHCM khoảng 80km. Vùng biển nơi đây không chỉ nổi tiếng với những bãi cát trắng tinh khôi,...