Người trồng đào tất bật gom… hoa tàn
Mấy năm nay, dịch vụ mua lại đào tàn sau tết đã trở nên phổ biến. Cứ ngoài mùng 10 tháng giêng, khi những cây đào đã nhạt chất xuân, người chơi đem bỏ ngoài đường, là lúc các chủ đào tất bật đi gom cây về vườn, ươm xuân cho mùa sau.
Sau Tết, tại các vườn đào Nhật Tân, Tây Tựu (Hà Nội), không khí lao động vẫn nhộn nhịp, khẩn trương như những ngày trước Tết. Những gốc đào sau khi được bán đi nay lại trở về với chủ, bắt đầu một mùa chăm sóc, ươm bón mới, chuẩn bị cho mùa xuân sau.
Ông Đoàn, một chủ vườn đào ở Tây Tựu, cho hay: “Trồng đào tuy vất vả nhưng đổi lại cho cũng cho thu nhập hơn nhiều so với giống cây khác. Đào là cây không ưa nước, phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết nên làm sao cho đào nở hoa vào đúng dịp tết luôn là nỗi trăn trở, mong đợi của những người làm cái nghề tô đẹp cho xuân này”.
Theo ông Đoàn, từ khi người dân nơi đây bắt tay vào trồng đào, kinh tế cũng cải thiện hơn trước. Với hơn 3 sào đào, mỗi năm gia đình ông xuất và cho khách thuê khoảng trên 400 gốc đào, thu về từ 30 – 35 triệu đồng. Tết Qúy Tỵ vừa qua là năm thuận lợi vì trước tết thời tiết nắng ấm, càng giáp tết càng lạnh nên đào nở đúng nhịp độ.
Mấy ngày nay, những người trồng đào lại bận rộn đi gom những cành đào đã tàn mà người dân bỏ đi hoặc bán lại, đem về vườn ươm.
Video đang HOT
Những năm trước, người trồng đào chỉ cần mất một buổi sáng đi dọc đường là có thể chở về hàng chục gốc đào bị vứt chỏng chơ ven đường. Vài năm trở lại đây, họ thường phải đến tận nơi mua lại để đưa về duy trì và bảo tồn vườn. Cũng có trường hợp người sành chơi thuê luôn chủ đào chăm sóc cây, hẹn năm sau lại chơi tiếp.
Lúc này, người trồng đào sẽ cắt bỏ những phần thân, lá thừa của cây đào. Những cành đào bị sâu bệnh, xấu không bán được sẽ được tiếp tục đào lên trồng lại, chăm sóc. Sau khâu trồng đào là khâu làm cỏ, phun thuốc và theo dõi sự phát triển của đào. Công việc này đòi hỏi sự tỉ mẩn để tạo ra được những thế đào đẹp, bắt mắt và có giá trị cao về kinh tế.
Một mùa xuân đẹp không thể thiếu những cành hoa khoe sắc. Xuân đến rồi xuân qua, những cây đào tàn xuân qua bàn tay chăm bón của người trồng, xuân sau lại đẹp rực rỡ.
Theo Dantri
Đào, quất được giá khi vào Nam
Còn nửa tháng nữa là tới Tết Nguyên đán, tại những làng hoa nổi tiếng Hà Nội, đào, quất vẫn đang được thương lái hối hả gom chuyển vào Nam.
Năm nay, do thời tiết diễn biến bất thường, nhất là đợt rét đậm, rét hại vừa qua nên nhiều cây đào ở khu vực Nhật Tân (Hà Nội) chậm nở hoa, nụ bé. Những cây đã nở thì hoa nhỏ, màu nhạt.
Anh Tuấn, chủ một vườn đào ở Nhật Tân, cho biết: Trời rét, nhà vườn phải chăm bón đặc biệt, tôn nhiêu công sức, nhất là phải tốn công hun khói, ủ ấm để đào ra hoa nhưng dự báo giá bán so với năm trước tăng không đáng kể. Tuy vậy, những gốc đào đẹp đến thời điểm này hầu như không còn. "Bao nhiêu gốc đẹp đã gom chuyển vào Nam cách đây cả tuân rồi, còn lại hầu hết là những gốc chậm nở để dành phục vụ khách hàng bình dân tại Hà Nội" - anh Tuấn nói.
Cũng theo anh Tuấn, thời điểm này, các thương lái chủ yếu gom đào từ các nhà vườn vùng lân cận Hà Nôi như Bắc Giang, Hải Phòng, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình...
Các chủ vườn chọn những cây đẹp để chuyển vào Nam. Ảnh: NLĐ
Theo các chủ vườn, đào ở Nhật Tân năm nay được gom chuyên vào Nam loại có giá "bèo" nhất cũng khoảng 5-7 triệu đồng, có gốc vài chục triệu đồng. Hiên đào bán sớm tại vườn giá khoảng 700.000 - 800.000 đông/cành. Trong khi đó, đào ở các khu vực lân cận có giá rẻ hơn từ vài trăm đến vài triệu đồng mỗi gốc.
Anh Đỗ Viết Sơn, chủ một vườn đào ở Nam Trực (Nam Định), cho biết mỗi ngày, thương lái đến gom cả trăm gốc đào chuyển vào phía Nam. Riêng vườn nhà anh cũng đã bán được hơn 100 gốc đào trong tổng số 200 gốc cho thương lái.
Theo đánh giá của nhiều chủ vườn, giá quất sẽ thấp hơn năm trước ít nhất 10% do chín đúng vụ và được mùa. Ghi nhân thực tê cho thây dù còn nửa tháng nữa mới đến Tết nhưng hầu hết quất tại khu vực nội và ngoại thành Hà Nội đều cho quả to, đẹp, mọng và khá đều. "Quất năm nay đẹp nhưng khó bán giá cao vì được mùa. Ngay cả quất chuyển vào Nam cũng chỉ bán với mức giá ngang năm ngoái" - ông Nguyễn Công Sự, chủ một vườn quất ở Từ Liêm - Hà Nội, cho hay.
Tại khu vực Tứ Liên, Quảng Bá - Hà Nội, quất chuyển vào Nam thường là loại gốc trung bình, giá từ 1 triệu đến dưới 10 triệu đồng. Những gốc đẹp, giá cao trên 10 triệu đồng năm nay ít được chuộng, nếu có thì chỉ khách lẻ đến đặt trực tiếp tại vườn.
Anh Quang (Quảng Bá) cho biết mọi năm, anh vẫn bán quất cho thương lái nhưng năm nay, họ gom hàng với giá thâp nên anh quyết định tự tổ chức chuyển vào Nam bán. "Như thế, mình vừa được lãi hơn mà khách cũng mua được quất giá phải chăng" - anh Quang nói. Không riêng anh Quang, nhiều chủ vườn ở Hà Nội và các tỉnh lân cận cũng đang tính toán tự chuyển quất, đào vào Nam, không qua thương lái...
Theo VNE
Trắng đêm trông đào Dù năm nay đào được mùa nhưng người trồng đào ở Nhật Tân (Hà Nội) vẫn nơm nớp lo bị trộm nên phải lập hàng rào, cắt cử người trông đêm. Dọc đường Lạc Long Quân, nhiều người căng bạt để ngủ và trông giữ đào, giữa trời giá lạnh. Nhiều hộ trồng đào ở Nhật Tân cho biết, nếu không cẩn thận...