Người Triều Tiên đầu tiên bị dẫn độ đến Mỹ
Doanh nhân Mun Chol-myong bị Malaysia bàn giao cho Mỹ, trở thành người Triều Tiên đầu tiên bị dẫn độ tới nước này để xét xử.
Mun Chol-myong được chuyển giao cho Cục Điều tra Liên bang Mỹ ( FBI) tại Washington hôm 20/3, theo các tài liệu mà hãng thông tấn AP tiếp cận được. Ông này bị dẫn độ tới Mỹ sau khi tòa án Malaysia bác bỏ cáo buộc cho rằng cáo trạng nhắm vào ông mang động cơ chính trị.
Mun, một doanh nhân Triều Tiên ngoài 50 tuổi sống tại Malaysia trong 10 năm qua, bị cáo buộc rửa tiền thông qua các công ty bình phong, làm giả giấy tờ cho các tàu chở hàng bất hợp pháp và cung cấp xa xỉ phẩm từ Singapore đến Triều Tiên, vi phạm lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc. Mun phủ nhận toàn bộ cáo buộc.
Một thẩm phán liên bang ở Washington phát lệnh bắt Mun vào tháng 5/2019. Mun bị bắt ở Malaysia cùng tháng đó.
Chính phủ Malaysia được cho là đã đồng ý dẫn độ Mun, nhưng ông phản đối vì lo sợ không được xét xử công bằng ở Mỹ. Các luật sư của Mun cho rằng nỗ lực dẫn độ này mang “động cơ chính trị” và nhằm tăng áp lực lên chương trình tên lửa, hạt nhân Triều Tiên.
Video đang HOT
Tham tán Đại sứ quán Triều Tiên Kim Yu-song (trái) và Jagjit Singh, luật sư bào chữa của Mun Chol-myong tại tòa án ở Kuala Lumpur, Malaysia năm 2019. Ảnh: AFP .
Tuy nhiên, Tòa án Tối cao Malaysia hôm 9/3 bác các lập luận của Mun và cho phép dẫn độ ông này sang Mỹ. 10 ngày sau, Triều Tiên thông báo cắt quan hệ ngoại giao với Malaysia, gọi hành động của Malaysia là “tội ác không thể tha thứ” được thực hiện “một cách mù quáng” trước áp lực từ Mỹ.
Malaysia là một trong số ít đồng minh của Triều Tiên nhưng quan hệ giữa hai nước trở nên căng thẳng sau vụ người có tên trên hộ chiếu là Kim Chol bị sát hại tại sân bay Kuala Lumpur hồi năm 2017. Sau khi Bình Nhưỡng tuyên bố cắt quan hệ ngoại giao, đại sứ quán Triều Tiên ở Kuala Lumpur hạ cờ, tháo bảng hiệu và khóa cổng hôm 21/3. Các nhà ngoại giao Triều Tiên cũng đã rời khỏi cơ sở này.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki tuần trước cho biết các quan chức Washington đã liên hệ với Triều Tiên thông qua “một số kênh”, nhưng không nhận được bất kỳ phản hồi nào. Kim Yo-jong, em gái lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, cảnh báo chính quyền Tổng thống Joe Biden “tránh gây rắc rối ngay từ đầu” nếu muốn “ngủ ngon trong 4 năm tới”.
Nhân viên ngoại giao Triều Tiên rời Malaysia Triều Tiên cắt quan hệ ngoại giao với Malaysia Malaysia yêu cầu nhân viên ngoại giao Triều Tiên về nước
Nhà ngoại giao Triều Tiên kể hành trình đưa con gái đào tẩu
Ryu Hyun-woo, cựu quyền đại sứ Triều Tiên tại Kuwait, giả vờ đưa con gái đến trường, rồi đề nghị cô bé cùng bố mẹ đào tẩu sang Hàn Quốc.
Vợ chồng Ryu Hyun-woo, cựu quyền đại sứ Triều Tiên tại Kuwait, đào tẩu tới Hàn Quốc hồi tháng 9/2019, nhưng câu chuyện của họ được giữ bí mật tới tuần trước.
Trong quá trình công tác ở Kuwait, Ryu và vợ quyết tâm mang lại cho con gái "cuộc đời tốt đẹp hơn", nên đã lên kế hoạch đào tẩu trong khoảng một tháng. Ryu cho hay nếu bị phát hiện, họ có thể nhanh chóng bị đưa về Bình Nhưỡng và chịu các hình thức trừng phạt.
"Hãy cùng bố mẹ đi tìm tự do", Ryu nói với con gái khi giả vờ đưa cô bé tới trường. Con gái ông "đã sốc" trước lời đề nghị bất ngờ có thể thay đổi hoàn toàn cuộc sống của họ, nhưng "đồng ý" với bố.
Ryu lái xe đưa vợ con tới thẳng Đại sứ quán Hàn Quốc ở Kuwait xin tị nạn. Gia đình họ tới Hàn Quốc vài ngày sau đó. Ryu kể lại chuyện đào tẩu trong cuộc phỏng vấn với CNN được phát sóng hôm nay. Đây là lần đầu Ryu kể lại câu chuyện đào tẩu của mình.
Ryu Hyun-woo (giữa) khi còn là quyền đại sứ Triều Tiên tại Kuwait, cùng Ri Su-yong (trái), cựu ngoại trưởng Triều Tiên và Ahmed bin Yousef Al-Harthy (phải), thứ trưởng ngoại giao Oman. Ảnh: Yonhap.
Khoảng 30.000 người Triều Tiên đã đào tẩu sang Hàn Quốc, đa phần vượt biên qua Trung Quốc. Quan chức cấp cao Triều Tiên hiếm khi đào tẩu, dù Ryu tới Hàn Quốc chỉ hai tháng sau khi cựu đại sứ Triều Tiên tại Italy là Jo Song Gil cũng xin tị nạn ở Hàn Quốc.
Tae Yong-ho cũng là một quan chức cấp cao nổi tiếng khác của Triều Tiên đã đào tẩu năm 2016. Ông được bầu làm nghị sĩ đảng đối lập của Hàn Quốc năm ngoái, sau khi xuất bản cuốn hồi ký lọt vào danh sách những tác phẩm bán chạy nhất năm, khiến ông trở thành người nổi tiếng.
Sau hơn một năm sống ở Hàn Quốc, Ryu đã hỏi con gái thích điều gì nhất tại nơi ở mới. "Con thích việc mình muốn sử dụng Internet lúc nào cũng được", cô bé trả lời.
Ryu hiện lo ngại cho sự an toàn của gia đình nội ngoại hai bên vẫn còn ở Triều Tiên. Ông khóc khi nhắc tới người thân và mẹ, cụ bà 83 tuổi.
Ông trở thành quyền đại sứ Triều Tiên tại Kuwait vào tháng 9/2017, sau khi Kuwait thông qua nghị quyết trừng phạt Triều Tiên của Liên Hợp Quốc, đồng thời trục xuất đặc phái viên So Chang-sik.
Ryu đánh giá các lệnh trừng phạt quốc tế "rất mạnh mẽ và chưa từng có" đang đẩy Triều Tiên vào tình cảnh khó khăn. Ông tin rằng lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ không từ bỏ vũ khí hạt nhân, nhưng sẵn sàng đàm phán giảm bớt kho vũ khí để được nới lỏng lệnh trừng phạt quốc tế.
Hình ảnh các nhà ngoại giao Triều Tiên dọn hành lý rời khỏi Malaysia Sau khi Triều Tiên cắt đứt quan hệ ngoại giao với Malaysia, các nhà ngoại giao Triều Tiên đã thu dọn hành lý và lên xe buýt, rời khỏi tòa nhà đại sứ quán tại Malaysia vào ngày 21/3. Ông Kim Yu Song - tham tán Đại sứ quán Triều Tiên ở Malaysia - mang hành lý lên xe buýt để ra sân...