Người trẻ xa nhà “lười biếng” gọi điện về cho gia đình
Cuộc sống hiện đại, những đứa trẻ sẽ trưởng thành và rời xa vòng tay của bố mẹ để đến vùng đất, chân trời mới.
Ở nơi xa, vòng quay cuộc sống, những thú vui bao quanh khiến nhiều người sao nhãng đến việc hỏi thăm, quan tâm đến người thân của mình.
Bạn đang học tập, sinh sống tại một thành phố xa nhà. Công việc bận rộn, những cuộc hẹn, tụ tập bạn bè liên miên ngày nối ngày, đã bao giờ bạn “giật mình” nhận ra đã khá lâu bản thân chưa gọi điện để hỏi thăm bố mẹ?
Cuộc sống bận rộn khiến nhiều người không để tâm đến những cuộc gọi về cho gia đình. (Ảnh minh họa: MV Lớn Rồi Còn Khóc Nhè)
“Lười biếng” dù chỉ là một cuộc gọi
Tôi từng xem MV ca nhạc Lớn Rồi Còn Khóc Nhè của nam ca sĩ Trúc Nhân. Hình ảnh Trúc Nhân – đại diện cho những người trẻ luôn bận rộn trong cuộc sống, quay cuồng với deadline, với những áp lực công việc mà đôi khi hờ hững với người thân yêu, đặc biệt là người mẹ. Anh chàng vội vàng tắt máy khi thấy mẹ gọi điện. Và tôi bỗng thấy bóng hình của mình trong câu chuyện mà Trúc Nhân kể. Còn bạn thì sao?
Bạn đã từng cảm thấy mình “lười biếng” với việc gọi điện về cho bố mẹ, bạn thậm chí hoãn việc đó từ ngày này sang ngày khác. Thứ 2 đầu tuần nhiều việc thôi để mai sẽ gọi điện về, thứ 3 lại có hẹn đi ăn với đồng nghiệp, thứ 4 hội bạn thân lại rủ đi cafe,… cứ thế có khi 3 – 4 ngày, thậm chí cả tuần có người mới chợt nhớ ra mình đã lâu chưa gọi về cho bố mẹ. Cũng có những trường hợp bố mẹ đợi lâu không thấy con liên lạc liền chủ động gọi trước. Thế nhưng cũng chỉ là những câu hỏi han vội vã, lời hồi đáp qua loa: “Mấy hôm nay con bận quá”, “Con phải đi rồi, bố mẹ gọi lại sau nhé”,…
Nhiều người trẻ bận rộn và gặp không ít áp lực với công việc, cuộc sống. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Thế giới của người trẻ cũng có nhiều cuộc gặp gỡ, thú vui riêng. (Ảnh minh họa: Pinterest)
- “Tôi nhớ lại khoảng thời gian năm tôi 18 tuổi, khi ấy, lần đầu tiên xa nhà để đến một thành phố mới học tập, tôi lạ lẫm với mọi thứ xung quanh và nhớ nhà vô cùng. Suốt học kỳ I năm nhất đại học, tần suất tôi gọi điện về nhà có thể nói nhiều không đếm xuể. Thế nhưng, thời gian trôi đi, việc học dồn dập, tôi bắt đầu quen với nơi ở mới, con người mới. Những cuộc gọi hàng chục phút đồng hồ cho mẹ cũng rút ngắn chỉ còn vài phút. Ít dần, ít dần,… từ mỗi ngày gọi 1 lần xuống vài ngày gọi 1 lần. Đến thời điểm hiện tại, xa nhà đã hơn 10 năm, tôi nhận ra mình ngày càng ít gọi điện về cho gia đình.”
- “Mình xa nhà cũng đã được 4 năm. Khoảng 2 – 3 ngày mình gọi điện hỏi thăm sức khỏe bố mẹ 1 lần.”
- “Mỗi lần gọi điện, hỏi thăm sức khỏe bố mẹ rồi mình cũng tắt máy. Vì quả thật cũng không có nhiều chuyện để nói cùng bố mẹ. Có lẽ do mình đã trưởng thành, có nhiều vấn đề cũng ngại kể lể sợ bố mẹ lo lắng”.
Video đang HOT
Con ở xa, bố mẹ mong gọi điện thường xuyên để vơi nỗi nhớ. (Ảnh minh họa: Pinterset)
Có nhiều lý do mà người ta đưa ra để “trì hoãn” những cuộc gọi về cho gia đình. Bận rộn, không có chuyện gì để nói,… dù là lí do gì đó cũng có thể gọi là sự “lười biếng”. Tất nhiên, ai cũng có công việc của riêng mình, nhưng 1 cuộc gọi hay một tin nhắn cũng sẽ chẳng tốn kém quá nhiều thời gian. Chúng ta vẫn có thời gian sắp xếp những cuộc hẹn cafe, những buổi tụ tập bạn bè, thì sẽ chẳng khó khăn để cầm điện thoại lên và gọi về cho bố mẹ, hoặc đơn giản nhắn 1 tin để họ yên tâm.
Một cuộc gọi cho bố mẹ sẽ chẳng tốn bao nhiêu thời gian. (Ảnh minh họa: Pinterset)
Đừng bao giờ để yêu thương quá muộn
Khi chúng ta trưởng thành, cuộc sống vội vã, bận rộn khiến nhiều người cho rằng, việc gọi điện về cho bố mẹ giống như một báo cáo hàng ngày. Những cuộc gọi nhanh chóng, chỉ nói vài 3 câu đã vội tắt máy. Về phía những người trẻ là như thế, nhưng ở đầu dây bên kia, với bố mẹ việc nhận được cuộc gọi từ con là điều vô cùng quý giá. Đứa con bé bỏng ngày nào cũng cần chăm bẵm nay đã trưởng thành và sống ở 1 nơi xa lạ, bố mẹ lo hôm nay trời nắng mưa thất thường con đi làm vất vả, đứng ngồi không yên chẳng biết con đã ăn cơm chưa, có nhịn đói, có bị ốm, bị mệt,… hay không?
Người lớn tuổi đôi khi chỉ mong chờ tin tức con cái nơi xa mà đứng ngồi không yên. (Ảnh minh họa: Pinterset)
Hạnh phúc của bố mẹ là được trò chuyện, mong con dù ở xa vẫn bình an, khỏe mạnh. (Ảnh minh họa: Pinterset)
Tôi đã từng đọc được một bình luận như sau: “Bố mẹ thường gọi cho tôi trước, đều đặn một tuần 2 lần, đều đặn đến mức tôi coi nó là thói quen, coi nó là nghiễm nhiên, và rằng tôi đã từng nghĩ chẳng cần gọi về nhà đâu, vì kiểu gì thì hai người cũng liên lạc với tôi thôi mà.” Vậy đấy, bố mẹ luôn nhớ và mong chờ những cuộc gọi từ chúng ta. Nhưng đó là khi bố mẹ còn khỏe, còn có thể gọi điện cho ta, sẽ thật tồi tệ nếu 1 ngày họ bị ốm hay chẳng thể gọi điện cho bạn thường xuyên nữa.
Hãy thường xuyên gọi điện về cho gia đình khi còn có thể. (Ảnh minh họa: Pinterset)
Vậy nên, cuộc sống dù có bộn bề đến đâu, chúng ta cũng sẽ có đôi ba phút rảnh rang, hãy nhấc điện thoại lên và gọi về nhà, có thể chẳng cần nói gì cao sang, tình cảm, chỉ vài câu trần thuật kể về cuộc sống của bạn thôi, hay đơn giản hỏi: “Bố mẹ đã ăn cơm chưa”, “Bố mẹ đang làm gì”, … cũng đã khiến những người làm cha, làm mẹ yên tâm và hạnh phúc.
Hãy chia sẻ ở phần bình luận ngay bên dưới cùng YAN nhé. Ngoài ra, những thông tin hấp dẫn sẽ liên tục được cập nhật tại Cú Đêm!
Cuộc sống hối hả ai cũng bận rộn với công việc của chính mình. Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể sắp xếp thời gian để gọi điện cho gia đình. Ta sẽ chẳng biết chuyện gì sẽ xảy ra vào ngày mai, vì vậy, hãy luôn yêu thương, quan tâm, hỏi han đến người thân của mình. Ngày nào còn nhận được cuộc gọi từ gia đình đó là niềm hạnh phúc, hãy trân trọng những khoảnh khắc đáng quý.
Cô nàng bị mẹ chồng tương lai không ưa chỉ vì để kiểu tóc "hot trend"
Duyên số luôn là điều khiến mỗi người trong chúng ta cảm thấy kỳ diệu. Giống như câu chuyện của Nguyễn Thị Như Lan (28 tuổi, TP Hồ Chí Minh) dưới đây, cô đã lấy luôn con trai của vị giáo viên từng không ưa mình năm lớp 9. Câu chuyện thú vị về hành trình làm dâu này được chính hai mẹ con chia sẻ tại chương trình Mẹ Chồng Nàng Dâu.
Chị Nguyễn Thị Như Lan và cô Tô Thị Yến từng có nhiều câu chuyện hài hước về câu chuyện mẹ chồng - nàng dâu. (Ảnh: Mẹ Chồng Nàng Dâu)
Được biết, cách đây hơn 10 năm, Như Lan khi đó đang ôn thi cấp 3 đã đến nhà thầy giáo học thêm. Thời điểm đó, cô Tô Thị Yến là vợ thầy cũng phụ giúp chồng trong việc quản lý lớp. Với sự nghiêm khắc của mình, cô Yến khiến bao học sinh phải run sợ. Đặc biệt, Lan còn khiến cô khó chịu bởi kiểu tóc nhiều tầng, thỉnh thoảng còn nhuộm highlight.
Như Lan khiến cô Yến có ấn tượng xấu vì trong tâm niệm của cô, tóc tai phải gọn gàng. (Ảnh: FB Nguyễn Thị Như Lan)
Ấn tượng không tốt của cô Yến về con dâu tương lai kéo dài đến khi con trai tốt nghiệp bác sĩ. Lúc ấy, cô khá bất ngờ vì Lan cũng xuất hiện tại đây. Nghĩ bụng, cô tưởng Như Lan cũng muốn theo ngành Y nên mới đến "xin vía". Ai ngờ, đây là người mà con trai cô Yến đã yêu thương từ lâu.
Thì ra, vì cô khoe có hai con học rất giỏi nên Lan đã xin yahoo anh Khải - con trai cô Yến để dễ trao đổi, học tập. Tuy nhiên, nói chuyện một thời gian dài, cả hai đã nảy sinh tình cảm và thành một đôi. Lúc biết chuyện này, cô Yến không phản đối nhưng rất nghiêm khắc, cô muốn Lan đi theo nề nếp của gia đình.
Từ sự ngưỡng mộ, Như Lan và Khải "bén duyên" lúc nào không hay. (Ảnh: FB Nguyễn Thị Như Lan)
Tuy nhiên, là một cô gái có lý tưởng riêng, dù được mẹ chồng "bật mí" cho học Y nhưng Lan vẫn quyết thi Ngoại thương. Thậm chí, đến năm 3 Đại học, cô còn tập bán mỹ phẩm, quần áo online. Điều này càng khiến cô Yến không vui. Những bức xúc khi bị mẹ chồng tương lai nói lời khó nghe đã giúp Lan trở nên bản lĩnh, ngày càng tốt lên từng ngày.
Chuyện chưa dừng lại ở đó, cô Yến còn đến tận nhà bố mẹ Lan để nói về việc Lan không tập trung học mà quá đam mê kinh doanh. Hành động của "chị sui tương lai" khiến bố mẹ Lan kinh ngạc, không hiểu chuyện gì đang xảy ra. May thay, Lan tuy làm nhiều việc một lúc nhưng vẫn rất giỏi, còn ra trường trước thời hạn.
Hai vợ chồng Khải - Như Lan quyết định kết hôn vào năm 2016. (Ảnh: FB Nguyễn Thị Như Lan)
Sau khi ra trường, Như Lan cùng Đỗ Quang Khải quyết định về chung một nhà sau 6 năm hẹn hò. Đến hiện tại, sau 7 năm kết hôn, cặp đôi đã có với nhau 3 "tiểu công chúa" và đang cùng điều hành bệnh viện thẩm mỹ của gia đình.
Tuy nhiên, hành trình làm dâu của Như Lan không đối diện với không ít sóng gió. Vì hai mẹ con không thường xuyên trò chuyện và gặp gỡ, lại có ấn tượng không tốt nên mọi chuyện con trai làm cô Yến đều nghĩ do Lan xúi giục, nhất là khi anh bất ngờ muốn chuyển từ bác sĩ Đa khoa sang làm thẩm mỹ.
Sự khó tính của mẹ chồng là động lực giúp Như Lan cố gắng, không vì khó khăn mà bỏ cuộc. (Ảnh: FB Nguyễn Thị Như Lan)
Cô Yến thỉnh thoảng cũng giận con dâu cho đến khi cháu nội lần lượt ra đời. Với tính chất công việc bận rộn, vợ chồng Khải - Lan thường xuyên phải nhờ ông bà trông bọn trẻ giúp. Vì vậy, mẹ chồng và nàng dâu cũng có cơ hội để kết nối với nhau nhiều hơn.
"Tôi nghĩ là mình thương cháu mình, mà con dâu là người sinh ra cháu thì tôi thương cả con dâu. Tôi không mắng con dâu bao giờ vì làm như vậy thì mẹ chồng nàng dâu lại xích mích, con trai mình ở giữa nó buồn, rồi lại ảnh hưởng đến bệnh nhân, khách hàng", cô Yến tâm sự.
Nhờ con mà Như Lan và mẹ chồng dần hiểu và kết nối được với cảm xúc của nhau. (Ảnh: FB Nguyễn Thị Như Lan)
Về phía Như Lan, cô cũng rất xúc động khi có một người mẹ chồng tâm lý. Như Lan thổ lộ: "Mẹ chỉ hay nói và bề ngoài thì tỏ ra khó tính nhưng trong lòng luôn lo lắng cho mình. Đó là điều không phải ba mẹ chồng nào cũng làm cho con dâu. Ba mẹ chồng giúp đỡ mình rất nhiều, giúp mình chăm sóc các cháu, rồi thỉnh thoảng còn sang dọn dẹp nhà cửa, mang đồ ăn sang cho.
Bản thân mình từ ngày về làm dâu chưa nấu ăn cho ba mẹ bữa nào, chưa rửa ráy, dọn dẹp bao giờ, cũng ít khi đối thoại trực tiếp với mẹ nhưng mẹ không hề trách móc". Ngoài ra, cô cũng gửi lời cảm ơn đến mẹ chồng, hy vọng bà sẽ bớt lo cho con cháu mà quan tâm đến sức khỏe bản thân nhiều hơn.
Cô Yến rất thương con dâu vì công việc bận rộn, kết hôn 7 năm sinh liền 3 đứa con nên không có nhiều thời gian cho bản thân. (Ảnh: Mẹ Chồng Nàng Dâu)
Kể từ khi thành công, vợ chồng Lan cũng thường báo hiếu cho bố mẹ. Họ mua một căn chung cư mới, thường xuyên tặng quà và đưa bố mẹ đi du lịch nước ngoài. Điều này khiến cô Yến càng yêu quý và thêm thương cô con dâu thảo hiền.
Có thể nói, dù gặp nhiều hiểu lầm trong quá khứ nhưng đến hiện tại, cả cô Yến và Như Lan đều đã hiểu cho đối phương, không còn những "áp đặt" về suy nghĩ.
Vợ chồng Như Lan sau khi thành công đều hết mực lo cho ba mẹ. (Ảnh: FB Nguyễn Thị Như Lan)
Bạn nghĩ sao về câu chuyện mẹ chồng - nàng dâu dễ thương này? Hãy chia sẻ bằng cách để lại bình luận ngay bên dưới nhé.
Chăm mãi cây mới ra hoa, mẹ chồng lại mang dao ra chặt thẳng, tôi trách bà nhưng tuần sau thầm cảm ơn Đi công tác 5 hôm, 2 bụi cây nở đầy hoa của tôi giờ chỉ còn mỗi gốc. Hỏi chồng mới biết tôi vừa đi công tác, mẹ đã xách dao ra chặt hai cây đó ném ra thùng rác. Sau khi xây nhà xong, có khoảng sân vườn rộng nên tôi muốn trồng ít hoa, cây cảnh cho đẹp nhà. Nhưng vì...