‘Người trong cuộc’ kể chuyện ‘đánh giặc lửa’ trên đường Đê La Thành
Suốt gần 4 tiếng đồng hồ kể từ khi ngọn lửa hình thành, bùng phát dữ dội rồi được khống chế triệt để trong vụ hỏa hoạn liên hoàn trên đường Đê La Thành chiều tối 17-9, đọng lại ở cảm nhận của tất cả người dân là sự cảm phục, biết ơn, quý mến những chiến sỹ Công an tham gia công tác chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn.
Lực lượng cứu hỏa nỗ lực dập lửa tại hiện trường
Vụ hỏa hoạn hội đủ các tính chất phức tạp: nằm trên tuyến đường đông dân cư nhưng chật chội; các hộ dân liền kề, san sát, thường trực nguy cơ cháy lan; đa phần là chất dễ cháy; thời điểm lửa hình thành khi tối trời; và đáng lo nhất, kề sát vùng cháy là bệnh viện lớn… Tuy nhiên, ngọn lửa đã được khống chế triệt để, với thành công lớn nhất không xảy ra thiệt hại về người. Trong nhiều tiếng đồng hồ của buổi tối 17-9, người dân bắt gặp những hình ảnh quả cảm của CS PCCC, CAQ Ba Đình, CSGT, đội viên dân phòng tự quản cơ sở, và cả một tổ công tác của Trung đoàn CSCĐ vào cuộc trong quá trình làm tuần tra kiểm soát.
Thấy hiểm nguy, lập tức xắn tay
Ngoài hình ảnh dũng cảm, bất chấp nguy hiểm, nỗ lực cứu nạn, cứu hộ của lực lượng CS PCCC CAQ Ba Đình và CAP Ngọc Khánh tại đám cháy tối 17-9, thì một chi tiết khiến nhiều người xúc động được cộng đồng mạng chia sẻ. Đó là hình ảnh Đại úy Nguyễn Văn Nhất, Tổ trưởng tổ tuần tra và Thiếu úy Nguyễn Văn Nhật, thuộc Đại đội 3 tiểu đoàn 1, Trung Đoàn CSCĐ- CATP Hà Nội lao vào đám lửa giúp đỡ người dân.
“Khi ấy, chúng tôi đang trong phiên tuần tra, kiểm soát phòng chống tội phạm theo kế hoạch. Đến đầu đường Đê La Thành thì thấy người dân nháo nhác chạy và xe cứu hỏa hú còi liên hồi. Chúng tôi biết mình phải làm gì lúc này, và hai anh em nhanh chóng tiếp cận khu vực đang nhốn nháo nhất, dựng gọn xe máy vào gốc cây và khẩn trương hỗ trợ lực lượng làm nhiệm vụ, hướng dẫn phân luồng cho xe cứu hỏa tiếp cận và sau đó hỗ trợ giữ thang cho lực lượng cứu nạn leo lên cao để chữa cháy”.- Đại úy Nguyễn Văn Nhất kể lại.
Hình ảnh sắc phục CSCĐ tất bật hòa lẫn những chiếc áo chuyên dụng cách nhiệt, chống cháy để giúp đồng đội đang đứng ở trên cao tự tin hơn và yên tâm hơn dập ngọn lửa đang cháy rừng rực. Và thật kiên cường cho đến khi lửa tắt, các anh mới tiếp tục nhiệm vụ của mình. “Chúng tôi rời hiện trường lúc ấy hơn 20h. Toàn bộ quần áo ướt đẫm vì nước chữa cháy, mặt mũi đen nhẻm. Chỉ kịp bắt tay chào đồng đội, rồi tiếp tục nhiệm vụ tuần tra”, Thiếu úy Nguyễn Văn Nhật kể lại câu chuyện với PV ANTĐ, sáng 18-9.
Video đang HOT
Hình ảnh đồng chí CSCĐ sẵn sàng lao vào nguy hiểm hỗ trợ người dân và lực lượng chức năng dập lửa đã cho thấy tinh thần trách nhiệm khi người dân gặp nguy nan
Trung tá Nguyễn Minh Thành, Phó trưởng CAQ quận Đống Đa, người trực tiếp chỉ huy, tham gia công tác chữa cháy nhớ lại: “Khi nhận được tin báo cháy, chúng tôi triển khai đội hình nhanh chóng, huy động tổng số 35 CBCS đến hiện trường. Trước diễn biến phức tạp của điểm cháy, chúng tôi đã đề nghị và nhận được sự chi viện nhanh chóng của các lực lượng thuộc quận Cầu Giấy, Thanh Xuân, Tây Hồ, Ba Đình. Lửa cháy lớn vì phía trong nhiều nhà chứa chất liệu gỗ, nhựa, nilong. Đáng lo ngại hơn cả là kết cấu nhà yếu nên lửa cháy đến đâu, thì sụp đến đó. Anh em tiếp cận dập lửa, liên tục bị đe dọa bởi các vật rơi từ trên cao. Với quyết tâm bằng mọi biện pháp nhanh chóng khống chế ngọn lửa, lực lượng cứu hỏa đã chia thành nhiều mũi qua các khung nhà đã sập để tiếp cận tâm lửa điểm cháy lan”.
Có mặt tại hiện trường, PV ANTĐ ghi nhận, trong ngõ nhỏ lực lượng cứu hỏa phải nối hàng trăm mét đường ống dẫn nước. Trong khi đó cổng Bệnh viện Nhi trung ương vẫn có các ca cấp cứu, phương tiện đi lại chật hẹp, khó khăn. Hỏa hoạn xảy ra đúng vào giờ tan tầm, việc dừng đỗ xe chữa cháy triển khai đội hình là vấn đề hết sức khó khăn.
Sự phối hợp đồng bộ giữa các lực lượng là “điểm cộng” trong quá trình xử lý vụ hỏa hoạn trên đường Đê La Thành. Ngoài CS PCCC, hàng chục CBCS của các lực lượng Cảnh sát 113, CSGT tham gia phân luồng từ các hướng Nguyễn Chí Thanh, ngã tư Cầu Giấy.
Ông Nguyễn Trung Dũng, Phó Chủ tịch UBND quận Ba Đình và ông Nguyễn Hữu Tuấn, Phó Chủ tịch UBND quận Đống Đa có mặt tại hiện trường để chỉ đạo các lực lượng phối hợp giúp dân và cứu nạn, cứu hộ.
Ổn định nơi ở của người dân trong đêm
Ngay sau khi xảy ra vụ cháy, lãnh đạo quận Ba Đình và phường Ngọc Khánh đã tính toán, quyết định hỗ trợ ban đầu, mời bà con gặp nạn về tạm trú tại nhà văn hóa phường Ngọc Khánh.
Trong đêm 17, gần 30 trường hợp trong đó có 19 người lớn và 7 trẻ em đã được UBND phường hỗ trợ trước mắt chỗ nghỉ và ăn uống sinh hoạt. Được biết trong sáng nay 18-9, lãnh đạo Bệnh viện Nhi Trung ương đã mời thân nhân bệnh nhân đang thuê trọ bên ngoài bệnh viện vào khu nội trú của bệnh viện để hỗ trợ trước mắt thuận tiện cho việc chăm sóc, điều trị người thân. UBND quận Ba Đình đang tập hợp thiệt hại, lên phương án hỗ trợ 21 hộ dân bị thiệt hại do hỏa hoạn.
Làm nhiệm vụ tại nơi chật hẹp đã khiến việc khống chế ngọn lửa của lực lượng cứu hỏa gặp khó khăn
Theo CAQ Ba Đình, trong tối qua, nhiều tài sản của bà con đã được lực lượng Công an và đội viên dân phòng cứu hộ ra khỏi đám lửa. Tại thời điểm cháy và sau khi cháy, lực lượng Công an đã duy trì ứng trực, bảo vệ hiện trường và đảm bảo tài sản của người dân cũng như giữ gìn công tác ANTT.
Trong sáng nay 18-9, CAQ Ba Đình phối hợp với các đơn vị chức năng đang tiếp tục khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân cháy. Theo chỉ huy PCCC- CATP Hà Nội, do ngọn lửa cháy lớn, lan ra nhiều nhà dân, làm nóng khung thép gây sụp mái, om lửa phía trong, nên lực lượng chữa cháy muốn dập tắt đám cháy hiệu quả phải phá các mái tôn và tìm khe hở phun nước vào tâm lửa. Quá trình ấy, một số chiến sỹ đã bị thương nhẹ.
Lực lượng cứu hỏa triển khai phương án dập lửa
Với những nỗ lực của các lực lượng chức năng, cho đến khoảng 21h tối 17-9,ngọn lửa đã cơ bản khống chế được đám cháy lớn. Tuy nhiên, công tác dập tàn, chống cháy lan trở lại phải duy trì đến hơn 23h cùng ngày. Nguyên nhân cháy đang được cơ quan Công an tiếp tục điều tra, làm rõ.
Theo anninhthudo
Điểm tựa của người dân
Bức thư cảm ơn của anh Đinh Văn Đạt, tổ dân phố Xuân Lộc 1, Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội đến Trung tá Lê Văn Toàn, Trưởng CAP Xuân Đỉnh và Trung úy Nguyễn Tiến Sỹ - CSKV CAP Xuân Đỉnh chứa đựng một tình cảm đặc biệt của người dân dành cho CBCS Công an đã cứu cả nhà anh Đạt qua cơn hiểm nguy...
Đến thăm gia đình anh Đinh Văn Đạt cùng Trung úy Nguyễn Tiến Sỹ sau sự cố con rể cũ đốt nhà bố vợ vào những ngày cuối tháng 7 vừa qua, bà Phạm Thị Hạ - một trong những người đã được các chiến sỹ công an đưa ra khỏi biển lửa an toàn đon đả: "A chú Sỹ, mắt chú đã khỏi chưa, may hôm ấy có chú không thì bà cháu tôi không biết thế nào". Câu nói bình thường ấy nhưng lại chứa đựng tình cảm thân thiết coi Trung úy Nguyễn Tiến Sỹ như một người thân trong gia đình.
Kể từ ngày đầu nhận nhiệm vụ tại CAP Xuân Đỉnh, Trung úy Nguyễn Tiến Sỹ đã được phân công làm CSKV tại địa bàn nơi có nhà bà Hạ sinh sống. Trung úy Sỹ thường xuyên đến thăm gia đình nên cả nhà hầu như ai cũng biết người chiến sỹ thân thiện ấy. Hôm xảy ra vụ việc, vừa nhận được tin báo, Trung úy Sỹ đã lập tức báo cáo Trung tá Lê Văn Toàn và cùng CBCS CAP Xuân Đỉnh là những người đầu tiên có mặt tại hiện trường. Một mặt các anh gọi lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp, mặt khác huy động những người dân xung quanh cùng lao vào chống cháy lan sang nhà bên cạnh.
Trung úy Nguyễn Tiến Sỹ thường xuyên qua lại thăm hỏi bà Phạm Thị Hạ
Tiếng kêu cứu từ tầng 3 khiến các anh trăn trở không yên và chính Trung úy Nguyễn Tiến Sỹ sau đó đã cùng lực lượng Cảnh sát 113 của CATP Hà Nội giải cứu thành công 4 bà cháu đang đứng ở ban công tầng 3.
Với tinh thần quyết tâm đến cùng truy bắt đối tượng, dù căn nhà đang rất nóng, cửa kính không chịu được áp lực của sức nóng đã bắt đầu vỡ nhưng các CBCS CAP Xuân Đỉnh trong đó có Trung úy Nguyễn Tiến Sỹ vẫn lao vào. Khi phát hiện người phóng hỏa và đâm ông Đinh Văn Tuyền chủ nhà là Mai Nguyệt Giang (SN 1972) trú tại xã Đông La, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình đang lẩn trốn trên tầng 4, tổ công tác đã tấn công khống chế đối tượng. Dù bị bỏng nhưng Giang vẫn điên cuồng chống trả và trong khi vây bắt đối tượng, Trung úy Sỹ đã bị một chiếc gậy gỗ đập vào mắt khiến anh bị thương.
"Tôi thay mặt gia đình được bày tỏ sự xúc động và biết ơn đến các cấp công an của CATP Hà Nội, CAQ Bắc Từ Liêm và đặc biệt là tập thể CAP Xuân Đỉnh, cảm ơn Trung tá Lê Văn Toàn - Trưởng công an phường và Trung úy Nguyễn Tiến Sỹ - Cảnh sát khu vực là những người trực tiếp tham gia giải quyết sự việc từ đầu, không để gây ra hậu quả nghiêm trọng về người, ngăn chặn bắt giữ đối tượng, xử lý nghiêm minh theo pháp luật. Nhân kỷ niệm 73 năm Ngày truyền thống lực lượngCAND, tôi kính chúc các đồng chí sức khỏe, hạnh phúc và thành công, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, luôn xứng đáng là điểm tựa của người dân" - trích thư cảm ơn của anh Đinh Văn Đạt.
Trung úy Nguyễn Tiến Sỹ bên cạnh nhiệm vụ là một CSKV anh còn là Bí thư Đoàn thanh niên CAP Xuân Đỉnh. Là một người trẻ, quê xa, chưa có căn nhà của chính mình, con nhỏ nên cuộc sống của anh gặp không ít khó khăn nhưng chưa khi nào Trung úy Sỹ cảm thấy nản chí vì con đường mình đã chọn. Trung tá Hà Đăng Nam, tổ trưởng tổ CSKV CAP Xuân Đỉnh cho biết, là một người nhiệt tình với công việc, dù nhận nhiệm vụ ở địa bàn dân cư đông nhưng Sỹ không hề nề hà. Trong "chiến dịch" thu thập dữ liệu dân cư cá nhân vào năm 2014, dù phụ trách địa bàn đông dân cư nhưng Trung úy Sỹ vẫn về đích sớm nhất và được Giám đốc CATP khen thưởng về thành tích này.
Cuộc sống êm đềm vẫn chảy trôi hàng ngày. Căn nhà của ông Tuyền bà Hạ cũng đang được khắc phục sửa chữa và Trung úy Nguyễn Tiến Sỹ vẫn thỉnh thoảng đảo qua hỏi thăm về sức khỏe của ông Tuyền, về tiến độ công trình như một người hàng xóm tốt bụng bình thường khác.
Theo anninhthudo
Huy động thêm lực lượng, ứng cứu đê sông Vinh trước nguy cơ bị vỡ Do mưa lớn nhiều ngày qua, cùng với lượng nước ở các mương thoát nước trong TP Vinh đổ về khiến cho mực nước sông Vinh dâng cao, có nguy cơ bị vỡ đê. Trước tình trạng trên, UBND tỉnh Nghệ An, UBND TP Vinh đã điều động thêm nhân lực nhằm gia cố tuyến đê xung yếu này nhằm đảm bảo tính...