Người trẻ vào bản “ba cùng” với những hoàn cảnh khó khăn
Để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn trong đại dịch Covid-19, Tỉnh đoàn Yên Bái đã phát động phong trào “Ba đến – Ba cùng” trên địa bàn toàn tỉnh từ 22.4 đến hết năm 2020, để ‘không ai bị bỏ lại phía sau’.
Cán bộ Đoàn tỉnh Yên Bái đến giúp dân trong mùa dịch Covid-19 – ẢNH NHẬT NAM
Chia sẻ với PV Thanh Niên, anh Triệu Trí Lộc, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh đoàn Yên Bái, cho biết phong trào “Ba đến – Ba cùng” được Ban Thường vụ Tỉnh đoàn triển khai tới các cấp bộ đoàn trong tỉnh từ tháng 4 đến hết tháng 12.2020.
Phong trào nhằm phát huy tốt vai trò của các cấp bộ Đoàn, Hội, Đội trong tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh; nâng cao vai trò, trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với cộng đồng, với gia đình người có công với cách mạng; chung tay cùng cấp ủy, chính quyền các cấp, huy động tối đa các nguồn lực xã hội để chăm lo, hỗ trợ cho các hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, hộ gia đình chính sách trong và sau thời gian diễn ra dịch bệnh Covid-19.
Chị Đoàn Thị Thanh Tâm, Bí thư Tỉnh đoàn, đến thăm hỏi 1 hộ gia người có công tại thôn Khe Rộng, xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên – ẢNH NHẬT NAM
Theo đó, “Ba đến” là đến tuyên truyền về các thông tin phòng, chống dịch bệnh; đến hỗ trợ đoàn viên, thanh thiếu nhi, học sinh; và đến tuyên truyền về tảo hôn, hôn nhân cận huyết, các chỉ thị, nghị định mới nhất…
“Ba cùng” là cùng chia sẻ với nhân dân có hoàn cảnh khó khăn trong và sau mùa dịch;… cùng hỗ trợ lao động sản xuất cho nhân dân; và cùng bảo vệ môi trường, hướng dẫn vệ sinh nhà cửa phòng, chống dịch bệnh…
Sau khi phong trào được phát động, từ 25.4, các huyện, thị, thành Đoàn đồng loạt ra quân hưởng ứng phong trào “Ba đến – Ba cùng” tại 13 xã trên địa bàn 9 huyện, thị, thành phố. Tại đây, 9 đội thanh niên tình nguyện tại 9 thôn trong xã thăm hỏi và tặng quà cho 60 hộ nghèo, hộ gia đình chính sách; mỗi suất quà gồm gạo, nhu yếu phẩm, khẩu trang và tờ rơi tuyên truyền phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Nhiều hoàn cảnh thương tâm
Video đang HOT
Tại thôn Bo, xã Lang Thíp, huyện Văn Yên, có 1 gia đình chỉ có 2 cụ già tàn tật sống với nhau trong túp lều rách nát. Cụ ông tên Đặng Văn Cố (75 tuổi) sống cùng cụ bà 72 tuổi, không có người thân thích. Cả 2 cụ đều tật nguyền, người nhỏ thó, chỉ có thể đi vào rừng kiếm được cái gì ăn cái đó.
Gia đình cụ Đặng Văn Cố cả 2 vợ chồng đều tật nguyền – ẢNH NHẬT NAM
Gia cảnh nghèo khó của vợ chồng cụ Đặng Văn Cố – ẢNH NHẬT NAM
Thanh niên đến giúp cụ Cố dọn dẹp lại nhà cửa – ẢNH NHẬT NAM
Ngoài gia đình vợ chồng cụ Cố, gia đình bà Hứa Thị Tre (thôn Tông Mộ, xã Khánh Thiện, huyện Lục Yên) cũng là gia đình hộ nghèo, nhà có hai chị em đều tàn tật, không có khả năng lao động. Vì thế, hai chị em bà Tre chỉ sống ở túp lều tạm bợ được nhân dân trong thôn hỗ trợ dựng giúp.
Đại diện Đoàn thanh niên đến thăm hỏi, tặng quà gia đình bà Hứa Thị Tre – ẢNH NHẬT NAM
Tương tự, gia đình anh Vi Văn Dụng (thôn Tông Mộ, xã Khánh Thiện, huyện Lục Yên) thuộc gia đình hộ nghèo, 2 bố con đều dị tật bẩm sinh, không có khả năng lao động, sinh hoạt của gia đình trông chờ vào người vợ đi làm công nhân khu công nghiệp. Gia đình anh Dụng có con là bé Vi Đức Cảnh, học sinh lớp 7, nhiều năm liền là học sinh tiên tiến.
Thanh niên đến thăm hỏi tặng quà gia đình anh Vi Văn Dụng – ẢNH NHẬT NAM
Anh La Văn Ngộ (thôn Co, xã Khánh Thiện, huyện Lục Yên) là gia đình hộ nghèo, có 4 khẩu, vợ bị câm điếc, chồng dị tật bẩm sinh nhưng đang nuôi 2 con nhỏ. Bé La Việt Tuấn, con trai anh Ngộ, nhiều năm liền là học sinh tiên tiến. Con trai thứ 2 là bé La Tuấn Anh, đang theo học lớp 4 tuổi. Sinh hoạt cả gia đình chỉ trông chờ vào nguồn trợ cấp xã hội. – ẢNH NHẬT NAM
Học sinh Thủ đô quyên góp thực phẩm giúp đỡ người nghèo chống dịch Covid-19
Mong muốn giúp đỡ những mảnh đời khó khăn trong dịch bệnh, các bạn trẻ thuộc tổ chức Hanoi Food Rescue đã cùng nhau trao đi những phần quà đầy tình thương và ý nghĩa.
Với mô hình "cứu trợ thực phẩm", Hanoi Food Rescue được thành lập bởi một nhóm các bạn học sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Nhiệm vụ chính của tổ chức là tận dụng nguồn thức ăn dư thừa còn nguyên vẹn hình thức, chất lượng, đảm bảo vệ sinh từ các nhà hàng, khách sạn mang đến cho những mảnh đời cơ nhỡ, khó khăn.
Trong đó, Tet Donation là sự kiện quy mô lớn nhất trong năm của tổ chức. Từ ngay sau dịp Tết Nguyên đán, các bạn trẻ đã gây quỹ ủng hộ và kêu gọi quyên góp tiền, sách vở và bánh kẹo với mục đích mang đến một cái Tết muộn nhưng ý nghĩa cho những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Thành viên nhóm Tet Donation đang hướng dẫn người dân
Đỗ Gia Khánh, học sinh lớp 10 Tin trườngTHPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, đại diện Ban Truyền thông Tet Donation 2020 cho biết,theo dự định ban đầu, tổ chức sẽ thực hiện một chuyến từ thiện tại một trường học tại tỉnh Thái Nguyên.
Tuy nhiên, với diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, chuyến đi ủng hộ của các bạn trẻ đã tạm thời phải hoãn lại. Thay vào đó, các bạn đã quyết định dành tặng số tiền quyên góp được cho những người bị ảnh hưởng trong thời điểm dịch bệnh.
Nguyện vọng của tổ chức là có thể lan tỏa những thông điệp tốt đẹp đến với cộng đồng, cùng chia sẻ yêu thương và vượt qua dịch bệnh
Vào ngày 27/04 vừa qua, tổ chức đã trao tận tay 500 suất ăn cho các bệnh nhân xóm chạy thận Hà Nội.
Nhận biết được sự khó khăn khi bị hạn chế đi lại, không còn những công việc lặt vặt để mưu sinh, và những thiếu thốn về vật chất của bệnh nhân trong xóm, các bạn trẻ mong muốn có thể góp sức mình giúp các bệnh nhân an tâm chữa bệnh.
Cùng ngày, tổ chức cũng đã ủng hộ số lượng gạo, trứng và rau có giá trị lên tới 5 triệu đồng cho hệ thống Siêu thị Hạnh phúc 0 đồng-một hệ thống mô hình được thành lập trên cả nước nhằm cung cấp nguồn lương thực, nhu yếu phẩm cho những người cần giúp đỡ trong thời điểm đại dịch Covid-19.
Cụ thể, mỗi khách hàng sẽ được lựa chọn 5 sản phẩm khác nhau như gạo, muối, lạc,.... với tổng giá trị đơn hàng là 100 nghìn đồng, nhưng sẽ chỉ cần trả 0 đồng cho siêu thị.
Các thành viên trong nhóm Tet Donation tích cực hoạt động từ thiện giúp người nghèo
Bạn Phương Phương, đại diện nhóm chia sẻ: "Dù còn là học sinh cấp 3, số lượng đóng góp không quá lớn nhưng chúng mình hy vọng có thể góp phần nào đó giúp mọi người vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Nguyện vọng của tổ chức là có thể lan tỏa những thông điệp tốt đẹp đến với cộng đồng, cùng chia sẻ yêu thương và vượt qua dịch bệnh."
Thầy trò góp tiền mở ATM gạo tại cổng trường giúp người khó khăn Thêm 1 cây "ATM gạo" được đặt tại cổng trường đại học ở Cần Thơ để hỗ trợ sinh viên và người dân đang gặp khó khăn. Người dân nhận gạo từ ATM gạo cổng Trường đại học Tây Đô sáng 29 - 4 - Ảnh: THÙY TRANG Đó là số tiền mà giáo viên, công nhân viên ở trường ĐH Tây Đô...