Người trồng mía không thể quyết định chất lượng mía, cách nào thoát thế “dưới cơ”?
Người trồng mía không được quyền quyết định về chất lượng mía là nhận định đáng buồn được đưa ra tại hội thảo Hướng tới phát triển bền vững mía đường Việt Nam do Hiệp hội Mía đường và Tổ chức Forest Trends phối hợp tổ chức ngày 21/1.
Nông dân trồng mía yếu thế
Ông Tô Xuân Phúc, chuyên gia nghiên cứu của tổ chức Forest Trends cho biết, ngành mía đường Việt Nam hiện đang giảm mạnh về quy mô. Diện tích trồng mía giảm từ hơn 274.000ha trong vụ 2016-2017 xuống còn gần 151.000ha hiện nay.
Số nông hộ tham gia trồng mía giảm từ 219.500 hộ xuống 126.000 hộ; số nhà máy giảm từ 38 xuống còn 29; sản lượng đường giảm từ 1,24 triệu tấn xuống còn 770.000 tấn trong cùng giai đoạn.
Nguồn cung không đủ cầu, đòi hỏi hàng năm Việt Nam phải nhập khẩu một lượng đường lớn để bù lượng thiếu hụt. Lượng nhập ngày càng tăng: Năm 2020 lượng nhập tăng gần 340% so với 2019.
Suy giảm của ngành mía đường trong thời gian gần đây được cho là do năng lực cạnh tranh của ngành thấp, đặc biệt kể từ khi Việt Nam tham gia Hiệp định ATIGA từ năm 2019.
Theo đó các mức thuế nhập các mặt hàng đường giảm xuống còn 0-5%. Mức thuế còn không đáng kể, đã tạo cơ hội cho đường nhập khẩu giá rẻ, bao gồm cả đường nhập lậu, từ Thái Lan tràn vào Việt Nam. Sản xuất trong nước bị thu hẹp.
Thêm vào đó, chuỗi cung nội địa hiện tồn tại một số bất cập. Về khía cạnh chia sẻ lợi ích giữa các khâu trong chuỗi, cạnh tranh giữa các nhà máy, và đặc biệt trong liên kết giữa hộ trồng mía và nhà máy chế biến.
Nông dân thu hoạch mía ở Tây Nguyên. Ảnh: T.L
Theo Báo cáo về Chuỗi cung ứng ngành mía đường – Thực trạng và một số khía cạnh phát triển bền vững, sự suy giảm về quy mô của ngành còn phải kể đến một số yếu tố nội tại của ngành là nguyên nhân dẫn đến chuỗi cung không bền vững.
TS. Nguyễn Vinh Quang, đại diện nhóm nghiên cứu thực hiện báo cáo cho rằng, người trồng mía, chủ yếu là các hộ gia đình, đóng vai trò chủ đạo ở đầu chuỗi cung, cung phần lớn lượng mía nguyên liệu cho các nhà máy chế biến.
Tuy nhiên, vai trò, vị thế và đặc biệt là lợi ích của hộ dân thu được từ việc tham gia chuỗi là nhỏ nhất so với các nhóm khác.X
Hộ dân tham gia liên kết, cung nguyên liệu cho các nhà máy chế biến. Tuy nhiên trong liên kết này, các nhà máy luôn ở thế tay trên, là người đưa ra quyết định về chất lượng mía và giá mía nguyên liệu.
“Người trồng mía hầu như không có tiếng nói trong việc hình thành các quyết định này”, TS. Quang nói.
Khâu thu mua mía nguyên liệu đang có sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhà máy, thường là có sự cấu kết với các thương lái mía.
Kết quả là các hợp đồng liên kết giữa hộ và các nhà máy bị phá vỡ. Nguồn nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy không đảm bảo, tạo ra sự mất lòng tin giữa các bên tham gia liên kết.
Ngoài ra, chi phí sản xuất, chế biến và quản lý sản xuất của ngành mía Việt Nam hiện cao hơn Thái Lan ở các mức tương ứng là 30%, 183,4% và 52,9%.
Video đang HOT
Cần hình thành tổ chức đại diện hiệu quả cho người trồng mía
Theo TS. Quang, các yếu tố nội tại nêu trên hiện đang tác động tiêu cực trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh và tính cạnh tranh của ngành.
Nông dân thu hoạch mía ở tỉnh Phú Yên. Ảnh: T.L
Các yếu tố nội tại này còn có tác động tiêu cực trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh mía đường và khả năng cạnh tranh của cây mía so với các cây trồng khác có sử dụng cùng nguồn quỹ đất.
Cụ thể, trong vụ 2019-2020, tại khu vực Miền Trung – Tây Nguyên, cây sắn, ngô, keo lai có hiệu quả kinh tế cao hơn so với cây mía khoảng từ 500-800% tính trên cùng một đơn vị diện tích đất.
Tại khu vực Đông Nam bộ, cây sắn và ngô vượt trội khoảng 1.000-3.000% về hiệu quả so với cây mía. Tại vùng Tây Nam bộ, cây lúa cho hiệu quả cao hơn cây mía khoảng 3.000 – 4.400%.
Mức cạnh tranh thấp và các khó khăn và tồn tại của ngành nêu trên đặt ra câu hỏi liệu cây mía nói riêng và ngành mía đường của Việt Nam nói chung có thể tồn tại được trong tương lai?
Trả lời câu hỏi này, TS. Quang cho ràng cần có những đánh giá tổng thế, khách quan về thực trạng về ngành hiện nay.
Đặc biệt về các yếu tố cạnh tranh giữa ngành mía đường Việt Nam và ngành mía đường của các nước trong khu vực, giữa cây mía và các cây trồng khác cạnh tranh khác về nguồn đất sản xuất ở các vùng sinh thái khác nhau ở Việt Nam.
Không nâng cao được lợi thế cạnh tranh trong tương lai, ngành sản xuất mía đường của Việt Nam rất khó khăn để tồn tại.
“Nếu điều này xảy ra, Việt Nam sẽ vào vị thế như Malaysia và Đài Loan, phụ thuộc hoàn toàn vào đường nhập khẩu”, TS. Quang nói.
Nông dân thu hoạch mía ở tỉnh Tây Ninh. Ảnh: T.L
Trên cơ sở phân tích thực trạng ngành mía đường và vị thế người trồng mía, nhóm nghiên cứu đưa ra 6 kiến nghị lớn:
Thứ nhất, Chính phủ cần ban hành chính sách đặc thù về liên kết chuỗi trong ngành mía.
Chính sách này cần đảm bảo các hộ trồng mía được ưu tiên một cách cao nhất, với lợi ích được chia sẻ công bằng giữa các bên tham gia, đảm bảo lợi ích của hộ trồng mía thu được chiếm khoảng 60- 70%, còn lại (30-40%) là của các nhà máy chế biến.
Thứ hai, nâng cao sức cạnh tranh trong khâu sản xuất.
Điều này có thể đạt được bằng việc xúc tiến hình thành các liên kết không chỉ giữa các nhà máy đường và các hộ trồng mía mà còn giữa các hộ sản xuất để hình thành các tổ, nhóm, hợp tác xã nhằm liên kết với các nhà máy, cũng như giữa các nhà máy, nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng.
Thứ ba, nâng cao sức cạnh tranh trong chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Cần có các cơ chế hiệu quả nhằm giảm thiểu tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhà máy và trong hệ thống thương lái như hiện nay.
Chính quyền địa phương có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các cơ chế này.
Nâng cao sức cạnh tranh trong khâu chế biến cũng đòi hỏi việc nâng cao giá trị kinh tế của các sản phẩm phụ của ngành.
Thứ tư, tăng cường kiểm soát nhập khẩu, đặc biệt là đối với luồng cung nhập lậu.
Luồng đường nhập lậu với quy mô lớn, trong thời gian dài và tồn tại cho đến nay cho thấy sự yếu kém của hệ thống quản lý, đặc biệt là cấp địa phương trong việc giải quyết tình trạng này.
Thứ năm, đánh giá tổng thể, khách quan về lợi thế cạnh tranh của ngành, bao gồm cả sự cạnh tranh giữa cây mía và cây trồng khác có sử dụng cùng nguồn quỹ đất.
Thứ sáu, hình thành tổ chức đại diện hiệu quả cho người trồng mía.
Người trồng mía có vai trò sống còn đối với ngành, bởi họ đảm nhận gần như toàn bộ khâu cung mía nguyên liệu.
Không tranh được với sắn, ngô về lợi nhuận, diện tích thứ cây có thân ăn ngọt lừ ngày càng "teo tóp"
Khả năng cạnh tranh với các cây trồng khác thấp hơn đang khiến diện tích mía nguyên liệu ở các địa phương ngày càng teo tóp.
Nguy cơ thiếu mía nguyên liệu đang hiện hữu với ngành mía đường.
Nhập khẩu đường tăng 340%, ngành mía đường gặp khó
Với diện tích trồng mía hiện tại khoảng 151.000ha, tương ứng sản lượng khoảng 7,66 triệu tấn mía và 0,77 triệu tấn đường, Việt Nam đứng thứ tư tại Đông Nam Á (sau Thái Lan, Indonesia, Philip-pines) và thứ 15 trên thế giới về diện tích trồng mía.
Tuy nhiên, lượng cung trong nước hiện không đủ đáp ứng cầu tiêu dùng và được bù đắp bằng lượng nhập khẩu.
Trong giai đoạn 2017 - 2020, bình quân mỗi năm Việt Nam phải nhập khẩu 1,2 - 1,8 triệu tấn đường, trong đó nhập khẩu chính ngạch chiếm từ gần 30 - 90% trong tổng lượng nhập khẩu, tùy theo từng năm; phần còn lại (10 - 70%) là đường nhập lậu.
Theo ông Cao Anh Đương - Quyền Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam, sản xuất mía đường trong nước đang phải cạnh tranh khốc liệt với đường nhập khẩu, đặc biệt kể từ khi Việt Nam tham gia Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), theo đó thuế nhập khẩu đường nhập khẩu vào Việt Nam giảm còn 0-5% theo từng mặt hàng cụ thể, bắt đầu từ 1/1/2020.
Ngành mía đường đang đối mặt với nỗi lo thiếu nguyên liệu. Phun chế phẩm phân bón lá ở Nông trường mía Biên Hoà - Thành Long (Tây Ninh). Ảnh: T.L
Điều này được thể hiện ở con số diện tích trồng mía giảm từ hơn 274.000ha trong vụ 2016- 2017 xuống còn gần 151.000ha hiện nay, tương đương mức giảm trên 45%.
Nếu như năm 2017 cả nước có 38 nhà máy chế biến đường thì hiện chỉ còn 29 nhà máy. Từ 2017 tới nay sản lượng đường giảm từ 1,24 triệu tấn xuống còn 0,77 triệu tấn, tương đương mức giảm 38%.
Ngược lại, lượng đường nhập khẩu vào Việt Nam ngày càng tăng, riêng lượng nhập năm 2020 tăng gần 340% so với năm 2019.
Sự suy giảm về quy mô của ngành mía đường còn phải kể đến một số yếu tố nội tại của ngành là nguyên nhân dẫn đến chuỗi cung không bền vững.
Người trồng mía, chủ yếu là các hộ gia đình, đóng vai trò chủ đạo ở đầu chuỗi cung, cung cấp phần lớn lượng mía nguyên liệu cho các nhà máy chế biến.
Tuy nhiên, nhóm hộ trồng mía chỉ nhận được dưới 11% trong tổng lợi nhuận từ chuỗi, tiếp đến là các nhà máy đường, gần một nửa (44%) lợi nhuận rơi vào khâu phân phối.
"Các yếu tố nội tại này đang tác động tiêu cực trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh và tính cạnh tranh của ngành. Các yếu tố nội tại này còn có tác động tiêu cực trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh mía đường và khả năng cạnh tranh của cây mía so với các cây trồng khác có sử dụng cùng nguồn quỹ đất" - ông Cao Anh Đương nhận định.
Cần có chính sách đặc thù cho ngành mía đường
Báo cáo: "Chuỗi cung ngành mía đường Việt Nam, thực trạng và một số khía cạnh phát triển bền vững" do Hiệp hội Mía đường Việt Nam, Tổ chức Forest Trends thực hiện cho thấy, trong vụ 2019-2020, tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên, cây sắn, ngô, keo lai có hiệu quả kinh tế cao hơn so với cây mía khoảng 500-800% tính trên cùng một đơn vị diện tích đất.
Tại khu vực Đông Nam Bộ, cây sắn và ngô vượt trội khoảng 1.000-3.000% về hiệu quả so với cây mía. Tại vùng Tây Nam bộ, cây lúa cho hiệu quả cao hơn cây mía khoảng 3.000 - 4.400%.
"Mức cạnh tranh thấp và các khó khăn và tồn tại của ngành nêu trên đặt ra câu hỏi liệu cây mía nói riêng và ngành mía đường của Việt Nam nói chung có thể tồn tại được trong tương lai?" - ông Cao Anh Đương nêu câu hỏi.
Theo nhóm nghiên cứu, nếu Việt Nam cần ngành mía đường tồn tại và phát triển trong tương lai, ngành cần phải có những thay đổi vĩ mô, nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh. Cần có chính sách đặc thù về liên kết chuỗi trong ngành mía.
Chính sách này cần đảm bảo các hộ trồng mía được ưu tiên một cách cao nhất, với lợi ích được chia sẻ công bằng giữa các bên tham gia, đảm bảo lợi ích của hộ trồng mía thu được chiếm khoảng 60 - 70%, còn lại (30 - 40%) là của các nhà máy chế biến.
Thứ hai, nâng cao sức cạnh tranh trong khâu sản xuất. Điều này có thể đạt được bằng việc xúc tiến hình thành các liên kết không chỉ giữa các nhà máy đường và các hộ trồng mía mà còn giữa các hộ sản xuất để hình thành các tổ, nhóm, hợp tác xã nhằm liên kết với các nhà máy, cũng như giữa các nhà máy.
Thứ ba, nâng cao sức cạnh tranh trong chế biến và tiêu thụ sản phẩm, giảm thiểu tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhà máy và trong hệ thống thương lái.
Thứ tư, tăng cường kiểm soát nhập khẩu, đặc biệt là đối với luồng cung nhập lậu.
Thứ năm, đánh giá tổng thể, khách quan về lợi thế cạnh tranh của ngành, bao gồm cả sự cạnh tranh giữa cây mía và cây trồng khác có sử dụng cùng nguồn quỹ đất.
Và cuối cùng, hình thành tổ chức đại diện hiệu quả cho các hộ trồng mía.
Đáng báo động tình trạng mía cháy-nỗi ám ảnh của nông dân trồng mía ở tỉnh Tây Ninh Bước vào vụ thu hoạch 2021-2022, người trồng mía tỉnh Tây Ninh vẫn canh cánh nỗi lo thiệt hại do cháy mía. Bước vào vụ thu hoạch 2021-2022, người trồng mía vẫn canh cánh nỗi lo thiệt hại do cháy mía. Mía cháy nghi do phá hoại ở nông trường TTC Bến Cầu (tỉnh Tây Ninh). Có thể nói, bên cạnh các mối...