Người trong cuộc bật mí chuyện làng chân dài
Chị Nguyệt lấy chồng năm 19 tuổi, ở cùng làng. Khi chị đi ra ngoài hay bị nhìn ngó, xầm xì nhưng ở làng thì mọi người thấy bình thường…
Chi Nguyet cao 1m73, cac con chi đeu xap xi 1m9
Làng có rất nhiều phụ nữ cao trên 1,7m; đàn ông cao trên 1,9m. Cao kều là một lợi thế, nhưng cũng gây ra không ít phiền toái cho người dân nơi đây.
Quần áo, đồ dùng quá cỡ
Theo số liệu Tổng điều tra và giám sát Dinh dưỡng, năm 1975, chiều cao trung bình thanh niên Việt Nam là 160cm ở nam và 150cm ở nữ. Năm 2000, chiều cao nam thanh niên là 162,3cm và nữ là 152,4cm (tăng 2,2cm trong 25 năm). Năm 2000 đến năm 2016, chiều cao trung bình của nam là 164,4cm và nữ 153,4cm (tăng 2,1cm ở nam trong 16 năm).
Ngày 21/10, PV Báo Giao thông có mặt làng Đình Tràng và gặp chị Lâm Thị Nguyệt (SN 1976) với chiều cao lênh khênh, vượt trội so với mẫu người phụ nữ thông thường. Chị Nguyệt cho biết, mình sinh ra và lớn lên ở đây, bản thân cao chỉ 1m73 nhưng vẫn có thói quen đi giày dép cao gót, nên nhiều lúc đo chiều cao, lên tận 1m8.
“Tôi đi ra khỏi làng thì mọi người hay nhìn ngó, xầm xì, nhưng về làng, thấy mình cũng cao như mọi người thôi. Ở đây nhiều người cao lắm”, chị Nguyệt kể, chị lấy chồng năm 19 tuổi, chồng chị cũng là người cùng làng. Đến nay, hai vợ chồng chị sinh được 2 con trai, cháu lớn là Nguyễn Văn Sơn (SN 1994), cao 1,89m; còn cậu em là Nguyễn Quang Núi (SN 2000), cao 1,87m.
“Tôi thấy nhiều người cứ tìm mọi cách để tăng chiều cao, nào là chế độ dinh dưỡng, tập luyện, thậm chí phẫu thuật thẩm mỹ nối cả chân… Tôi từ thuở bé đến khi lớn lên cũng chẳng được chăm bẵm gì, giờ các con tôi cũng thế, mà gia đình ra đồng bắt được con cua, con cá nào thì cả nhà dùng”, chị Nguyệt kể.
Theo chị Nguyệt, “chân dài” cũng nhiều cái bất tiện, hầu như không dùng được đồ mua sẵn, từ cái giường nằm, đôi giày đi, đến quần áo mặc, cái ghế cái bàn, cái mắc áo… hầu như đều phải đặt đóng, đặt may.
“Nhất là chị em, để tìm được người xứng đôi vừa lứa không phải là chuyện dễ dàng. Tôi ngày còn trẻ cũng phải đợi mãi mới có nhà tôi xấp xỉ chiều cao tìm tới. Trai làng thì cũng nhiều người cao, nhưng nhiều khi “bụt chùa nhà không thiêng” nên có những bạn gái, nổi tiếng xinh đẹp, học giỏi nhưng cao tới 1,78-1,80m, mà vẫn cô đơn mãi. Lại có những cô gái cao, đến khi trót yêu một chàng trai thấp tới ngang vai mình, thì nhà trai nhất định không cho cưới vì nhìn lệch pha quá”, chị Nguyệt cho hay.
Tương tự, khi đến nhà anh Ngô Văn Ca (SN 1977, ở tổ dân phố Đình Tràng), chúng tôi bất ngờ với vẻ cao to như người khổng lồ, đầu chạm cửa nhà của anh. Anh Ca cười vui vẻ nói: “Tôi cao 1,90m, nặng 120kg, gia đình làm nghề chài lưới ở các con sông, mương, ao khu vực gần nhà”.
Theo anh Ca, với chiều cao và thể trạng của mình, anh thấy có sức khoẻ, làm gì cũng được nhanh hơn và nhiều hơn mọi người. Nhưng cũng bất tiện, mỗi khi đi chơi, ra đường nhiều người họ cứ hay để ý, khiến anh ngại ngùng. Hơn nữa, quần áo không có sẵn, toàn phải đi may. “Nhà tôi phải đóng giường dài 2,2m chứ giường 2m nằm kích chân, quần áo, giày dép cũng phải mua hoặc may cỡ lớn hơn người bình thường. Tôi đi sang nhà khác luôn phải cúi đầu, nếu không thì thường xuyên bị đụng đầu”, anh Ca kể.
Gia đình anh Ca có 4 anh em trai là: Ngô Văn Ca (SN 1977, cao 1,90m), Ngô Văn Cảnh (SN 1979, cao 1,85m); Ngô Văn Công (SN 1984, cao 1,92m) và Ngô Văn Kiều (SN 1987, cao 1,96m). Mẹ của bốn anh em là bà Ngô Thị Cà, cao 1m80, còn bà ngoại cũng cao 1,80 m. “Nhà tôi nghèo, những năm đói kém cũng ăn cơm độn khoai, độn sắn, chứ làm gì có chế độ khác biệt nào”, anh Ca nói.
Do gen di truyền?
Video đang HOT
Anh Ca cao 1m90 nhung chua phai la nguoi cao nhat nha vì hai em cua anh cao 1m92 va 1m96
Theo ước lượng của ông Trương Mạnh Hùng, Tổ trưởng tổ dân phố Đình Tràng các cán bộ thôn Đình Tràng thì chiều cao trung bình của nữ nơi đây là 1,65m, nam là 1,74m. Cả làng có khoảng 230 người tuổi từ 15 – 25 thì đã có đến 70% có chiều cao 1,65m trở lên.
Anh Ngô Văn Ca cho hay, thường người đằng họ ngoại nhà anh ai cũng cao ít nhất trên 1,70m. Ở khu vực tổ dân phố Đình Tràng, trong họ của anh, cũng có tới hơn 100 người đều cao trên 1,70m. Còn người 1,80m trở lên cũng rất nhiều. “Giờ nếu trong họ xuất hiện một người thấp chừng 1,6m, có khi lại là chuyện lạ”, anh Ca cười nói.
Bà Lâm Thị Tâm (60 tuổi, ở tổ dân phố Đình Tràng) cho biết, bà thấp nhất nhà nên chỉ cao được 1,70m. “Dòng họ Lâm, ai cũng cao. Bố tôi cao 1,90m, các anh tôi cao từ 1,80 – 1,90m. Dòng họ Lâm ở làng Đình Tràng 10 đời nay đều cao thế rồi”, bà Tâm khẳng định.
Theo ông Trương Mạnh Hùng, Tổ trưởng tổ dân phố Đình Tràng, phường Lam Hạ, trước đây khu vực này gọi là làng Đình Tràng, đến năm 2014 đô thị hoá, đổi tên thành tổ dân phố Đình Tràng. “Khu vực tổ dân phố Đình Tràng có 6 dòng họ: Ngô, Lâm, Vũ, Trương, Nguyễn và Trần. Nói chung, dân số ở đây đều cao ráo, ít người lùn. Nhưng trong đó, có 2 dòng họ có người cao kều là dòng hộ Ngô và hộ Lâm”, ông Hùng nói.
Theo ông Lâm, cũng chưa ai hiểu vì lý do gì, nguyên nhân từ đâu, người sinh ra lớn lên của họ Ngô, họ Lâm khu vực Đình Tràng này con gái, con trai cứ cao kều, ai đấy cũng xinh tươi khoẻ mạnh.
Trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Trịnh Xuân Lành, Phó chủ tịch UBND phường Lam Hạ cho hay, từ xưa đến nay, chưa có một nghiên cứu nào về người cao kều ở khu vực Đình Tràng cả. “Tuy nhiên, vừa là lãnh đạo địa phương phụ trách mảng văn hoá, cũng là người đã nhiều đời ở đây, tôi chứng kiến người dòng họ Ngô, họ Lâm ai nấy đều cao kều, khác với người bình thường”, ông Lành nói.
Ông Lành chia sẻ, rất nhiều người còn cho rằng có thể nước sinh hoạt hoặc thức ăn của làng có điều gì đó đặc biệt, nên mới có nhiều người cao lớn thế. Nhưng theo ông, điều này hoàn toàn không phải. Trước kia, khi chưa có giếng khoan, người dân nơi đây chủ yếu dùng nước sông Châu Giang làm nước sinh hoạt, vậy nên nếu nói nguồn nước đặc biệt là hoàn toàn không có cơ sở.
Văn Huế
Theo baogiaothong.vn
Cách tự kiểm tra và xử lý cơ bản nước sinh hoạt bị ô nhiễm
Những ngày qua, một bộ phận dân cư Hà Nội hoang mang bởi nguồn nước sinh hoạt có dấu hiệu ô nhiễm, phát hiện được bằng trực quan như bốc mùi, nổi váng,...
Bạn có thể tham khảo những phương pháp sau để tự kiểm tra và xử lý cơ bản với nguồn nước dùng tại gia đình.
Nhiều dấu hiệu nguồn nước ô nhiễm có thể nhận thấy bằng mắt thường.
Khi nguồn nước sinh hoạt nhiễm bẩn
Đây là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật cho con người. Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới, có đến 80% nguyên nhân nhiễm bệnh ở các nước đang phát triển liên quan đến nguồn nước.
Nguồn nước bẩn không chỉ gây tác hại tức thời, nó gây ra những bất tiện trong cuộc sống hàng ngày như các vật dụng trong gia đình nhanh hỏng, bị ố màu, hoen rỉ, con người còn bị lỡ loét chân tay nguy hại hơn nữa là những căn bệnh nan y.
Hãy thường xuyên kiểm tra mức độ nhiễm bẩn của nguồn nước từ sớm để có giải pháp xử lý hữu hiệu sẽ giúp ngăn chặn bệnh tật có liên quan.
Dấu hiệu nước sinh hoạt bị ô nhiễm:
Nguồn nước bị nhiễm Mangan
Để biết nguồn nước có bị nhiễm Mangan hay không, bạn nên kiểm tra các dụng cụ trong nhà. Khi có hiện tượng bám cặn đen ở những thiết bị sành sứ như bồn cầu, bình nóng lạnh trong nhà tắm hay bám cặn ở các dụng cụ đun nước khi nấu ăn khiến thức ăn nấu lâu chín hơn thường lệ.
Nguồn nước bị nhiễm Asen
Nồng độ Asen trong nước có thể được phát hiện thông qua cách làm hết sức đơn giản sau đây: Bạn để nước trong bình chứa một thời gian sau đó quay lại kiểm tra xem nước bên trong bình chứa có hiện tượng đục, màu trắng sữa hay không. Nếu có thì chính xác là nguồn nước nhà bạn nhiễm nồng độ Asen cực kỳ lớn và vô cùng nguy hại cho sức khỏe cả nhà.
Nguồn nước bị nhiễm phèn, sắt
Khi nguồn nước sinh hoạt gia đình bị nhiễm phèn, sắt thì các thiết bị hay vật dụng trong nhà sẽ có các vết hoen ố hay gỉ sét rất dễ nhận biết. Đồng thời mùi tanh, có váng cũng như màu vàng đậm của nước cũng góp phần giúp bạn khẳng định nguồn nước máy gia đình nhiễm phèn, sắt.
Ngoài ra, bạn cũng có thể làm thí nghiệm với chè khô hoặc mủ cây chuối để nhận biết liệu trong nguồn nước gia đình có nhiễm phèn, sắt hay không. Cho nước chè khô hoặc mủ cây chuối nhỏ vào nước và chờ trong giây lát. Nếu nước chuyển màu thành tím thì chứng tỏ nước sinh hoạt gia đình bạn đã bị nhiễm bẩn.
Nguồn nước cứng (nhiễm canxi)
Không dễ dàng gì để bạn phân biệt được nguồn nước cứng bằng mắt thường mà không qua các thí nghiệm xác thực. Bằng cách đun sôi nước, bạn mới có thể kiểm tra được nguồn nước cứng này. Nếu sau khi đun sôi nước, bạn thấy có hiện tượng cặn trắng, váng xuất hiện thì đấy chính là nguồn nước gia đình bạn đã nhiễm canxi nặng.
Nguồn nước máy bị nhiễm Clo, Amoni
Hiện tượng trong nước có mùi Clo cực kỳ khó chịu gần như mùi của thuốc tẩy và có ánh vàng. Dấu hiệu này chỉ báo nguồn nước máy gia đình bạn đã bị nhiễm Clo, Amoni.
Nguồn nước máy bị nhiễm Nitrit
Hãy luộc thịt bằng nguồn nước này, nếu thịt sau khi luộc có màu hồng đỏ thì chứng minh được nguồn nước máy này đã bị nhiễm Nitrit. Bởi Nitrit gây ức chế hồng cầu khiến thịt có màu hồng đỏ tương tự thịt không chín.
Thực tế còn nhiều tạp chất khác có thể lẫn vào trong nguồn nước sinh hoạt gia đình, cần có các phương pháp kiểm tra chuyên sâu hơn từ các nhà chuyên môn với sự hỗ trợ của thiết bị chuyên dụng.
Sử dụng nước bị ô nhiễm là nguy cơ gây tác động xấu đến sức khỏe.
Phương pháp lọc styren trong nước
Một trong những chất gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt ở một số khu vực tại Hà Nội những ngày gần đây là chất styren. Theo các chuyên gia, sử dụng than hoạt tính dạng hạt kết hợp sục khí qua tháp chèn có thể giúp lọc nguồn nước bị nhiễm styren.
Styren là chất hữu cơ lỏng không màu, nhẹ hơn nước, không tan trong nước, dễ bay hơi và có vị ngọt, nhưng bốc mùi khó chịu khi đậm đặc. Styren được sử dụng rộng rãi để sản xuất polystyren và nhiều polymer khác, nhựa, lớp phủ và sơn.
Styren nằm trong danh mục những chất gây ô nhiễm không khí độc hại, theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ. Chất này hoạt động tích cực trong khí quyển và có thể góp phần hình thành khói mù cũng như chất gây ô nhiễm thứ cấp.
Styren ngấm vào nước sẽ nhanh chóng bay hơi hoặc phân rã do hoạt động của vi khuẩn. Chất này không bám vào đất và có thể ngấm xuống nguồn nước ngầm. styren cũng hiếm khi tích tụ ở động vật sống dưới nước.
Nếu tiếp xúc trong thời gian ngắn, styren có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe như tác động tới hệ thần kinh, dẫn tới trầm cảm, mất tập trung, mệt mỏi, suy yếu và nôn mửa. Về lâu dài, styren có thể phá hủy gan và mô thần kinh, dẫn tới ung thư.
Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) khuyến cáo sử dụng than hoạt tính dạng hạt (GAC) hoặc phương pháp sục khí qua tháp nén để loại bỏ styren ra khỏi nguồn nước.
Tuy nhiên, than hoạt tính chỉ có tác dụng với một lượng nước nhất định. Sau đó, than sẽ không còn khả năng hoạt động nữa do đã bão hòa. Xử lý nước bằng cách sục khí rất hiệu quả đối với những chất hữu cơ dễ bay hơi như styren hoặc dung môi công nghiệp, kim loại như sắt và mangan.
Các biện pháp xử lý tạm thời nước bị nhiễm khuẩn
- Luôn dùng nước đã đun sôi.
- Uống nước đun sôi mới sau 24h, tránh nước bị nhiễm khuẩn trở lại.
- Để lắng và gợn nước sau đó phơi nước dưới ánh nắng trong khoảng thời gian từ 1-2 ngày. Cần thiết sử dụng các phương pháp lọc nước như lọc nước bằng than hoạt tính, lọc nước dạng phun mưa, ...
Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp tạm thời. Muốn có nguồn nước sạch đảm bảo tiêu chuẩn của bộ y tế bạn cần mang nước đến trung tâm phân tích thành phần nước để được tư vấn về cách kiểm tra nguồn nước và biện pháp xử lý hiệu quả nhất.
Bảo Minh
Theo GDTĐ
Nước sạch ở New York: Người dân tự hào được uống champagne mỗi ngày Người New York thích khoe về nước sinh hoạt của họ vì nó an toàn và được mệnh danh là "rượu champagne của nước". Nhóm Nghiên cứu Lợi ích Công cộng New York năm nay ra báo cáo cho thấy thành phố New York là nơi có nước sạch nhất bang. New York cũng nằm trong số những khu vực đô thị có...