Người trồng hoa Tết ở Thừa Thiên – Huế với nguy cơ trắng tay sau lũ lớn
Mưa lũ lớn những ngày giữa tháng 10/2022 đã làm mất trắng nhiều diện tích hoa vụ Tết Nguyên đán 2023 tại tỉnh Thừa Thiên – Huế.
Nhiều nông dân trồng hoa Tết tại phường Thủy Vân lâm vào cảnh trắng tay, khốn khó sau khi lũ đi qua.
Tại vùng trồng hoa cúc Tết, Tổ dân phố Dạ Lê, phường Thủy Vân, thành phố Huế, nước lũ dâng cao đã nhấn chìm hàng nghìn chậu hoa. Nhiều người nông dân đang hết sức lo lắng với nguy cơ trắng tay, vì hoa Tết đã bị ngâm nhiều ngày trong nước lũ đã và đang có hiện tượng thối rễ và úa lá, hết cách cứu chữa.
Để chuẩn bị cho vụ hoa Tết năm 2023, từ đầu tháng 6 âm lịch gia đình ông Lê Đình Hợi, tổ dân phố Dạ Lê, phường Thủy Vân bắt đầu xuống giống trồng 2.000 chậu cúc. Cả gia đình đều mong có thu nhập mỗi khi Tết đến Xuân về từ nghề trồng hoa. Thế nhưng lũ lớn ập đến khiến khoảng 90% số chậu hoa của gia đình đã bị ngâm sâu trong dòng nước lũ dài ngày.
Ông Lê Đình Hợi cho biết, vụ hoa năm nay gia đình ông đã đầu tư gần 100 triệu đồng tiền giống và chậu chưa kể công và phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Thế nhưng, nước lũ lên nhanh bà con trở tay không kịp, số chậu hoa Tết bị ngập úng 3 ngày đã bị thối rễ, vàng lá chắc không thể sống được. Còn 3 tháng nữa sẽ đưa hoa ra thị trường bán phục vụ Tết nhưng giờ coi như mất trắng.
Cùng chung cảnh ngộ, gia đình ông Nguyễn Đình Phúc, tổ dân phố Dạ Lê, phường Thủy Vân đã đầu tư khoảng 50 triệu đồng để trồng gần 900 chậu hoa cúc. Dù đã dùng lưới che chắn và kê các chậu hoa lên cao, tuy nhiên lũ dâng cao cũng nhấn chìm và gây thiệt hại hơn 50% số hoa của gia đình.
Đang tưới cho những chậu cúc ông Phúc bày tỏ, để cứu những chậu cúc Tết bà con đang tưới rửa sạch bùn và tiến hành bơm kích rễ cho cây sống. Tuy nhiên, số hoa đã ngập nước trong nhiều ngày liền cho dù còn sống cũng sẽ bị mất sức. Sau này nếu thời tiết bất lợi nữa cây sẽ không phát triển và không thể ra hoa vào đúng dịp Tết.
Trên địa bàn phường Thủy Vân, thành phố Huế hiện có khoảng 70 hộ tham gia trồng hoa cúc phục vụ thị trường Tết với khoảng 35.000 chậu. Chủ tịch UBND phường Thủy Vân Nguyễn Thành Trung cho biết, dù đã triển khai nhiều biện pháp kê đậy, đưa hoa lên giàn để tránh lũ; tuy nhiên mưa lũ trong những ngày qua đã khiến hơn 80% số hoa của bà con trên địa bàn bị ngập. Hiện nay, chính quyền địa phương tăng cường tuyên truyền đến các hộ gia đình giữ nguyên chậu và tiến hành các giải pháp xử lý ban đầu, dùng nước rửa sạch bùn và hạn chế về phân bón; đồng thời tăng cường thuốc kích thích nhẹ và bồi bổ các thuốc để hoa tỉnh và mạnh lại sau khi ngâm nước lũ.
Sau khi nước rút người dân tiến hành rửa bùn để cứu hoa.
Bên cạnh đó, địa phương cũng tiến hành thống kê, rà soát thiệt hại, ảnh hưởng để có chính sách hỗ trợ ban đầu phù hợp cho các hộ trồng hoa và tiếp tục đề xuất lên cấp trên có hướng chỉ đạo, hướng dẫn giải pháp hỗ trợ cho bà con khắc phục cơ bản bước đầu, để đảm bảo vụ thu hoạch hoa cho Tết này tốt hơn và hạn chế thấp mức thiệt hại do bão lũ gây ra.
Video đang HOT
Theo thống kê ban đầu của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Huế, địa phương có hơn 82 ha rau màu các loại bị thiệt hại. Riêng cúc trồng chậu chuẩn bị Tết có 40.300 chậu bị ngập hư hại trên 50%; uớc tính giá trị thiệt hại khoảng 5 tỷ đồng.
Ông Trần Đạo Quang Vũ, Phó trưởng Phòng Kinh tế thành phố Huế cho biết, đơn vị đã tiến hướng dẫn cho UBND các phường, xã thành lập hội đồng để đánh giá và hướng dẫn các thủ tục hỗ trợ cho nông dân khắc phục những vùng bị thiên tai, theo Nghị định 02/2017/NĐ-CP về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Theo đó, mức hỗ trợ đối với người dân bị thiệt hại từ 30 – 70% là 1 triệu đồng/ha và thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 2 triệu đồng/ha.
Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế, hàng ngàn hộ chuyên trồng hoa Tết thuộc các xã: Quảng Thọ, Quảng Phú (huyện Quảng Điền): Hương Hồ, Hương Toàn, Hương Vinh (thị xã Hương Trà): Thủy Thanh (thị xã Hương Thủy) và Phú Hậu, Vỹ Dạ, Phú Mậu (thành phố Huế)… cũng đang lao đao vì lũ lớn gây thiệt hại nặng nề.
Hàng chục ha trồng hoa vụ Tết vừa xuống giống 15 – 20 ngày và hàng vạn chậu hoa các loại của nông dân trên địa bàn tỉnh bị hư hại, chết do ngập lụt gây thiệt hại hàng tỷ đồng. Nhiều nông dân trồng hoa Tết lâm vào cảnh trắng tay, khốn khó sau khi lũ đi qua.
Hiện nay, các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế đang tập trung khắc phục hậu quả, nhằm sớm ổn định cuộc sống cho nông dân, vận động người dân lựa chọn các giống hoa ngắn ngày, để bổ sung một lứa hoa phục vụ Tết. Nhưng hiện tại, cây giống lại là bài toán khó đối với những người trồng hoa Tết.
Trận lụt lịch sử ở Đà Nẵng: Chị cố cứu em, còn mình bị cuốn trôi theo dòng nước xiết
Nước lên quá nhanh, Thảo quyết dắt 3 đứa em lội về phía cửa lần theo dòng người chạy lụt.
Thấy em út tuột tay giữa dòng, em vội lao theo vớt được em trai lên tấm ván, còn mình thì mãi chìm theo dòng nước.
Bà con lối xóm đến dọn dẹp nhà của Thảo sau khi nước rút. Trên tường còn in hằn mép nước cao quá đầu người - Ảnh: T.H.
Trận ngập lụt lịch sử tối 14-10 để lại trong người dân Đà Nẵng nỗi ám ảnh kinh hoàng. Với người dân nơi xóm nghèo ở đường Mẹ Suốt, phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, nỗi ám ảnh đó còn lớn hơn khi hay tin cô bé Võ Huỳnh Nguyên Thảo (16 tuổi) đã ra đi giữa dòng nước lớn.
Cố cứu được em, còn chị thì nằm lại
Sáng 16-10, khi nước rút hết, để lại sình lầy nhão nhoẹt phủ lối vào con kiệt nhỏ ở xóm trũng đường Mẹ Suốt, không khí u ám bao trùm lên xóm nghèo.
Bà con quanh xóm gác lại việc nhà, mỗi người một tay dọn dẹp những ngổn ngang trong căn nhà chừng hơn 35 mét vuông ẩm thấp của Thảo, rồi chạy lo hậu sự cho em.
Nhắc đến chuyện đêm 14-10, ai nấy còn bàng hoàng. Họ chưa thể tin ngay giữa thành phố này, con nước có thể nuốt chửng mạng người trong trận lụt chưa từng có tiền lệ.
Ông T., hàng xóm của Thảo, kể lại tối hôm đó nước lên quá nhanh. Khi nước lớn, bà con quanh xóm hô hoán nhau chạy đến nơi cao ráo để tránh lụt.
Nghe tiếng kêu chạy lụt, Thảo quyết dắt theo 3 đứa em lội về phía cửa lần theo dòng người. Nước đổ về rất xiết. Hai em kế Thảo đã kịp bám lấy cánh cửa sắt an toàn, còn Thảo bồng theo đứa em út hơn 4 tuổi lội ra thì bị vấp té. Thấy em út tuột tay giữa dòng, Thảo vội lao theo vớt được em trai lên một tấm ván.
"Bà con xung quanh thấy vậy chạy lại cứu được ba đứa nhỏ. Còn cháu Thảo đã bị cuốn trôi một đoạn xa. Khi người dân vớt được cháu lên thì đã không cứu được nữa rồi" - ông T. xót xa.
Anh Tuấn (ba của Thảo) thất thần trước mất mát quá lớn - Ảnh: T.H.
Một mình chăm 3 đứa em để ba mẹ đi làm xa
Ngồi thất thần trước di ảnh con gái, anh Võ Anh Tuấn (ba của Thảo) nước mắt chảy dài. Anh Tuấn kể vì gia đình kinh tế khó khăn mà hai vợ chồng anh phải lặn lội ra làm thuê tận Huế và Quảng Trị. Thảo ở nhà vừa đi học vừa thay cha mẹ chăm 3 đứa em.
Khi hay tin dữ, vợ chồng anh vội vã trở về nhưng vì dòng xe bị chặn lại ngay hầm Hải Vân do sạt lở, nên đến sáng hôm qua 15-10 mới về được đến nhà. Hai vợ chồng đau xót nhìn thi thể con lạnh ngắt, không khỏi ân hận và tự trách mình không ở cùng con khi mưa bão.
Mẹ Thảo, chị Huỳnh Thụy Nguyên Hương, cho biết em là con đầu và ý thức hoàn cảnh gia đình nên rất rắn rỏi. Sáng sớm em dậy đi chợ, nấu ăn lo cho các em ăn uống, đưa em đến trường rồi mới đi học.
"Lúc nào con cũng động viên ba mẹ an tâm. Thảo ơi, chừ con nằm đây răng ba mẹ an tâm cho được. Đau quá con ơi!" - chị Hương khóc nghẹn.
Em út của Thảo ngồi trong lòng mẹ vẫn lơ mơ chưa hiểu chuyện gì. Ai nhắc đến Thảo, cậu bé ngây ngô nói: "Chị Hai không chết đâu. Chị Hai nằm ngủ đó".
Nhìn cậu bé thoát chết nhờ vòng tay của chị mình, bà con chòm xóm không khỏi xót xa.
Sáng 16-10, lãnh đạo Thành Đoàn Đà Nẵng đã đến thăm, động viên gia đình em Thảo. Nhiều cá nhân, tổ chức cũng đứng ra kêu gọi chung tay hỗ trợ gia đình em - Ảnh: ĐOÀN NHẠN
Thảo năm nay học lớp 11, Trung tâm Giáo dục thường xuyên số 2. Biết hoàn cảnh Thảo khó khăn, nhà trường cùng bà con lối xóm, cộng đồng mạng ở Đà Nẵng đã liên tục chia sẻ thông tin kêu gọi hỗ trợ gia đình.
Ông Đinh Lương Y, giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên số 2, cho biết gia đình Thảo rất khó khăn. Ba mẹ phải đi làm ăn xa nên em phải lo toan cho các em còn nhỏ. Trung tâm đã cử giáo viên và đại diện Đoàn thanh niên túc trực tại nhà em hỗ trợ lo hậu sự cho Thảo.
Mưa lũ lớn tại Bắc Bộ: 8 người chết và bị thương, nhiều tuyến đường sạt lở Theo Văn phòng Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban Quốc gia ưng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn: Do mưa lũ lớn những ngày qua tại các tỉnh, thành phố Hà Nội, Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên, Cao Bằng, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hòa Bình,...