Người Triều Tiên tiêu tiền như thế nào?
Ở Triều Tiên, tiền có thể đến từ rất nhiều dạng thức khác nhau như Nhân dân tệ, USD, EUR hay cả những gói trà nhỏ. Tuy vậy, nếu là khách du lịch, bạn sẽ có thể không bao giờ được thấy đồng Won Triều Tiên được lưu hành
Các nhân viên đang đợi khách hàng tại một siêu thị tại Bình Nhưỡng ngày 28/7.
Hầu như tất cả những đồng tiền mạnh đều được chào đón ở một đất nước có vốn dự trữ ngoại hối nghèo nàn như Triều Tiên. Mặc dù, không có nhiều khách du lịch tới Triều Tiên, nhưng đây là lực lượng quan trọng để thu ngoại tệ đối với Chính phủ đất nước khép kín nhất thế giới này.
Đối với người nào chọn Triều Tiên là điểm đến thì bất cứ một giao dịch nhỏ bé nào được thực hiện ở đây cũng phải được thanh toán bằng ngoại tệ, hơn nữa phải là những đồng tiền đang được lưu hành ở đất nước này.
Không có nhiều địa điểm cho khách du lịch tiêu xài tiền, ngay cả ở Thủ đô Bình Nhưỡng. Đối với người nước ngoài, cơ hội này còn hẹp hơn khi họ cần phải tìm cửa hàng nào chấp nhận ngoại tệ, và quan trọng hơn, nơi nào cho phép đổi tiền.
Điều đó không là vấn đề khi khách du lịch lưu trú ở những khách sạn lớn hay những cửa hàng phục vụ người nước ngoài nhưng tình hình trở nên khó khăn hơn nếu họ ra khỏi những địa điểm này.
Giá hàng hóa và dịch vụ hầu hết được tính theo đồng Won Triều Tiên song sự xuất hiện của đồng Won Triều Tiên chỉ tồn tại ở trên bảng tính tiền còn ngoài ra, nó dường như là vô hình.
Video đang HOT
Đồng Won Triều Tiên dùng để tính tiền nhưng lại không phổ biến trong thực tế.
Nhiều bản báo cáo đã cho thấy ngay cả đối với người dân Triều Tiên, loại tiền tệ này cũng không quá phổ biến. Việc hành vi mua hàng phải được chi trả bằng loại tiền tệ được chấp nhận rộng rãi. Trong đó, USD và đồng Euro đều được chấp nhận, tuy nhiên không phổ biến.
Như vậy quá trình quy đổi tiền tệ lại phức tạp thêm, khi khách du lịch phải đổi ra đồng Nhân dân tệ, loại ngoại tệ phổ biến nhất ở đây. Đối với lượng tiền lẻ quá nhỏ, thì một gói trà sẽ được người bán hàng phụ lại.
Có rất nhiều phỏng đoán khác nhau về tổng giá trị thực tế của đồng tiền mạnh được lưu hành ở Triều Tiên. Nhưng theo những chuyên gia Hàn Quốc thì con số này ở mức 2 triệu USD khá lớn đối với một nền kinh tế có tổng thu nhập quốc nội GNI là 30 triệu USD – tương đương với 2,6% tổng thu nhập quốc nội của Hàn Quốc là 1,15 ngàn tỷ USD.
Niềm tin công chúng vào đồng Won đã suy giảm rõ rệt sau khi Chính phủ thực hiện việc định giá lại đồng nội tệ vào năm 2009 khiến cho khoản tiền tiết kiệm của hàng triệu gia đình không cánh mà bay.
Sự phổ biến của đồng ngoại tệ, cụ thể là Nhân dân tệ, một vấn đề lớn đối với chính quyền Triều Tiên trong việc triển khai chính sách tiền tệ.
Bên cạnh việc thanh toán, thì việc mua sắm tại thủ đô Bình Nhưỡng không phải dễ dàng. Khách du lịch không được ra ngoài khách sạn nếu không có sự cho phép của chính quyền.
May mắn có thể mỉm cười với ai có tài ngoại giao, thuyết phục. Tuy nhiên một chuyến đi taxi tới một cửa hàng mua sắm không cung cấp thêm nhiều góc nhìn về cuộc sống thường nhật của người dân bản địa đối với khách du lịch.
Tại cửa hàng Rak Won Department nằm kế bên đại lý bán vé cho hãng hàng không nội địa Koryo Air, số nhân viên rõ ràng nhiều hơn hẳn khách hàng.
Những sản phẩm được bày bán thưa thớt trong cửa hàng bao gồm những gói kẹo Trung Quốc giá rẻ tới những hàng hóa nhập khẩu đắt tiền như rượu ngoại, và những sản phẩm hiếm có như dao bếp hãng German Wusthof.
Giá cả ở đây nhìn chung không dành cho những người dân Triều Tiên bình thường. Thái độ tiếp đón thiếu niềm nở của nhân viên cửa hàng đối với những khách du lịch là nhà báo với máy ghi hình và dụng cụ quay phim cũng phần nào cho thấy rằng khách du lịch cũng không phải là ngoại lệ, không được đón chào.
Tuy vậy, tình hình khác đi rất nhiều ở cửa hàng Kwang Bok, một nơi nhộn nhịp và rộng rãi hơn rất nhiều so với Rak Won. Ở đây có những thang máy rộn ràng vận chuyển khách hàng mua sắm qua 3 tầng của một tòa nhà với đại sảnh rộng rãi trang trí quốc kỳ Triều Tiên.
Một siêu thị tại Thủ đô Bình Nhưỡng, Triều Tiên.
Sự xuất hiện của phóng viên nước ngoài ngay lập tức nhận được sự để ý từ phía bộ phận quản lý. Một cuộc tranh luận gay gắt giữa người bảo hộ (của nhóm phóng viên) và bên quản lý nổ ra trước khi tour được tiếp diễn.
Cửa hàng rất tấp nập vào chủ nhật, có một căng tin phục vụ thịt vịt, cua và cá. Rõ ràng nó rất được ưa chuộng do có sự tham dự của rất nhiều gia đình và những đôi tình nhân. Trong khi đó, một hàng dài chờ thanh toán tiền bia và rượu Soju và nhân viên thu ngân ở đây làm việc dưới màn hình ti vi chiếu về chiến tranh Triều Tiên.
Khách hàng mua thức ăn và đồ uống tại siêu thị ở Bình Nhưỡng.
Ở tầng ba, có một khu vui chơi giải trí dành cho trẻ em với cầu trượt bằng nhựa dựa vào những ngôi nhà đồ chơi, chân được ốp trang trí bởi những hình vẽ chiến binh, xe bọc thép và máy bay chiến đấu.
Trong chuyến đi giới thiệu về thủ đô, Bình Nhưỡng xuất hiện như một ngôi nhà hạnh phúc cho tầng lớp ưu tú của đất nước. Tiêu chuẩn sống ở đây rõ ràng cao hơn hẳn so với những người dân địa phương khác.
Theo Chương trình Lương thực Thế giới (Word Food Programme), khoảng 2/3 dân số đất nước 24 triệu dân này không được đảm bảo an toàn về lương thực, “ăn bữa nay, lo bữa mai”.
Theo Dantri
Trung Quốc lại phát hiện gạo nhiễm chất gây ung thư
Do đối mặt với sức ép lan rộng từ người dân, Cơ quan Giám sát an toàn thực phẩm thành phố Quảng Châu (Trung Quốc) đã phải công bố thông tin chi tiết về việc gạo nhiễm cadmium - loại chất có thể gây suy thận, bệnh xương và ung thư nếu người dùng ăn phải hoặc bị nhiễm độc qua da. Sau khi lấy 18 mẫu bày bán tại các chợ trong thành phố để giám định, các nhân viên kiểm tra phát hiện 8 mẫu gạo bị nhiễm hàm lượng cadmium quá mức.
Gạo bày bán tại chợ ở Quảng Châu
Quá trình kiểm tra được thực hiện trong thời gian 3 tháng từ tháng 1 đến tháng 3, nhưng đến thời gian gần đây kết quả mới được thông báo. Lúc đầu, nguồn gốc gạo nhiễm độc bị giữ kín, nhưng trước sức ép từ dư luận, Cơ quan Giám sát an toàn thực phẩm thành phố Quảng Châu đã phải công bố. Trong số 8 mẫu gạo bị phát hiện nhiễm độc có 6 mẫu ở tỉnh Hồ Nam, còn 2 mẫu ở hai nhà máy chế biến ở thành phố Đông Quan, tỉnh Quảng Đông.
Đây không phải là lần đầu tiên gạo nhiễm cadmium bị phát hiện tại Trung Quốc. Trước đó, hồi tháng 2 vừa qua, tờ Nanfang Daily đưa tin, hàng chục nghìn tấn gạo nhiễm cadmium có thể đã được tuồn ra thị trường tại tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc, kể từ năm 2009. Theo tờ báo này, trong số các nhà cung cấp gạo nhiễm độc có cả tập đoàn lương thực quốc doanh. Trong khi đó, Học viện khoa học nông nghiệp tỉnh Hồ Nam cho rằng, gạo nhiễm cadmium có thể do không khí, đất và nước bị ô nhiễm.
Đây là vụ mới nhất trong hàng loạt các vụ bê bối thực phẩm tại Trung Quốc, khiến nhiều người dân bày tỏ giận dữ về tình trạng quản lý an toàn thực phẩm của chính quyền nước này.
Theo ANTD
Triều Tiên phát động "cuộc chiến trồng lúa" Sau khi chủ động giảm nhẹ tình trạng chiến tranh, CHDCND Triều Tiên huy động sức dân khắc phục nạn thiếu hụt lương thực ở nước này. Tờ Rodong Sinmun của Đảng Lao động Triều Tiên đưa ra lời kêu gọi phát động một "cuộc chiến trồng lúa" để đất nước có thể tự túc về lương thực. Bài xã luận đăng hôm...